1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

Bảng 1.1: Phân hạng thích nghi đất cho cây cam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.1 KB, 108 trang )


thời tiết, củng cố độ phì của đất, cung cấp chất dinh dưỡng và không ngừng

cải tạo nâng cao chất lượng của đất.

Phát triển bền vững hệ sinh thái nông nghiệp là sự phát triển nhuần

nhuyễn giữa sinh thái và kinh tế. Phát triển bền vững là một quá trình thay đổi

trong đó có sự thay đổi về nếp nghĩ và cách làm của con người trong việc khai

thác tài nguyên, sự giám sát đầu tư, sự định hướng phát triển công nghệ và

nguyện vọng của con người trong hiện tại và tương lai.

1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

1.3.2.1. Thị trường tiêu thụ

Các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà sản xuất phải trả lời đúng chính xác

ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế đó là sản xuất, kinh doanh cái gì?

Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Có vậy cơ sở sản xuất, kinh doanh

mới có thể thu được kết quả và HQKT cao. Như vậy trước khi quyết định sản

xuất, nhà sản xuất phải nghiên cứu kỹ thị trường và nắm vững dung lượng thị

trường, nhu cầu thị trường và môi trường kinh doanh sẽ tham gia [4].

Trong nông nghiệp, do yêu cầu của thị trường, giá cả sản phẩm là đòi

hỏi tất yếu để lựa chọn cơ cấu cây trồng để đạt lợi nhuận và HQKT cao nhất.

Trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế, nhu cầu về

sản phẩm quả có những đòi hỏi khác nhau. Khi thu nhập ngày càng tăng, nhu

cầu về vật chất và tinh thần cũng thay đổi theo hướng vừa tăng về số lượng,

chất lượng và giá cả lúc này có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt là thị trường xuất

khẩu thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm lại càng khắt khe và nghiêm ngặt,

tuy vậy nếu ta đáp ứng được các quy định, yêu cầu đó thì kết quả và HQKT

thu được sẽ rất cao.

1.3.2.2. Giá cả

Trong kinh tế thị trường giá luôn thay đổi đã ảnh hưởng rất lớn đến kết

quả và HQKT sản xuất cây cam Sành. Tác động của thị trường đến sản xuất

kinh doanh trước hết là thị trường đầu ra (tiêu thụ sản phẩm) chưa ổn định đối

với các loại sản phẩm quả vì sản xuất ở nước ta chưa đáp ứng tốt nhu cầu của

thị trường đầu ra. Song thị trường đầu vào cũng có ảnh hưởng tới kết quả và

14



HQKT sản xuất cây cam Sành, đó là: giá các yếu tố đầu vào như: giống, phân

bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn sản xuất và lao động,…có vai trò hết sức quan

trọng trong việc phát triển sản xuất, hình thành giá cả sản phẩm, là nhân tố

trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất, nâng cao chất lượng và khối lượng

sản phẩm quả, gây tác động lớn tới kết quả và HQKT.

Trong những năm gần đây, do được đầu tư đúng mức về chất lượng

cũng như quảng bá sản phẩm. Giá bán sản phẩm cam Sành trong những năm

gần đây luôn tăng cao qua các năm. Giá cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào

chất lượng sản phẩm. Việc tổ chức khai thác, bảo quản, tránh hư hỏng sản

phẩm quả sau thu hoạch làm giảm phẩm chất và giá bán.

1.3.2.3. Vốn

Vốn là yếu tố quan trọng không những để tăng trưởng kinh tế, phát

triển sản xuất nông nghiệp, trồng cây cam Sành cần lượng vốn đầu tư ban đầu

lớn hơn so với các loại cây trồng khác. Hơn nữa, vốn giúp cho các hộ sản xuất

cây cam Sành có điều kiện thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng

sản phẩm, trên cơ sở đó mới có điều kiện giảm chi phí sản xuất và nâng cao

HQKT. Phát triển sản xuất cây cam Sành ở xã Lục Sơn hiện nay chủ yếu ở

các hộ nơng dân có kinh tế giàu, khá và trung bình do vậy muốn phát triển

nhanh về diện tích, quy mơ trồng cây cam Sành đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của

Nhà nước về vốn như: cho vay với lãi suất ưu đãi, trợ giá cây giống, phân

bón..vv.Mặt khác cần mở ra và đẩy nhanh bảo hiểm vật nuôi, giúp đỡ các hộ

nông dân sản xuất cây cam Sành khi gặp rủi ro như: thiên tai, dịch bệnh,…

1.3.2.4. Lao động

Lao động là yếu tố quyết định đối với mỗi quá trình sản xuất. Việc ứng

dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một trong những điều kiện giúp cây

cam Sành có bước phát triển mạnh. Tuy nhiên để có thể đưa khoa học kỹ

thuật vào sản xuất thì cũng cần có những lao động nắm bắt được kỹ thuật

trồng và chăm sóc cam Sành theo hướng chất lượng cao. Việc trồng và chăm

sóc cây cam Sành có u cầu kỹ thuật riêng, đòi hỏi người lao động phải có

15



trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất nhất định như: hiểu

biết về chế độ, kỹ thuật chăm sóc, bón phân hợp lý, năm nào sai quả bón phân

tăng lên, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây, phòng chống sâu bệnh hại, giữ

cho bộ rễ phát triển mạnh, bộ khung tán phát triển hợp lý, khi thu hoạch quả

không bẻ quá nhiều ảnh hưởng đến sinh lý của cây. Là loại cây trồng cạn đòi

hỏi thích nghi đất có độ màu mỡ, nhẹ xốp, tầng canh tác dầy, đất phải thoát

nước kịp thời khi sâu bệnh phát sinh nhiều, cây đến thời vụ quả dễ gây dụng

quả, tuổi thọ ngắn.

1.3.2.5. Tổ chức sản xuất và chính sách

Cây cam Sành phù hợp với phương thức sản xuất nông lâm kết hợp, đem

lại HQKT cao. Vì vậy cần phát triển mơ hình dạng kinh tế vườn đồi, vườn rừng,

theo hình thức trang trại là mơ hình thích hợp. Diện tích vườn cam Sành, lao động

và sách lược kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vườn có diện tích

lớn, phải đầu tư sức lao động nhiều, thu hoạch và tiêu thụ rải vụ. Vườn có diện

tích nhỏ, có thể xem xét sách lược đặc biệt hoá sản phẩm [16].

Quản lý chất lượng ngay từ khâu chọn giống, trồng và chăm sóc, cần

tiêu chuẩn hố sản xuất, tiêu chuẩn hố sản phẩm, quả sạch và phẩm chất cao

là yêu cầu cấp thiết của tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất [11].

Để phát triển đồng bộ bất kỳ một mặt hàng nào, cũng không thể thiếu

sự can thiệp của nhà nước. Cam Sành cũng không phải là một sản phẩm ngoại

lệ. Nếu có những ưu đãi về chính sách như cho vay vốn, hỗ trợ vốn ban đầu,

trợ giá. Chính sách đất đai, chính sách phát triển nơng nghiệp, có tác động

tích cực để phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất cam Sành thì sản

phẩm sẽ có những lợi thế nhất định khi cạnh tranh với các sản phẩm cùng

loại. Trong trường hợp ngược lại, nếu chính sách khơng phù hợp thì sản

phẩm làm ra sẽ khó canh tranh hơn rất nhiều.

Ngồi các chính sách hỗ trợ, việc quy hoạch phát triển theo vùng cũng giúp

sản phẩm phát triển ổn định. Tránh tình trạng sản xuất tự phát khiến chất lượng sản

phẩm thấp, khơng thể kiểm sốt giá cả.



16



1.3.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật

- Giống: để cam có chất lượng tốt thì cân phải chọn nguồn giống có chất

lượng tốt, năng suất cao, ổn định và sạch bệnh. Cây để khai thác mắt ghép phải

được trồng bằng giống đã chọn lọc từ những cây cam ưu tú tại địa phương có năng

suất cao, phẩm chất tốt…

- Thời vụ trồng cây: được trồng vào hai vụ trong năm vụ xuân trồng tháng

2, tháng 3 và đầu tháng 4, vụ thu trồng tháng 8, tháng 9, tháng 10. Nhưng có điều

kiện chuẩn bị đầy đủ về giống, vật tư, phân bón thì nên trồng cây vào vụ xn hơn

vì cây nhanh bén rễ và ra mầm, cây đạt tỷ lệ sống cao hơn.

- Chăm sóc: tuỳ thuộc vào các loại đất đai, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng

mà bón lượng phân thích hợp. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân có thể

bón qua lá, một số chế phẩm đậu quả làm kích thích tăng tỷ lệ đậu hoa, quả, tăng

năng suất cây trồng. Tỉa cành, tạo hình là biện pháp giúp cho cây có được bộ khung

cân đối, tán cây thoáng tăng khả năng quang hợp, chống chịu được với điều kiện tự

nhiên như: gió, bão, giảm bớt sâu bệnh trú ngụ phát triển. Cây nhanh ra hoa kết quả,

tập trung dinh dưỡng cho cây, tạo cho cây có năng suất cao, ổn định.

- Phòng trừ sâu bệnh: cần phải phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Khi phát hiện

các loại sâu bệnh thì cần xem xét kỹ lưỡng để chọn loại thuốc sâu cho phù hợp và

phun đúng liều lượng, không ảnh hưởng đến chất lượng quả khi thu hoạch.

- Thu hoạch và bảo quản: đối với cam Sành cần thu hoạch kịp thời để không

gây ảnh hưởng đến phẩm chất quả, không nên thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn,

trước khi thu hoạch cần ước lượng sản lượng thu được để có kế hoạch thu hái, vận

chuyển và tiêu thụ. Cần dùng kéo cắt cuống quả khi thu hoạch tránh sát vỏ, gẫy

cành, rụng lá. Phân cấp quả trước khi vận chuyển, cất giữ, ẩm độ phải thích hợp

(70% - 80%), nhiệt độ thích hợp (10- 13oC) thống mát.

- Đổi mới cơng nghệ sản xuất: đổi mới cơng nghệ là cải tiến trình độ kiến

thức sao cho nâng cao được năng lực sản xuất có thể làm ra sản phẩm nhiều hơn

với một số lượng đầu vào như trước hoặc có thể làm ra một lượng sản phẩm như cũ

với khối lượng đầu vào ít hơn [9].

17



18



CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Lục Sơn

2.1.1.1. Vị trí địa lý



- Xã Lục Sơn là xã miền núi nằm ở phía Đơng huyện Lục Nam và

Đông Nam tỉnh Bắc Giang cách trung tâm huyện khoảng 40 km xã có 17

thơn, dân số 7.232 người tû lƯ hé nghÌo cđa x· chiÕm 37, 56%, hé

cËn nghÌo chiÕm 22,87%.

Với tổng diện tích đất tự nhiên là 9.668,08ha, trong đó: diện tích đất

lâm nghiệp 8.182,58ha; đất nông nghiệp 9,094,66ha; đất phi nông nghiệp và

đất khác 573,42ha.

- Về địa giới:

+ Phía Đơng giáp huyện Sơn Động;

+ Phía Tây giáp xã Trường Sơn, huyện Lục Nam.

+ Phía Nam giáp huyện Đồng Triều, tỉnh Quảng Ninh;

+ Phía Bắc giáp xã Bình Sơn, huyện Lục Nam;

+ Xã có tuyến đường 293 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi để phát

triển kinh tế, giao lưu văn hóa với các địa phương trong và ngồi tỉnh.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu



- Về địa hình: Địa hình của xã nằm trên vùng núi, nhiều dốc và bị chia

cắt bời nhiều khe suối, song mặt bằng sản xuất nơng nghiệp có diện tích nhỏ

và địa hình dạng bán sơn địa có hướng dốc chính theo hướng Đơng Bắc - Tây

Nam , cụ thể:

+ Phía Tây và phía Nam của xã có địa hình tương đối bằng phẳng, có

độ dốc trung bình <0,007% phù hợp với việc cấy lúa và các cây cơng nghiệp

ngắn ngày.



19



+ Phía Đơng và phía Bắc là vùng gò đồi có độ dốc biến thiên trong

khoảng từ 04 - 10% phù hợp cho trồng cây lâu năm, các loại cây ăn quả và

cây lâm nghiệp.

- Về khí hậu, xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4

mùa rõ rệt, nhiệt độ cao nhất khoảng 36 - 38 oC (tháng 7 - 8), nhiệt độ thấp

nhất khoảng 5 - 8oC (tháng 02 - 03). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 1.800 mm.

2.1.2. Tài nguyên

2.1.2.1. Đất đai

- Diện tích đất tự nhiên của xã: 9.668,08ha, trong đó:

+ Diện tích đất nơng nghiệp: 9.094,66ha, gồm: đất sản xuất nông

nghiệp 357,62ha; đất lâm nghiệp 8.182,58ha; đất nuôi trồng thủy sản 5,0ha.

+ Đất phi nông nghiệp 342,18ha, gồm: đất ở 86,44ha; đất chuyên dùng

246,21 ha; đất tôn giáo tín ngưỡng 4,6ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,93ha.

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 143,97ha.

+ Đất chưa sử dụng 87,27ha.

- Mật độ dân số 76 người/km2.

2.1.2.2. Tài nguyên rừng

- Diện tích rừng phân theo loại rừng là: 7.792,38 ha; trong đó: Rừng tự

nhiên SX 6.077,95 ha; rừng trồng 1.714,43 ha.

- Diện tích rừng phân theo chủ quản lý ha, trong đó: Tổ chức kinh tế

(Cơng ty lâm nghiệp) 1.980 ha; Bảo tồn Tây Tử 2351 ha. Hộ gia đình cá nhân

quản lý 3.461,38 ha.

2.1.2.3. Mặt nước

- Tài ngun nước: Nguồn nước ngầm tuy chưa được tính tốn cụ thể

nhưng qua thăm dò và qua thực tế xử dụng của nhân dân cho thấy mực nước

ngầm có độ sâu từ 5- 20m, chất lượng nước tốt, mặt khác hệ thống ao hồ, đập

dâng nằm rải rác và hệ thống khe suối trong xã đảm bảo điều kiện thuận lợi

cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

20



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

×