Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.37 MB, 65 trang )
1.2.
Giới thiệu nhà máy xử lí nước cấp Đankia-Suối Vàng
1.2.1. Vị trí, chức năng
Nhà máy nước cấp Đankia nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 17 km
về phía tây-bắc, được xây dựng gần hồ Đankia.
Hình 2. Vị trí nhà máy xử lý nước cấp
Nguồn: Lê Kiều Phượng
1.2.2. Lịch sử hình thành
Cơng trình cấp nước sạch Đankia được khởi cơng xây dựng từ năm
1980 và hoàn thành vào năm 1984. Nhà máy này xử lý nước thô từ hồ Đankia, sau
đó bơm nước sạch đến bể chứa đồi Tùng Lâm có dung tích 5.000m3 và từ đó đến
các bể chứa có sẵn của thành phố. Từ những bể này, nước sạch được cung cấp cho
các khu vực của thành phố.
Công trình cấp nước sạch Đankia có cơng nghệ và trang thiết bị hiện
đại, đã cải thiện việc cung cấp nước sạch với chất lượng tốt cho thành phố Đà Lạt
với công suất tối đa 25.000 m3/ngày cho dân số thiết kế khoảng 179.000 người. Dự
án cũng chuẩn bị quỹ đất dự phòng dành cho việc mở rộng hệ thống với công suất
tối đa 45.000m3/ngày cho dân số tương lai khoảng 250.000 người.
2
1.2.3. Cơng trình cấp nước sạch Đankia
Bao gồm:
-
Trạm bơm nước thô với 5 tổ máy tại hồ Đankia, 1 trạm biến áp và 1 đường
ống chuyển tải nước thô giữa trạm bơm nước thô đến nhà máy xử lý;
Nhà máy xử lý nước sạch với công suất 25.000m 3/ngày, đặt tại vị trí gần
-
bờ hồ gồm: bể trộn và phân phối, 3 bể lắng gia tốc, 6 bể lọc nhanh phổ thơng
(lọc hở) có mái che, 1 bể chứa nước sạch 3.000m 3, trạm bơm nước sạch với 6
tổ máy và một trạm biến áp;
-
Đường ống chuyển tải nước sạch Ø600 dài 7.200m từ trạm bơm nước sạch
đến bể chứa Tùng Lâm;
Bể chứa nước sạch dung tích 5.000m3 đặt tại đồi Tùng Lâm (Pin Thouard)
-
với cao trình đáy bể là 1560m;
-
Đường ống chuyển tải từ bể chứa Tùng Lâm về thành phố Đà Lạt gồm
2,8km ống thép Ø600, tiếp theo phân thành 2 nhánh: nhánh 1 gồm 5,4km
ống thép Ø500 phân tiếp thành 2 nhánh Ø300 dài 6,5km (cấp nước cho các
bể Hùng Vương, Gougal và Dinh 1) và nhánh 2 gồm 1km ống thép Ø500 và
2km ống Ø300
1.3.
Mô tả công nghệ xử lý của nhà máy
1.3.1. Sơ đồ tổng quát công nghệ xử lý
Đầu tiên trạm bơm cấp 1 bơm nước lên từ hồ Đankian qua hệ thống đo
lưu lượng nước thơ đến bể hòa trộn phân phối trước sẽ được châm các hóa chất
phèn, vơi, clo (tác dụng châm phèn, vơi để q trình keo tụ xảy ra ở bể lắng và
châm clo để tiêu diệt các vi sinh vật, vi khuẩn đầu vào trong nước thô) thì bể hòa
trộn phân phối trước sẽ diễn ra q trình hòa trộn hóa chất và q trình keo tụ tạo
bơng.
3
Hình 3. Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ xử lý nước Đankia
Nguồn: Nguyễn Vân Khánh
Nước từ bể hòa trộn phân phối trước được dẫn về bể lắng gia tốc, nước sau
lắng sẽ được dẫn tiếp đến bể hòa trộn phân phối sau, tại đây sẽ châm vôi vào để
nâng pH của nước lên 6,5-8,5 và châm clo để duy trì một lượng clo khử trùng trong
đường ống. Nước từ bể hòa trộn phân phối sau sẽ được dẫn về nhà lọc (nhà lọc sẽ
chứa các đơn nguyên sau: bể hòa trộn phân phối trước, bể hòa trộn phân phối sau và
hệ thống 6 bể lọc). Nước sau quá trình lọc sẽ được dẫn về một bể chứa nước sạch
3000m3 . Trạm bơm cấp 2 có chức năng sẽ bơm nước từ bể chứa này ra một bể chứa
lớn hơn có thể tích 5000 m3 và dẫn về mạng lưới nước thành phố. Trong quá trình
xử lý, bùn ở bể lắng gia tốc và nhà lọc sẽ được dẫn xuống bể lắng bùn và được đưa
trở lại hồ Đankia.
4
1.3.2. Bể hòa trộn phân phối, bể lọc
Bể hòa trộn phân phối sau có 3 hố thu, một hố thu nước vào chỉ để dẫn
nước thơ, có 1 đường ống dẫn ra bể lắng, có hệ thống châm phèn. Ngăn cách
cách các hố thu là các vách ngăn để phân phối đều lượng nước. Nước sau khi
qua bể lắng gia tốc sẽ được dẫn về bể hòa trộn sao. Do tiết kiệm diện tích đất
người ta xây dựng bể hòa trộn trước và bể hòa trộn sau liền kề nhau.
Hình 4. Bể hòa trộn phân phối
Nguồn: Đặng Thị Cẩm Nhung
Nhà máy sử dụng một loại bể lọc là bể lọc nhanh có một lớp vật liệu lọc
là thạch anh. Nước được phun lên từ chính giữa bể, theo nguyên tắc của trọng lực
theo phương và chiều từ trên xuống dưới thì những hạt cặn nhỏ li ti, những hạt chất
bẩn sẽ được giữ lại ở trên lớp bề mặt, còn nước sạch được thu lại ở dưới đáy bể.
Trong quá trình hoạt động, sau một khoảng thời gian thì lớp bề mặt sẽ bị bịt kín bởi
những hạt chất bẩn làm hiệu quả lọc của bể sẽ giảm đi, chúng ta sẽ rửa ngược nước
và thu ở 2 máng.
5
Hình 5. Bể lọc
Nguồn: Phạm Ngọc Minh Trinh
Hệ thống Xen-sơ đầu dò mực nước gồm có 5 con mắt lọc, người ta duy
trì mực nước trong bể lọc thường ở con mắt giữa. Khi mà mực nước của bể dâng lên
cao đến con mắt ngắn nhất thì hiệu quả lọc nước của bể lọc sẽ giảm đi và chúng ta
tiến hành quá trình rửa ngược bằng cách đóng hệ thống van thu nước đầu vào và
đầu ra của bể lọc và khởi động hệ thống rửa ngược. Nguyên tắc của quá trình rửa
ngược chỉ ngược lại với quá trình lọc, lợi dụng lực của nước và khơng khí đi từ đáy
bể lên theo phương và chiều ngược lại của trọng lực, lớp nước đó sẽ được dẫn về
hai bể thu nước và được dẫn về một bể lắng thải. Tương tự khi mà mực nước của bể
rút xuống đến con mắt dài nhất thì bể hoạt động rất nhanh, sẽ kéo theo 1 lượng cát
không tốt cho quá trình lọc.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động chung: bể phân phối, bể lọc
Nước thô được dẫn từ đường ống số 1 vào bễ hòa trộn phân phối trước,
theo đường ống số 2 qua bể lắng, quá trình lắng diễn ra. Sau quá trình lắng nước
theo đường ống số 3 đến bễ hòa trộn phân phối sau và theo hệ thống 2 máy phân
dẫn về 6 bể lọc.
6
Hình 6. Sơ đồ nguyên lý hoạt động: bể phân phối, bể lọc
Nguồn: Nguyễn Thành Trung
Trong mặt cắt của bể lọc thì được thấy những thứ tự như sau: số 6 là hố
dẫn nước vào, nước từ đầu vào bể lọc sẽ phun lên, đi ngược xuống. Chiều cao của
lớp vật liệu lọc của bể lọc là 1,1 m và có các kích cỡ hạt khác nhau. Dưới đáy bể có
hệ thống số 9 là hệ thơng thu nước đầu ra ở bể lọc và dẫn qua đường ống số 10. Có
hệ thống bơm thỏi khí được đặt trên hệ thống số 7 trên lớp cát bề mặt và hệ thống
bơm nước rửa ngược số 8 được đặt dưới đấy bể. Có 2 máy thu nước, khi mà bể lọc
hoạt động kém thì ta cách ly bể lọc với các bể khác bằng cách đóng hệ thống van
thu nước đầu vào và đầu ra là số 6 và số 9. Sau đó tiến hành khởi động hệ thống số
7 là hệ thống bơm thổi gió (trong 5 phút), nó sẽ sử dụng lực của khơng khí để xáo
trộn lớp cát bề mặt lên, tiếp theo hệ thống bơm số 8 được khởi động và lực của
nước sẽ đưa những chất bẫn đã được tách liên kết ra với những hạt cát lên trên bề
mặt (giai đoạn này được tiến hành trong 10 phút). Tắt hệ thống bơm thổi gió đi chỉ
sử dụng hệ thông bơm nước rửa ngược số 8 (diễn ra trong vòng 10 phút) và hệ
thống số 8 sẽ đưa toàn bộ những chất bẩn lên 2 máy thu nước rửa ngược.
Để duy trì hoạt động tốt thì chúng ta tự tiến hành rửa 1 ngày 1 lần ở tất cả các bể.
7
1.3.3. Bể lắng gia tốc
Bể lắng Accelator là một loại bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng, có hình
dạng và cấu tạo bên ngồi như là một cái bể lắng đứng.
Hình 7. Sơ đồ nguyên lý hoạt động bể lắng Accelator (bể lắng gia tốc)
Nguồn: Nguyễn Vân Khánh
Nước từ bể hòa trộn và phân phối đã được châm các hóa chất phèn, vơi
thì các hóa chất này sẽ giúp cho quá trình keo tụ tạo bơng xảy ra ở trong nước và nó
xảy ra đồng thời ở vùng số 2. Trong hệ thống accelator người ta đặt hệ thống cánh
khuấy với vận tốc 3,8 vòng/phút và dưới tác dụng của cánh khuấy đó thì q trình
keo tụ tạo bơng xảy ra, những hạt bơng cặn có kích thước lớn sẽ lắng dưới đáy bể;
những hạt bơng cặn có kích thước nhỏ hơn sẽ theo chuyển động của dòng nước đi
qua khe băng và tiến lên vùng thứ 4 là vùng thứ cấp.
8
Hình 8. Một góc của bể lắng gia tốc
Nguồn: Võ Nguyễn Thành An
Quá trình lắng xảy ra khắp nơi trong bể. Vùng thứ cấp sẽ tràn qua thành
vách xung quanh hình chóp xuống vùng số 5 là vùng lắng và nó đi ngược lên trên.
Do ngun lý hoạt động nó sẽ hình thành lớp cặn lơ lửng, giúp cho bể lắng tiết kiệm
hóa chất so với những bể lắng khác, có 1 đám mây bùn ở xung quanh vùng số 5
(vùng lắng phía ngồi) có tác dụng như một lớp vật liệu lọc như tấm vải mùng, khi
mà sự chuyển động của những hạt phía dưới lên trên theo phương và chiều thẳng
đứng thì nó va chạm vào những đám mây bùn, phản lực quay ngược lại, chúng va
chạm vào nhau vơ tình hình thành q trình tạo bơng lần nữa nên q trình lắng tiếp
tục xảy ra. Những hạt cặn rất nhỏ đi qua được lớp bơng cặn thì lớp nước bên trên rất
trong, phía dưới là 1 đám bùn. Nước sau quá trình lắng được dẫn qua máng thu số 6
và dẫn về bễ hòa trộn phân phối sau. Đặt 2 hệ thống thu bùn lưng, có 4 cửa thu bùn
lưng và một hệ thống thu bùn đáy ở dưới đáy bể.
1.3.4. Trạm hóa chất
Trạm hóa chất là nơi chứ kho hóa chất, phía trên là kho chứa phèn nhơm,
vơi bột; bên tay trái là kho chứa clo và các phòng chứa các bơm định lượng.
9
Hình 9. Bảng định lượng phèn
Nguồn: Nguyễn Vân Khánh
Phèn nhôm, vôi bột mua về ở dạng khô được chứa trên kho và trong 1
kho sẽ có bể hòa trộn. Chúng ta dùng lượng hóa chất khơ hòa trộn vào nước, có hệ
thống cánh khuấy để đánh tan nó ra. Có 2 bể vơi và 2 bể phèn, mỗi lần sử dụng 1
bể, 1 bể để dự phòng. Nồng độ phèn là 7,1%, nồng độ vôi là 3%.
Clo phải chuyển hóa thành dạng lỏng, lượng clo được dùng để khử trùng
nước đầu vào và duy trì lượng clo trong đường ống.
1.3.5. Trạm bơm cấp 1
Trạm bơm nước thô đầu và là hệ thống trạm bơm thu nước mặt gần bờ.
Trong trạm bơm cấp 1 chứa các hệ thống như sau:
+ Hệ thống 5 tổ máy bơm nước thô có cơng suất 450 m 3/h, 3 máy sẽ hoạt
động, 2 máy để dự phòng.
+ Có 4 cửa thu nước đặt ở 4 cao độ khác nhau để thu được những lưu lượng
nước tối ưu chứa vào 1 hầm chứa nước và những cái bơm sẽ dẫn nước lên khu xử lý
(cao độ khoảng 16m) .
+ Hệ thống bình chống va có tác dụng trong q trình hoạt động khi xảy ra
những sự cố như mất điện đột ngột thì áp xuất của nước được dẫn lên khu xử lý sẽ
10
dồn ngược lại rất lớn, gây nức vỡ đường ống, gây cháy nổ máy bơm, giảm ma sát
của nước khi nước dồn ngược lại.
+ Bình hút chân khơng có tác dụng mòi nước khi bơm, vào mùa nắng lưu
lượng nước sẽ giảm thấp đi, nước không tự động tràn vào cửa thu nước, lưu lược
tràn vào ít khơng đủ lưu lượng cho máy bơm hoạt động hết công xuất.
+ Van điều chỉnh 4 cửa thu nước có cao độ khác nhau.
+ Lưới chắn rác được hiệu chỉnh bằng tay quay.
Hình 10. Trạm bơm cấp 1
Nguồn: Võ Nguyễn Thành An
Hình 11. Bình chống va
Hình 12. Van lấy nước
Nguồn: Võ Nguyễn Thành An
11
1.3.6. Trạm bơm cấp 2
Nước từ bể lọc sẽ được chứa vào bể có dung tích 3000m3, trạm bơm cấp 2
có nhiệm vụ bơm nước từ trong bể đó ra đài chứa nước ở Tùng Lâm dung tích
5000m3, từ đài chứ nước sẽ tràn về mạng lưới phân bố nước của thành phố.
Trong trạm bơm cấp 2 có 2 gian:
+ Gian 1: chứa 4 tổ máy bơm nước sạch, công suất của mỗi máy là 420m 3/h, 3
máy hoạt động, 1 máy dự phòng.
+ Gian 2 chứa các hệ thống sau: hệ thống bơm nước rửa ngược, hệ thống bơm
thổi gió, hệ thống tăng áp khí clo sử dụng cho q trình hóa lỏng khí clo và hệ
thống bơm sinh hoạt dùng trong sinh hoạt của nhà máy.
Hình 13. Máy bơm nước sạch
Nguồn: Võ Nguyễn Thành An
12