1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH NHẬP KHẨU.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.99 KB, 43 trang )


quyền sở hữu hàng hóa cho bên khác gọi là bên nhập khẩu ( bên mua ), một tài sản

nhất định gọi là hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền.

2.1.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu.

Bước 2: Mở L/C ( nếu thanh toán bằng L/C ).

Bước 3: Thuê tàu lưu cước.

Bước 4: Mua bảo hiểm.

Bước 5: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

Bước 6: Giao nhận và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu.

Bước 7: Thanh toán cho người xuất khẩu.

Bước 8: khiếu nại và xử lý hợp đồng.

2.2. Một số lý thuyết về quy trình thực hiện hợp đồng.

2.2.1. Nội dung hợp đồng nhập khẩu.

Một hợp đồng nhập khẩu thường có hai phần chính là: Những điều trình bày

chung và điều khoản của hợp đồng.

- Trong phần trình bày chung thường có:

+ Số hiệu của hợp đồng ( contract number): Đây không phải là nội dung pháp lý

bắt buộc của hợp đồng nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi trong q trình kiểm tra, giám

sát điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên.

+ Địa điểm và ngày tháng ký hợp đồng: Nội dung này có thể ở đầu của hợp đồng

nhưng cũng có thể ở cuối của hợp đồng. Trong trường hợp khơng có những thỏa thuận

gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày ký kết.

+ Tên và địa chỉ của cả bên nhập khẩu và bên xuất khẩu: Đây là phần chỉ rõ các

chủ thể của hợp đồng nên cần phải nêu rõ ràng, đầy đủ, chính xác: Tên ( theo giấy

phép thành lập ), địa chỉ, người đại diện, chức vụ của các bên tham gia ký hợp đồng.

+ Những định nghĩa dùng trong hợp đồng: Trong hợp đồng có thể sử dụng các

thuật ngữ mà các thuật ngữ này ở các quốc gia khác nhau có thể được hiểu theo các

nghĩa khác nhau. Để tránh hiểu lầm, những thuật ngữ hay những vấn đề quan trọng

cần được định nghĩa.

+ Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: Đây có thể là các hiệp định chính phủ đã ký



5



kết hoặc các Nghị định thư ký kết giữa các bộ ở các quốc gia, thông thường là sự tự

nguyện của các bên tham gia ký hợp đồng.

- Trong phần điều khoản, điều kiện: Cần phải nêu rõ nội dung của từng điều

khoản. Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng như:

+ Điều khoản về tên hàng ( Commodty ):

Trong hợp đồng mua bán quốc tế, giữa ký kết hợp đồng và giao hàng thường

phải cách nhau một khoảng thời gian khá dài. Hơn nữa khi tiến hành giao dịch đàm

phán và ký kết hợp đồng, bên mua thường rất ít khi thấy hàng hóa cụ thể, hợp đồng chỉ

đưa ra miêu tả cần thiết để xác định tiêu chuẩn giao dịch. Do đó việc diễn tả chính xác,

rõ ràng tên hàng là một điều kiện không thể thiếu được.

Quy định tên hàng trong thương mại quốc tế không theo một cách thức thống

nhất mà do các bên giao dịch thỏa thuận, phụ thuộc vào loại hàng và đặc điểm hàng

hóa giao dịch mua bán.

+ Điều kiện về phẩm chất, chất lượng hàng hóa ( Quanlity )

Chất lượng là điều khoản nói lên tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của hàng

hóa mua bán, thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác

định, phù hợp với công dụng của hàng hóa, bao gồm các chỉ tiêu đặc trưng cho tính

năng sử dụng hoặc vận hành cơ bản như: các chỉ tiêu cơ, lý, hóa, cơng suất, độ chính

xác và các chỉ tiêu cảm quan như màu sắc, mùi vị...của hàng hóa.

Điều khoản này quy định về chất lượng của hàng hóa giao nhận và là cơ sở để

giao nhận chất lượng hàng hóa. Đặc biệt khi có tranh chấp về chất lượng, điều khoản

chất lượng là cơ sở để kiểm tra, đánh giá, so sánh và giải quyết tranh chấp. Bởi vậy mà

tùy từng loại hàng hóa có phương pháp quy định chất lượng cho chính xác, phù hợp.

+ Điều kiện về số lượng hàng hóa

Số lượng hàng hóa là một trong những điều kiện chủ yếu không thể thiếu được

trong hợp đồng thương mại quốc tế. Điều khoản về số lượng quy định số lượng hàng

hóa giao nhận, đơn vị tính, phương pháp xác định trọng lượng. Trong trường hợp số

lượng hàng hóa giao nhận quy định phỏng chừng thì phải quy định người được phép

lựa chọn dung sai về số lượng và giá cả tính cho số lượng hàng hóa đó.

Do số lượng hai bên giao dịch thỏa thuận là căn cứ để giao nhận hàng, vì vậy

chính xác số lượng ký kết và ghi rõ số lượng trong hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng.



6



+ Điều khoản về bao bỳ, ký mã hiệu

Trong thương mại quốc tế ngoài phương thức để trần và để rời áp dụng đối với số

ít hàng hóa khó đóng gói, khơng đáng đóng gói hoặc khơng có nhu cầu đóng gói, phần

lớn các háng hóa đều phải đóng gói và có bao bỳ thích hợp.

Hàng hóa được đóng gói thích hợp khơng chỉ tiện cho vận chuyển, bốc dỡ, dịch

chuyển, lưu giữ, bảo quản, kiểm kê, trưng bày, mang xách mà còn tạo điều kiện thuận

lợi về các mặt như: Bảo vệ thương hiệu, số lượng, chất lượng, khuếch trương, làm đẹp

hàng hóa, thu hút khách hàng, nâng cao giá bán, mở rộng tiêu thụ. Do vậy điều khoản

bao bỳ, đóng gói là điều khoản quan trọng trong hợp đồng.

+ Điều khoản về giá cả

Bao gồm tiêu chuẩn tiền tệ giá cả, xác định giá, phương thức quy định giá, giảm

giá.

Xác định giá cả trong hợp đồng nhập khẩu và quy định giá cả trong hợp đồng

như thế nào là một vấn đề quan trọng mà cả hai bên giao dịch đều rất quan tâm. Do

vậy, mặc cả giá thường là vấn đề nhạy cảm và căng thẳng trong đàm phán giao dịch,

điều khoản giá cả trở thành điều khoản trọng tâm trong hợp đồng nhập khẩu.

+ Điều khoản về thanh toán

Trong thương mại quốc tế thanh toán là quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham

gia mua bán. Thanh tốn tiền hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quay vòng vốn của

hai bên, hoặc các loại rủi ro trong lưu thơng tiền tệ, chi phí. Do vậy nó là điều kiện

quan trọng liên quan đến lợi ích của các bên và được các bên vơ cùng coi trọng. Vì lí

do đó các bên tham gia đàm phán đều cố đàm phán điều khoản thanh toán có lợi nhất

cho mình.

Bao gồm đồng tiền dùng trong thanh tốn, thời hạn thanh tốn, hình thức thanh

tốn, bộ chứng từ thanh toán.

+ Điều khoản về giao hàng

Nội dung và quy định cụ thể điều kiện giao hàng có quan hệ mật thiết với tính

chất và phương thức vận chuyển của hàng hóa. Điều khoản giao hàng bao gồm: Quy

định số lần giao hàng, thời gian giao hàng, địa điểm hàng đi, đến, phương thức giao

nhận, thông báo giao hàng, số lần thông báo, thời điểm thông báo, nội dung thông báo

và một số quy định khác về giao hàng.



7



+ Điều khoản về trường hợp miễn trách

Trong thương mại quốc tế, khi giao dịch đàm phán, người ta thường thỏa thuận

quy định những trường hợp mà nếu xảy ra, bên đương sự được hồn tồn hoặc trong

chừng mực nào đó miễn hay hoãn việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Những

trường hợp như vậy thường xảy ra sau khi ký hợp đồng, nó có tính chất khách quan và

khơng thể khắc phục được. Những điều khoản nói về những trường hợp như vậy được

gọi là “ Trường hợp miễn trách nhiệm” hoặc “ Trường hợp bất khả kháng”

+ Điều khoản khiếu nại

Khiếu nại là một bên yêu cầu bên kia giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà

bên kia gây ra hoặc về những sự vi phạm điều đã được cam kết giữa các bên.

Về cơ bản, những khiếu nại xoay xung quanh những vi phạm hợp đồng như:

Hàng giao khơng đúng số lượng, quy cách đóng gói, chất lượng, chứng từ do người

bán xuất trình khơng phù hợp, người mua chậm trả tiền...

Điều khoản khiếu nại cũng quy định thời hạn khiếu nại, thể thức khiếu nại và

nghĩa vụ của các bên khi khiếu nại.

+ Điều khoản về bảo hành

Bảo hành là sự đảm bảo của người bán về chất lượng hàng hóa trong một thời

gian nhất định. Thời gian này gọi là thời hạn bảo hành. Thời hạn này được coi là thời

hạn dành cho người mua phát hiện những khuyết tật của hàng hóa.



+ Điều khoản trọng tài

Khi tiến hành thương mại quốc tế thì điều khoản trọng tài là điều khoản vơ cùng

quan trọng trong hợp đồng, nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các bên.

Điều khoản này quy định các nội dung cơ bản sau: Ai là người đứng ra phân xử,

luật áp dụng vào việc xét xử, địa điểm tiến hành trọng tài, cam kết chấp hành tài quyết

và phân định chi phí trọng tài.

+ Điều khoản về phạt và bồi thường thiệt hại

Điều khoản này quy định các trường hợp phạt và bồi thường thiệt hại, cách thức

phạt và bồi thường. Tùy theo hợp đồng có thể có riêng điều khoản phạt và bồi thường

thiệt hại hoặc được kết hợp với các điều khoản giao hàng, thanh toán...



8



Trên đây là các điều khoản cơ bản nhất của một hợp đồng. Tuy nhiên thực tế tùy

vào từng hợp đồng cụ thể mà có thể thêm một số điều khoản khác.

2.2.2. Nội dung quy trình thực hiện hợp đồng.

2.2.2.1.Xin giấy phép nhập khẩu.

Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp rất quan trọng để nhà nước quản lý hoạt

động nhập khẩu, vì thế ký kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp cần phải xin giấy

phép nhập khẩu để có thể thực hiện được hợp đồng đó.

- Để xin được giấy phép nhập khẩu doanh nghiệp cần phải xuất trình được bộ hồ

sơ xin giấy phép nhập khẩu bao gồm:

+ Hợp đồng nhập khẩu.

+ Phiếu hạn ngạch ( nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch )

+ Hợp đồng ủy thác nhập khẩu ( nếu là nhập khẩu ủy thác )

- Việc cấp giấy phép nhập khẩu được phân công như sau:

+ Bộ Thương Mại ( các phòng cấp giấy phép ) cấp những giấy phép nhập khẩu

hàng mậu dịch nếu hàng hóa đó thuộc danh mục quản lý của nhà nước.

+ Tổng cục Hải Quan cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch ( hàng

mẫu, quà biếu, hàng triển lãm )

Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ kinh doanh để nhập khẩu hoặc một số mặt

hàng với một số nước nhất định, chuyên chở bằng một phương thức vận tải và giao

nhận tại một cửa khẩu nhất định.

2.2.2.2. Mở L/C ( nếu thanh tốn bằng L/C)

Thư tín dụng ( Letter of credit- L/C ) là một loại văn bản pháp lý tron đó ngân

hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng

từ thanh toán hợp lệ và phù hợp với nội dung của L/C. Thanh toán tiền hàng bằng L/C

là phương thức thanh toán đảm bảo, hợp lý, thuận tiện, an toàn, hạn chế rủi ro cho cả

hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.

Khi trong hợp đồng nhập khẩu quy định phương thức thanh tốn là L/C thì việc

đầu tiên cần làm mà bên nhập khẩu phải làm đó là mở L/C.

- Về thời gian mở L/C: Thơng thường L/C được mở trước thời hạn giao hàng

khoảng từ 20-25 ngày nếu như hợp đồng khơng có quy định cụ thể.



9



- Căn cứ để mở L/C: Là điều khoản của hợp đồng nhập khẩu, công ty nhập khẩu

cần căn cứ vào điều này để điền vào phiếu in sẵn của ngân hàng mở L/C.

- Cách thức mở L/C: Để mở được L/C các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải

tiến hành các công việc như sau:

+ Nộp hồ sơ và lập đơn xin mở L/C.

+ Ký quỹ để mở tài khoản thư tín dụng.

+ Thanh tốn phí mở L/C.

Khi được ngân hàng thông báo đã mở L/C, nhà nhập khẩu liên hệ với ngân hàng

để kiểm tra các chi tiết của L/C rồi nhờ ngân hàng chuyển đến cho nhà xuất khẩu. Nếu

có gì chưa thỏa đáng thì làm đơn yêu cầu ngân hàng tu chỉnh L/C.

2.2.2.3. Thuê tàu lưu cước.

Phần lớn hàng hóa giao dịch trên thị trường thế giới đều sử dụng phương thức

vận chuyển bằng đường biển ( khoảng 80% khối lượng hàng hóa ). Vì vậy nghiệp vụ

thuê tàu lưu cước trở thành nghiệp vụ phổ biến, cơ bản và gần như không thể thiếu

trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay.

Đối với nhà nhập khẩu nhiệm vụ thuê tàu chỉ phát sinh khi hợp đồng mua bán

theo điều kiện giao hàng nhóm F và EXW.

- Nhà nhập khẩu thuê tàu dựa trên các căn cứ sau:

+ Những điều khoản của hợp .

+ Đặc điểm của hàng hóa mua bán.

+ Điều kiện vận tải.

- Hiện nay trên thế giới có các phương thức thuê tàu như sau:

+ Phương thức thuê tàu chợ: là chủ hàng thông qua môi giới yêu cầu chủ tàu cho

thuê một phần hoặc toàn bộ chiếc tàu để chở hàng từ cảng này qua cảng khác.

+ Phương thức thuê tàu chuyến: là chủ tàu cho thuê toàn bộ hay một phần chiếc

tàu chạy rơng để chun chở hàng hóa từ một hay vài cảng này đến một hay vài cảng

khác.

+ Phương thức thuê tàu định hạn: thuê tàu định hạn là chủ tàu cho người thuê tàu

sử dụng con tàu vào mục đích chun chở hàng hóa hoặc cho th lại trong thời gian

nhất định, chủ tàu có trách nhiệm giao quyền sử dụng cho người thuê tàu và đảm bảo

khả năng đi biển của con tàu trong suốt thời gian th. Còn người đi th có trách



10



nhiệm trả phí th tàu, chịu trách nhiệm vê việc kinh doanh, khai thác tàu, sau thời

gian thuê phải trả lại cho chủ tàu chiếc tàu trong tình trạng như ban đầu trong thời gian

quy định.

2.2.2.4. Mua bảo hiểm.

Do đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu là hàng hóa phải vận chuyển trên quãng

đường dài từ nước này sang nước khác trong thời gian khá dài. Do đó hàng hóa thường

gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Để đảm bảo cho sự an toàn của hàng hóa các nhà xuất, nhập

khẩu cần mua bảo hiểm cho hàng hóa đó.

Nhà nhập khẩu chỉ phải mua bảo hiểm khi nhập khẩu hàng hóa theo các điều

kiện như sau: các điều kiện thương mại theo nhóm E, F và nhóm C ( trừ CIF và CIP ).

Nhà nhập khẩu mua bảo hiểm theo trình tự sau:

- Chọn điều kiện thích hợp để mua bảo hiểm.

- Làm giấy yêu cầu bảo hiểm.

- Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm.

2.2.2.5. Làm thủ tục hải quan.

Làm thủ tục hải quan là điều mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

nào cũng cần thực hiện. Quy trình làm thủ tục hải quan bao gồm ba bước chủ yếu sau:

- Khai báo- nộp tờ khai hải quan.

Người nhập khẩu cần phải kê khai chi tiết hàng hóa nhập khẩu theo mẫu tờ khai

hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Việc kê khai phải được tiến

hành đầy đủ, chính xác.

- Xuất trình hàng hóa.

Bước này nhà nhập khẩu phải cho cơ quan hải quan kiểm tra. Hàng hóa nhập

khẩu cần được sắp xếp có thứ tự, thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát.

- Thực hiện các quyết định của hải quan.

Sau khi hồn tất cơng tác kiểm tra cần thiết theo quy định, cơ quan hải quan sẽ ra

các quyết định như:

+ Thông quan ( cho hàng qua biên giới )

+ Cho hàng qua biên giới có điều kiện ( ví dụ: phải bao bì lại, phải sửa chữa,

khắc phục khuyết tật )

+ Cho hàng qua biên giới sau khi chủ hàng đã nộp thuế nhập khẩu.



11



+ Không cho phép nhập khẩu.

Khi có các quyết định này thì nghĩa vụ của người nhập khẩu là phải nghiêm túc

thực hiện các quyết định đó, nếu vi phạm sẽ thuộc vào tội hình sự.

2.2.2.6. Giao nhận và kiểm tra hàng hóa.

Giao nhận hàng hóa:

Theo quy định của nhà nước ( NĐ 200/CP ngày 31/12/1973) các cơ quan vận tải

(ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa trên các phương tiện vận tải từ nước

ngồi vào, bảo quản hàng hóa đó trong q trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi.

Trước khi tàu đến đại lý tàu biển hoặc hãng tàu sẽ “gửi giấy báo hàng đến” cho

người nhận hàng để họ biết và tới nhận: “ lệnh giao hàng” tại đại lý tàu. Khi đi nhận

người nhận hàng cần mang theo:

+ Original Bill.

+ Giấy giới thiệu của đơn vị.

Sau đó các nhà nhập khẩu cần làm các thủ tục để nhận lô hàng của mình theo

trình tự sau:

- Trường hợp đối với hàng rời hoặc hàng container rút ruột tại cảng.

+ Đến cảng hoặc chủ tàu đóng phí lưu kho và lấy biên lai.

+ Đem biên lai lưu kho kèm theo invoice, parking list đến văn phòng đại lý hãng

tàu để ký xác nhận làm D/O, tìm nơi để hàng hóa, lưu lại 1 bản D/O.

+ Mang 2 D/O còn lại đến bộ phận kho làm phiếu xuất kho. Bộ phận này sẽ giữ

một D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng.

+ Đem 2 phiếu xuất kho đến kho để xem hàng, làm thủ tục xuất kho, tách riêng

hàng hóa để chờ hải quan kiểm tra, mời hải quan giám sát giám sát việc nhận hàng.

+ Sau khi hải quan xác nhận hồn thành thủ tục hải quan thì hàng được xuất kho,

nhà xuất khẩu mang ra khỏi cảng và đưa về nơi quy định.

- Trường hợp nhận nguyên container, hải quan kiểm tra tại kho riêng.

Trong trường hợp này những việc cần làm bao gồm:

+ Làm đơn xin kiểm tra hàng tại kho riêng: nộp cùng bộ hồ sơ đăng ký thủ tục

hải quan.

+ Làm thủ tục mượn container tại hãng tàu.

- Trường hợp nhận nguyên tàu hoặc nhận với số lượng lớn.



12



Sau khi nhận D/O, nộp hồ sơ cho hải quan, nhận NOR ( notice of readlines)

thông báo sẵn sàng bốc hàng, nhân viên giao nhận tiếp nhận hàng hóa. Trước khi mở

hầm tàu cần có đại diện các cơ quan:

+ Đơn vị nhập hàng.

+ Đại diện người bán.

+ Đại diện hãng tàu, đại lý tàu.

+ Hải quan giám sát, hải quan kiểm hóa.

+ Đại diện cảng.

+ Bảo hiểm.

Trong quá trình nhận hàng nhân viên giao nhận phải theo sát hàng hóa từng giờ,

cập nhật số liệu liên tục. Kịp thời phát hiện ra sót để có biện pháp xử lý thích hợp.

Kiểm tra hàng hóa:

Theo quy định của pháp luật thì hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu cần được

kiểm tra kỹ càng để bảo vệ quyền lợi của người mua.

Mỗi cơ quan chức năng phải tùy theo khả năng và trách nhiệm sẽ tiến hành kiểm

tra hàng hóa thơng quan.

2.2.2.7. Thanh tốn.

Thanh tốn là nhiệm vụ của người nhập khẩu, trong q trình nhập khẩu của

mình. Có 3 phương thức thanh toán như sau:

- Nhờ thu.

- Chuyển tiền.

- Tín dụng chứng từ ( L/C )

Nếu hợp đồng thanh tốn bằng L/C thì khi bộ chúng từ gốc từ nước người xuất

khẩu về đến ngân hàng thì doanh nghiệp nhập khẩu cần tiến hành kiểm tra chứng từ.

Nếu thấy hợp lệ thì làm thủ tục trả tiền hoặc ký nhận sẽ thanh tốn để có được bộ

chứng từ để nhận hàng.

Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ thì

chỉ sau khi nhận chứng từ ở ngân hàng ngoại thương, doanh nghiệp nhập khẩu phải

kiểm tra chứng từ có phù hợp với hợp đồng thì chấp nhận trả tiền hoặc trả tiền để lấy

chứng từ nhận hàng. Trong trường hợp nhờ thu kèm, phiếu trơn thì sau khi nhận hối

phiếu đòi tiền của ngân hàng, nhà nhập khẩu có thể trả tiền hoặc từ chối trả tiền cho



13



người bán. Trường hợp này người bán sẽ bị bất lợi vì phải phụ thuộc vào ý muốn của

người mua.

Nếu thanh toán bằng phương thức chuyển tiền thì khi nhận được hàng do bên

xuất khẩu gửi và chứng từ từ ngân hàng chuyển về, đến thời hạn thì nhà nhập khẩu cần

viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho nhà xuất

khẩu.

2.2.2.8. Khiếu nại và xử lý hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nếu nhà nhập khẩu phát hiện ra

hàng bị tổn thất, thiếu sót, sai với hợp đồng hay có gì bất thường thì phải lập hồ sơ

khiếu nại trong thời gian quy định. Hồ sơ khiếu nại bao gồm: đơn khiếu nại và các

chứng từ kèm theo làm bằng chứng khiếu nại, hợp đồng mua bán, vận đơn, các biên

bản giám định của các cơ quan có thẩm quyền...

Bộ hồ sơ hồn tất cần phải gửi ngay cho đối tượng bị khiếu nại. Tùy theo tính

chất của tổn thất mà đối tượng bị khiếu nại có thể là bên bán, hãng tàu hoặc hãng bảo

hiểm.

Trường hợp nhà nhập khẩu bị khiếu nại do chậm chễ nhận hàng hóa, chậm thanh

tốn...thì nhà nhập khẩu cần giải quyết các khiếu nại đó. Trong trường hợp này nhà

nhập khẩu cần chứng minh mình khơng có lỗi hoặc lỗi thuộc về bên thứ ba. Nếu không

chứng minh được thì nhà nhập khẩu sẽ phải có thái độ nghiêm túc, hợp tác, thận trọng

xem xét các yêu cầu của bên kia để có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý hậu quả do

lỗi của mình gây ra đồng thời đưa ra các biện pháp bồi thường thích hợp.

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Nhập khẩu là một hoạt động diễn ra trên phạm vi quốc tế vì vậy nó chịu ảnh

hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Do đó muốn hoạt động hiệu quả các nhà nhập

khẩu cần quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động

nhập khẩu.

2.2.3.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp nhập khẩu chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế- văn hóachính trị- xã hội nhất định. Nó đòi hỏi phải có sự chọn lọc cẩn thận, nhập khẩu phải

thỏa mãn nhu cầu trong nước và phải góp phần xây dựng đât nước. Các nhân tố chủ



14



yêu tác động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố đến từ

các môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học cơng nghệ...

- Chính sách và cơng cụ quản lý nhập khẩu của nhà nước.

Nhà nước sử dụng các cơng cụ và chính sách để điều tiết nền kinh tế, điều tiết

các chủ thể tham gia vào nền kinh tế ấy. Trong đó các chính sách và cơng cụ quản lý

nhập khẩu mà nhà nước ban hành để điều tiết hoạt động nhập khẩu có ảnh hưởng trực

tiếp đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Những biện pháp quản lý nhập

khẩu chủ yếu là:

+ Thuế nhập khẩu.

+ Hạn ngạch nhập khẩu.

+ Tỷ giá và chính sách có liên quan.

- Luật pháp quốc tế.

Do việc nhập khẩu là mua hàng hóa từ nước ngồi nên nó cũng chịu sự điều tiết

của các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế, tiền lệ án và thương mại.

- Các nhân tố khác bao gồm:

+ Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

+ Sự phát triển của ngành bảo hiểm.

+ Hệ thống tài chính ngân hàng.

2.2.3.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp.

- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Yếu tố con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất và có tính quyết định

đến sự thành cơng hay thất bại của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt

động thương mại quốc tế. Bởi vậy để kinh doanh, làm ăn hiệu quả được với các doanh

nghiệp nước ngoài Cơng ty cần có một đội ngũ cán bộ cơng nhân viên am hiểu trình

độ chun mơn, được đào tạo bài bản và có tinh thần hăng say khi làm việc.

Để có được đội ngũ nhân lực giỏi, đồng thời thu hút được thêm nhân tài từ các

công ty khác, từ bên ngồi vào cống hiến hết mình cho cơng ty thì cơng ty cần có các

chính sách đào tạo, huấn luận nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân. Nhất là khi cơng ty

kinh doanh quốc tế thì cần đào tạo kỹ năng cho các nhân viên xuất nhập khẩu.

Mặt khác khi có được đội ngũ nhân lực giỏi, Cơng ty cần có các chính sách thúc

đẩy, tạo động lực cho các nhân viên của mình hăng say lao động, cống hiến hết mình



15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

×