1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

CHƯƠNG 2: SOẠN THẢO CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN ĐỂ KIỂM TRA KIẾN THỨC PHẦN GIAO THOA VÀ TÁN SẮC ÁNH SÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 159 trang )


29

Mỗi sóng ánh sáng (trong chân khơng) có một bƣớc sóng λ xác định (có một tần số f,

hay chu kỳ T xác định) và đƣợc đặc trƣng bởi một màu xác định là màu của ánh sáng đó (ánh

sáng đơn sắc). Màu của ánh sáng phụ thuộc tần số của ánh sáng đó, vì vậy khi ánh sáng

truyền đi qua các mơi trƣờng khác nhau tuy bƣớc sóng thay đổi nhƣng màu của ánh sáng vẫn

khơng thay đổi.

Sóng ánh sáng do các nguyên tử phát

ra, thời gian phát sóng của một ngun tử vào

khoảng 10 -8giây một đồn sóng dài xấp xỉ

khoảng 3 mét (nhƣ ánh sáng màu vàng), trong

khi ở máy phát lƣợng tử (ánh sáng lade), thời

gian mỗi đợt phát sáng của các nguyên tố từ

10-3 giây đến 1 giây, do đó đồn sóng dài hàng

nghìn kilơmet. Các sóng trong đồn này là tập

hợp của vơ số sóng phẳng đơn sắc khác nhau.

Trong mơi trƣờng tán sắc mỗi sóng phẳng đơn

sắc đƣợc truyền đi với một vận tốc pha vυ

không đổi và bằng vận tốc v trong phƣơng trình

sóng của sóng phẳng đơn sắc.

Hình 2.1: Thang sóng điện từ [47]



Trong chân khơng, các sóng ánh sáng có bƣớc sóng λ khác nhau truyền đi với cùng

một vận tốc c. Khi qua môi trƣờng tán sắc, do tƣơng tác của sóng điện từ với các electron

của chất, các hạt mang điện của môi trƣờng sẽ dao động cƣỡng bức với tần số sóng tới và

phát ra sóng điện từ, các sóng này hợp với sóng ban đầu tạo nên sóng tổng hợp có pha và

biên độ biến đổi so với sóng ban đầu. Chính sự thay đổi vận tốc pha khi ánh sáng truyền từ

môi trƣờng trong suốt này vào môi trƣờng trong suốt khác là nguyên nhân tạo nên hiện

tƣợng tán sắc quan sát thấy đƣợc, cầu vồng là một trong những hiện tƣợng tán sắc mà chúng

ta thƣờng quan sát thấy (Hình 2.2).



30

Nhƣ vậy tán sắc là sự phụ thuộc vận tốc pha của sóng ánh sáng vào tần số (hay bƣớc

sóng)

V



=f(f) khi ánh sáng truyền đi trong mơi



trƣờng hay nói cách khác chiết suất của một mơi

trƣờng với các ánh sáng có bƣớc sóng khác nhau là

khác nhau n = f (λ ). Từ đó có các hiện tƣợng tán

sắc thƣờng, tán sắc dị thƣờng hay khơng có tán sắc

nhƣ trong chân khơng.

Trong mơi trƣờng tán sắc, các sóng đơn sắc

có tần số khác nhau nên có vận tốc pha khác nhau.

Thực tế khơng tồn tại sóng đơn sắc, các nguồn

sáng thực bao giờ cũng phát ra các xung sáng.

Xung sáng có thể đƣợc coi là tổng hợp của vơ số

sóng đơn sắc có tần số rất gần nhau và thƣờng gọi

là nhóm sóng. Tổng hợp của các sóng có tần số

gần nhau này là một sóng có biên độ biến đổi tuần

hồn. Vận tốc nhóm chính là vận tốc truyền biên

độ khơng đổi.

Hình 2.2: Hiện tƣợng cầu vồng [52]



Tại một điểm trong không gian cùng một lúc có nhiều sóng truyền tới, theo nguyên lý

chồng chất, tại đó có một sóng tổng hợp. Chính sóng tổng hợp này đóng vai trò quan trọng

tạo nên hiện tƣợng kỳ lạ ( ánh sáng + ánh sáng = bóng tối) đó là hiện tƣợng giao thoa mà

nếu khơng thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng thì không thể nào hiểu nổi.

Nguyên tử phát ra các xung sáng riêng lẻ khơng phù hợp pha với nhau, ngồi



31

ra chúng có thể khác nhau về tần số, nên hình ảnh tăng cƣờng lẫn nhau xuất hiện tại một

miền không gian nào đó sau một phần tỉ giây đƣợc thay thế bằng hình ảnh suy yếu lẫn nhau.

Sự thay đổi chớp nhống hình ảnh này khơng đƣợc mắt hấp thụ, nhƣng gây cảm giác về

quang thông đều không đổi theo thời gian. Để có hình ảnh giao thoa ổn định theo thời gian,

các sóng truyền đèn phải có cùng tần số, hiệu pha khơng đổi đó là sóng kết hợp và dao động

của chúng phải thực hiện cùng phƣơng, các sóng này phải do cùng một đồn sóng của

ngun tử phát ra vì thế hiệu quang trình khơng vƣợt q giới hạn về độ dài gọi là độ dài kết

hợp. Điều đó giải thích rằng nhiều trƣờng hợp các sóng có chồng chất lên nhau nhƣng chỉ có

một số trƣờng hợp xẩy ra hiện tƣợng giao thoa.

Hiện tƣợng giao thoa có thể quan sát đƣợc dễ dàng nhƣ màng xà phòng, váng dầu

nhƣng có trƣờng hợp phải làm thí nghiệm với điều kiện đặc biệt của các dụng cụ nhƣ khe

ng, gƣơng Frêxnen, lƣỡng thấu kính Biê, gƣơng Lơi, nêm khơng khí vv... Bằng hiện

tƣợng giao thoa ngƣời ta thiết lập đƣợc các cơng thức tính khoảng vân, toa độ vân, trên cơ sở

đó cho phép đo bƣớc sóng ánh sáng và các đại lƣợng có liên quan đồng thời lí giải các hiện

tƣợng xẩy ra ứong thực tế.



2.2. Cấu trúc nội dung phần giao thoa - tán sắc ánh sáng

Theo sự vận động phát triển của tri thức, có thể biểu đạt nội dung tri thức phần này

và mối quan hệ giữa các yếu tố kiến thức bằng sơ đồ ở hình 2.3.



2.3. Kiến thức phân giao thoa và tán sắc ánh sáng trong chƣơng trình vật

lý phổ thơng

* Chương trình quang học ở bậc CĐSP, đƣợc học vào năm thứ 2 và năm thứ 3, trong

đó phần Quang học 1 (30 tiết) gồm có các phần: Thuyết điện từ ánh sáng (3 tiết) - Quang

hình học (15 tiết) - Sự giao thoa ánh sáng (12 tiết). Quang học 2 (45 tiết) gồm có các phần:

Sự nhiễu xạ ánh sáng (12 tiết)- Sự phân cực ánh sáng (6 tiết) - Sự tán sắc, tán xạ và hấp thụ

ánh sáng ( 6 tiết) - Bức xạ nhiệt (8 tiết) - Tính chất lƣợng tử của ánh sáng (10 tiết) - Sơ lƣợc

về lade và quang học phi tuyến (3 tiết).



32

Nhƣ vậy phần quang học sóng chiếm tỉ lệ khá lớn so với quang hình, trong đó riêng

phần giao thoa - tán sắc ánh sáng đã chiếm gần 18 tiết so với phần quang hình chiếm 15 tiết.



Hình 2.3: Sơ đồ cấu trúc nội dung phần giao thoa - tán sắc ánh sáng



Trong phần giao thoa và tán sắc ánh sáng, ngồi việc xây dựng các cơng thức tính

khoảng vân của ánh sáng đơn sắc, trên cơ sở lí thuyết về sóng điện từ, ngun



33

lý chồng chất Huyghen và các cơng cụ tốn học cho phép tìm hiểu sâu về bản chất ánh sáng

thể hiện ở điều kiện để có hiện tƣợng giao thoa, bản chất của hiện tƣợng tán sắc, từ thí

nghiệm giao thoa của ánh sáng đơn sắc, cho phép xác định bƣớc sóng ánh sáng. Ngồi ra

phần quang học sóng trong chƣơng trình còn đề cập đến hàng loạt các hiện tƣợng vật lý khác

có liên quan đến tính chất sóng nhƣ: nhiễu xạ, quang phổ.. Điều này cho thấy tầm quan trọng

của phần quang học sóng trong đó có phần giao thoa và tán sắc trong hệ thống kiến thức

phần quang học. Nếu chỉ đề cập đến quang hình thì một loạt các hiện tƣợng vật lý liên quan

đến ánh sáng khơng thể giải thích đƣợc cũng nhƣ việc mơ hình hóa tốn học các hiện tƣợng

vật lý sẽ làm lu mờ bản chất vật lý, ngƣời học không hiểu đƣợc rõ bản chất ánh sáng.

* Chương trình vật lý trung học phổ thơng nói chung đề cập tới hai nội dung cơ bản

của quang học bao gồm: quang hình học (khúc xạ, phản xạ, các dụng cụ quang học mà thực

chất là các ứng dụng của quang hình trong kỹ thuật và đời sống) và quang học sóng trong đó

có phần tán sắc và giao thoa ánh sáng, đó là hai mặt của một q trình ánh sáng. Đây là hai

phần quan trọng giúp HS có cái nhìn tƣơng đối đầy đủ về bản chất ánh sáng.

Hiện tƣợng tán sắc và hiện tƣợng giao thoa ánh sáng là hai hiện tƣợng có thể khảo sát

bằng thực nghiệm (nhƣ thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng, tổng hợp ánh sáng trắng...),

đồng thời hình thành khái niệm ánh sáng trắng, ánh sáng đơn sắc, hiện tƣợng tán sắc ánh

sáng, từ đó có thể thiết lập mối quan hệ giữa chiết suất môi trƣờng, màu sắc ánh sáng và

bƣớc sóng ánh sáng. Tuy nhiên, việc giảng dạy các kiến thức thuộc phần tán sắc và giao thoa

ánh sáng đƣợc trình bày nặng về mơ tả hiện tƣợng, thơng báo kiến thức mà không đi sâu vào

bản chất hiện tƣợng trên cơ sở của thuyết điện từ ánh sáng, nguyên lý Huyghen về mặt đầu

sóng.

*Theo dự án phát triển giáo dục THCS thì các kiến thức phần Quang học ở THCS

chủ yếu là quang hình. Mục tiêu của chƣơng trình Quang học ở THCS nhằm cung cấp cho

HS những kiến thức về các hiện tƣợng quang học thƣờng gặp nhất trong đời sống hằng ngày.

Các khái niệm cơ sở của quang học nhƣ: điều kiện nhìn



34

thấy vật, sự truyền thẳng của ánh sáng, phản xạ, khúc xạ... đƣợc đề cập nhằm giúp HS có thể

mơ tả và giải thích đúng đắn các hiện tƣợng và quá trình liên quan tới sự truyền ánh sáng. So

với chƣơng trình hiện hành, quang học đƣợc học ở hai lớp với số tiết nhiều hơn: lớp 7 (9 tiết)

và lớp 9 (20 tiết). Các kiến thức thuộc phần quang học đƣợc mở rộng và nghiên cứu sâu hơn.

Một loạt các nội dung mới đƣợc đƣa vào: Gƣơng cầu lồi; Gƣơng cầu lõm; Thấu kính phân

kỳ, ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ (để nghiên cứu những tật của mắt). Đặc biệt

các kiến thức ban đầu về quang học sóng cũng đƣợc đƣa vào: Sự tán sắc ánh sáng qua lăng

kính; Phổ của ánh sáng trắng; Lọc màu; Phản xạ màu; Trộn màu; Các tác dụng của ánh sáng.

Mặc dù các kiến thức đƣợc trình bày chỉ ở mức độ hiện tƣợng luận, khơng đi sâu vào bản

chất vật lý nhƣng nó cũng tác động đối với việc đào tạo ở các trƣờng CĐSP. Các GV THCS

tƣơng lai không chỉ nắm vững các kiến thức quang hình mà còn phải hiểu rất rõ bản chất của

ánh sáng, chỉ có nhƣ vậy họ mới có thể giải thích một cách sâu sắc các hiện tƣợng quang học

xảy ra trong đời sống hằng ngày và mới có thể dạy tốt các nội dung kiến thức về phần quang

học.



2.4. Những khó khăn và sai lầm của SV

Qua việc trao đổi với GV và SV chúng tôi rút ra những nhận xét sau:

* Về tán sắc ánh sáng: quan niệm về tán sắc ánh sáng (hiện tƣợng tán sắc ánh sáng

cho ta biết điều gì): phần lớn chỉ dựa trên kết quả của hiện tƣợng mô tả và cho rằng hiện

tƣợng tán sắc cho ta biết ánh sáng trắng gồm có 7 màu từ đỏ đến tím (khơng hiểu bản chất

của tán sắc ánh sáng).

SV khơng biết đƣợc mối liên hệ giữa chiết suất, màu của ánh sáng, bƣớc sóng, vận

tốc. Phần lớn trong số họ lẫn lộn giữa vận tốc, bƣớc sóng trong chân khơng và trong môi

trƣờng, lẫn lộn giữa khái niệm pha và pha ban đầu, không biết đƣợc màu của ánh sáng phụ

thuộc bƣớc sóng hay tần số, khơng nắm rõ ý nghĩa vật lý của khái niệm chiết suất (quan hệ

giữa vận tốc truyền ánh sáng trong môi trƣờng với vận tốc truyền ánh sáng trong chân

không). Không nắm vững nguyên lí Huyghen về mặt đầu sóng do đó khơng hiểu đƣợc

nguyên nhân sự khúc xạ khác nhau của ánh sáng đơn sắc qua cùng một môi trƣờng trong

suốt. Mặt khác SV chƣa phân biệt đƣợc vận



35

tốc pha, vận tốc nhóm, cũng nhƣ ý nghĩa của hai vận tốc này và tán sắc dị thƣờng vẫn còn xa

lạ với quan niệm của SV về tán sắc.



*Về giao thoa ánh sáng: Sau khi học quang hình học, do quan niệm mơ hình về tia

sáng nên đa số SV xem tia sáng truyền đi nhƣ phun sơn, chính vì vậy SV khó khăn khi giải

thích bản chất hiện tƣợng giao thoa, trƣờng giao thoa. SV có thể nhận biết nguồn kết hợp

nhƣng khơng hiểu điều kiện kết hợp một cách đầy đủ (là hai nguồn sóng đƣợc tạo ra từ một

nguồn nên có cùng tần số, do truyền đi theo hai đƣờng khác nhau nên phải có hiệu số pha

khơng đổi, nhƣng để bảo đảm hiệu pha khơng đổi còn phải thỏa mãn hiệu quang trình phải

nhỏ hơn độ dài kết hợp ΔL << τc (điều này ở phổ thông không đƣợc giải thích), SV sử dụng

cơng thức tính khoảng vân có sẵn (khe Yâng) nhƣng chƣa hiểu cặn kẽ về điều kiện hình

thành cơng thức này nên khơng nhận biết đƣợc điều kiện áp dụng nó một cách thích hợp,

chƣa quen thiết lập cơng thức tính khoảng vân trong các điều kiện khác. Mặt khác, việc dạy

khơng có thí nghiệm nên SV chƣa quan sát hiện tƣợng giao thoa, do đó khi học phần này

phần lớn SV học thuộc, ghi nhớ máy móc kiến thức.



2.5. Nội dung kiến thức và kỹ năng cần KTĐG

Theo chƣơng trình vật lý CĐSP mà Bộ quy định thì nội dung chuơng trình phần giao

thoa - tán sắc ánh sáng gồm các phần sau:

- Nguyên lý chồng chất.

- Sự giao thoa, nguồn kết hợp.

- Thí nghiệm Yâng.

- Các phƣơng pháp quan sát giao thoa đối với nguồn điểm.

- Giao thoa đối với bản mỏng có bề dày khơng đổi và thay đổi - Nêm khơng khí Vân tròn Niutơn - Giao thoa nhiều chùm tia.

- Giao thoa tia.

- Ứng dụng của hiện tƣợng giao thoa.

- Sự tán sắc.

- Tán sắc thƣờng và tán sắc dị thƣờng. Thuyết electron. Máy quang phổ lăng kính.



36

- Vận tốc pha, vận tốc nhóm.

Căn cứ nội dung chƣơng trình mà Bộ quy định, các nội dung chính đƣợc giảng dạy

là:

* Phần giao thoa ánh sáng: (15 tiết)

Bài 1: Sóng ánh sáng

Bài 2: Nguyên lý chồng chất

Bài 3: Hiện tƣợng Giao thoa ánh sáng

Bài 4: Giao thoa với các nguồn sáng điểm. Vân không định xứ.

Bài 5: Giao thoa với nguồn sáng rộng. Vân định xứ

Bài 6: Giao thoa của nhiều chùm tia sáng

Bài 7: Ứng dụng của hiện tƣợng giao thoa

* Phần tán sắc ánh sáng: ( 4 tiết)

Bài 1: Sự tán sắc

Bài 2: Phƣơng pháp quan sát sự tán sắc ánh sáng

Bài 3: Ứng dụng máy quang phổ lăng kính

Bài 4: Vận tốc pha và vận tốc nhóm

Để chuẩn bị cho soạn thảo câu hỏi TNKQNLC chúng tôi lƣu ý đây là bài kiểm tra

kiến thức thuộc 2 phần giao thoa và tán sắc ánh sáng với thời lƣợng 16 tiết. Đối chiếu với

mục tiêu của học phần Quang học 1 và Quang học 2 chúng tôi nhận thấy yêu cầu về mức độ

nhận thức ở đây chủ yếu là ghi nhớ, hiểu và vận dụng trong những trƣờng hợp cơ bản quen

thuộc. Do đó để có thể áp dụng vào việc soạn thảo câu hỏi chúng tơi cho rằng có thể chia

mục tiêu nhận thức các kiến thức và kỹ năng theo 3 mức độ :

- Ghi nhớ: Nhận ra, nhớ lại, tái tạo lại kiến thức.

- Hiểu: Giải thích, trình bày kiến thức theo một cách khác.

- Vận dụng: Lựa chọn kiến thức để xử lý một vấn đề mới hoặc vấn đề đã gặp nhƣng

trong điều kiện có biến đổi.

Để có bảng phân bố câu hỏi chúng tơi dựa trên nội dung kiến thức phần giao



37

thoa - tán sắc ánh sáng và những sai lầm có thể có của SV khi học phần này vào xem xét

mục tiêu cụ thể của từng bài giảng cụ thể nhƣ sau:

Phần giao thoa ánh sáng

Bài 1: Sóng ánh sáng

Mục tiêu:

1. Viết đúng biểu thức hàm sóng tại nguồn và tại điểm cách xa nguồn, biểu thức

cƣờng độ sáng. Sử dụng chính xác các khái niệm, thuật ngữ việc mô tả một sóng nhƣ: vận

tốc, bƣớc sóng, tần số, pha, pha ban đầu và mối liên hệ giữa các đại lƣợng trên trong 2 môi

trƣờng trong suốt khác nhau.

2. Thiết lập đƣợc biểu thức sự biến đổi pha giữa sóng ánh sáng tới, phản xạ, truyền

qua.

Bài này đặt kiến thức nền tảng ban đầu cho phần giao thoa ánh sáng, chúng liên quan

hầu hết đến các nội dung tiếp theo, do đó SV cần ghi nhớ biểu thức hàm sóng đồng thời sự

biến đổi giữa các đại lƣợng trong biểu thức hàm sóng nhƣ sự biến đổi pha của sóng phản xạ,

truyền qua trong các trƣờng hợp môi trƣờng chiết quang hay kém chiết quang hơn. Mục tiêu

phần này là hiểu để vận dụng trong các bài tập vì vậy phân bố câu hỏi cho phần này: ghi nhớ:

1 câu và hiểu: 1 câu.

Bài 2: Nguyên lý chồng chất

Mục tiêu:

1. Phát biểu đúng và viết đúng biểu thức nguyên lý chồng chất.

2. Hiểu giới hạn áp dụng của nguyên lý.

Bài này tuy ngắn nhƣng nó đặt nền tảng cho kiến thức về sau, do đó ngồi việc viết

đúng còn phải hiểu điều kiện áp dụng nguyên lý. Ở bài này, chủ yếu ghi nhớ giới hạn áp

dụng nguyên lý, do đó phân bố câu hỏi bài này ghi nhớ: 1 câu.

Bài 3: Hiện tƣợng Giao thoa ánh sáng

Mục tiêu:

l. Ghi nhớ các khái niệm giao thoa ánh sáng, trƣờng giao thoa ánh sáng, dao động kết

hợp, nguồn kết hợp.



38

2. Tổng hợp đƣợc hai dao động sáng cùng phƣơng, tính đƣợc cƣờng độ sáng tổng

hợp từ đó suy ra dao động là kết hợp hay không kết hợp.

3. Từ cƣờng độ sáng tổng hợp, xác định đƣợc đúng biểu thức điều kiện để có cực đại

giao thoa và cực tiểu giao thoa trong trƣờng hợp tổng quát.

Bài này là kiến thức trọng tâm của phần giao thoa, liên quan đến nhiều khái niệm làm

cơ sở cho toàn bộ nội dung phần giao thoa do đó câu hỏi phần này đƣợc phân bố: ghi nhớ: 1

câu; hiểu: 2 câu.

Bài 4: Giao thoa với nguồn sáng điểm. Vân khơng định xứ

Mục tiêu:

1. Giải thích đƣợc điều kiện giao thoa của 2 sóng ánh sáng.

2. Xác định đƣợc trƣờng giao thoa trong các phƣơng pháp giao thoa tạo thành vân

khơng định xứ nhƣ thí nghiệm ng, gƣơng Frêxnen, gƣơng Lơi, sóng dừng ánh sáng.

3. Thiết lập đƣợc cơng thức tính vị trí vân - khoảng vân trong trƣờng hợp tổng quát.

4. Thiết lập đƣợc biểu thức và giải thích đƣợc điều kiện nguồn sáng cho phép quan

sát đƣợc hiện tƣợng giao thoa và giao thoa với ánh sáng trắng.

Bài này liên quan đến nhiều kiến thức trọng tâm: khảo sát điều kiện để có hiện tƣợng

giao thoa và điều kiện để quan sát thấy hiện tƣợng giao thoa, vị trí vân, khoảng vân.. Do vậy

phần này có thể phân bố câu hỏi: ghi nhớ: 3 câu; hiểu 4 câu; vận dụng: 9 câu.

Bài 5: Giao thoa với nguồn sáng rộng. Vân định xứ

Mục tiêu:

1. Nhận biết đƣợc các tia sáng nào tạo nên hiện tƣợng giao thoa trong trƣờng hợp bản

có độ dày khơng đổi và thay đổi.

2. Thiết lập đƣợc biểu thức hiệu quang trình để xét hiện tƣợng giao thoa trong cả 2

trƣờng hợp vân cùng độ dày (bản mỏng), vân cùng độ nghiêng (nêm khơng khí, vân tròn

Niutơn).

Với bài này có nhiều kiến thức làm cơ sở cho vận dụng tính tốn do đó có thể



39

phân bố số lƣợng câu hỏi: ghi nhớ: 2 câu; hiểu: 1 câu; vận dụng: 2 câu.

Bài 6 : Giao thoa nhiều chùm tia sáng

Mục tiêu:

1. Ghi nhớ đƣợc điều kiện xuất hiện hiện tƣợng giao thoa nhiều chùm tia (chùm tia

này xuất phát từ 1 tia sáng).

2. Thiết lập đƣợc các giá trị cực đại, cực tiểu của cƣờng độ sáng. Với nội dung bài

này có thể soạn: ghi nhớ: 1 câu.

Bài 7: Ứng dụng hiện tƣợng giao thoa

Mục tiêu:

Hiểu và giải thích đƣợc nguyên tắc ứng dụng hiện tƣợng giao thoa trong các trƣờng

hợp cụ thể nhƣ: khử phản xạ, kiểm tra phẩm chất các mặt quang học, đo chiết suất, đo chiều

dài...

Bài này có thể soạn: vận dụng: 1 câu ( có thể chung một câu trong phần vận dụng của

bài 5).

Phần Tán sắc ánh sáng

Bài 1: Sự tán sắc

Mục tiêu:

1. Viết đúng biểu thức tán sắc, thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa chiết suất của mơi

trƣờng và màu của ánh sáng.

2. Giải thích các điều kiện để có tán sắc, giải thích đƣợc bản chất của hiện tƣợng tán

sắc.

3. Thiết lập đƣợc công thức tán sắc theo thuyết electron. Phân biệt đƣợc tán sắc

thƣờng và tán sắc dị thƣờng, vẽ đƣợc đồ thị biểu diễn đƣờng cong tán sắc thƣờng và dị

thƣờng. Vận dụng kiến thức về tán sắc ánh sáng giải thích một số hiện tƣợng trong tự nhiên

ở mức độ sâu (màu cầu vồng, sự lệch khác nhau của các ánh sáng đơn sắc qua lăng kính...).

Bài này là trọng tâm của phần tán sắc ánh sáng liên quan tới nhiều khái niệm cần ghi

nhớ, hiểu và vận dụng câu hỏi phần này có thể là: ghi nhớ: 2 câu; hiểu: 3



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

×