1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.16 KB, 68 trang )


1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu quy trình hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp nối chung và

thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168 nói riêng. Cụ

thể là các cơng việc: nghiên cứu thị trường, giao dịch, đàm phán, kí kết hợp động

nhập khẩu, tổ chức thực hiện hợp động nhập khẩu trong giai đoạn 2014 đến nay.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, trong quá trình thu thập htoong tin để phân tích làm

rõ vấn đề, em đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp so sánh, phương

pháp điều tra tổng hợp…

1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Đối với dữ liệu sơ cấp: Đây là các dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập bằng

cách tham khảo các Báo cáo tài chính của Công ty qua năm 2014, 2015, 2016. Báo

cáo kim ngạch nhập khẩu mặt hàng máy khoan, phụ tùng của công ty Nhất Lộ Phát

168, hợp đồng thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển, đường hàng khơng

Việc thu thập dữ liệu sơ cấp cũng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực

tiếp cán bộ, nhân viên trong Công ty, theo dõi, quan sát và ghi chép hoạt động quản

trị quy trình thực hiện HĐNK của Cơng ty.

Đối với dữ liệu thứ cấp: Gồm các báo cáo phân tích, đánh giá tình hình Cơng

ty, các giáo trình, luận văn, khóa luận, chuyên đề về vấn đề nghiên cứu. Những dữ

liệu này được chắt lọc từ các nguồn thông tin như thư viện, sách báo…

1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Đối với dữ liệu thứ cấp: Sau khi được sàng lọc để lấy thông tin cần thiết,

những dữ liệu này được tổng hợp và sắp xếp lại cho phù hợp với các phần nghiên

cứu khác nhau. Đồng thời, dữ liệu thứ cấp cũng được sự góp ý của các cán bộ quản

lý, nhân viên trong Công ty trước khi được bổ sung cho phù hợp.

Đối với dữ liệu sơ cấp: Dùng phương pháp tổng hợp, sử dụng hệ thống bảng

biểu để có thể so sánh và phân tích các dữ liệu thu thập được.

1.5. Kết cấu của luận văn

Căn cứ vào nội dung đề tài và mục tiêu mà đề tài hướng đến. Ngoài phần

mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấu

gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Lý luận chung về quy trình nhập khẩu hàng hóa

2



Chương này đưa ra những lý luận chung nhất về hoạt động nhập khẩu và quy

trình của hoạt động nhập khẩu.

Chương 3: Thực trạng quy trình nhập khẩu xe nâng tại Công ty TNHH nhất Lộ

Phát 168

Chương này khái quát về Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168; phân tisfch thực

trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty thông qua việc vận dụng cơ sở lý luận đã

trình bày ở chương 2, đưa nhận xét đánh giá về quy trifnhn hập khẩu xe nâng Công

ty, nhuyên nhân của những tồn tại.

Chương 4: Một số phương pháp hồn thiện quy trình nhập khẩu xe nâng và

các thiết bị máy móc từ thị trường Hàn Quốc của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168

Chương này đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu của

Cơng ty. Các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động

nhập khẩu của Công ty ở chương 3, đồng thời dựa tren định hướng phát triển của

Công ty trong thời gian tới.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Ths.Nguyễn Vy Lê đã tận tình hướng dẫn

em thực hiện luận văn này. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám

đóc, các anh chị nhân viên trong Cơng ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em rất

nhiều trong q trình thực tập tại Cơng ty và trong việc thu thập số liệu cho bài luận

văn này.



3



CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH

NHẬP KHẨU HÀNG HĨA

2.1: Một số vấn đề lý luạn chung về quy trình nhập khẩu hàng hóa

2.1.1: Khái niệm

Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là q

trình trao đổi hàng hố giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy

tiền tệ là mơi giới. Nó khơng phải là hành vi bn bán riêng lẻ mà là một hệ thống

các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.

Nếu xét trên phạm vi hẹp thì tại Điều 2 Thơng tư số 04/TM-ĐT ngày

30/7/1993 của Bộ Thương mại định nghĩa: “ Kinh doanh nhập khẩu thiết bị là tồn

bộ q trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị và dịch vụ có

liên quan đến thiết bị trong quan hệ bạn hàng với nước ngoài ”.

Vậy thực chất kinh doanh nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh

tế, các Cơng ty nước ngồi, tiến hành tiêu thụ hàng hoá, vật tư ở thị trường nội địa

hoặc tái xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau.

Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại

tệ để nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sản

xuất mở rộng, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị ngày công, và giải quyết sự

khan hiếm hàng hoá, vật tư trên thị trường nội địa.

Mặt khác, kinh doanh nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngành

kinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm bảo vật

tư, thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác triệt để lợi thế so sánh của

quốc gia, góp phần thực hiện chun mơn hố trong phân cơng lao động quốc tế,

kết hợp hài hồ và có hiệu quả giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh tốn.

2.1.2: Các hình thức nhập khẩu

Có nhiều hình thức nhập khẩu khác nhau. Mỗi doanh nghiệp thực hiện kinh

doanh nhập khẩu theo một hay một số phương thức xác định phù hợp với điều kiện

và mục tiêu cụ thể của mình. Dưới đây, là các hình thức nhập khẩu chủ yếu

 Nhập khẩu trực tiếp

Hàng hoá được mua trực tiếp của nước ngồi khơng thơng qua trung gian. Bên

xuất khẩu giao hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu. Trong phương thức này, doanh



4



nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp thực hiện các hoạt động tìm kiếm đối

tác, đàm phán ký kết hợp đồng ... và phải tự bỏ vốn để tổ chức kinh doanh hàng

nhập khẩu, phải chịu mọi chi phí giao dịch, nghiên cứu thị trường, giao nhận, lưu

kho bãi, nộp thuế, tiêu thụ hàng hoá. Trên cơ sở nghiên cứu kĩ thị trường trong nước

và quốc tế, tính tốn chính xác chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu,

tuân thủ đúng chính sách, luật pháp quốc gia và pháp luật quốc tế. Các doanh

nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các hoạt

động của mình. Mức độ rủi ro của hoạt động nhập khẩu trực tiếp cao hơn so với

nhập khẩu uỷ thác nhưng nó đem đến sự chủ động hơn cho nhà nhập khẩu, giảm

thiểu những hiểu lầm khơng đáng có, giảm được chi phí trung gian.

 Nhập khẩu uỷ thác

Là hình thức nhập khẩu gián tiếp thơng qua trung gian thương mại, bên nhờ uỷ

thác sẽ phải trả một khoản tiền cho bên nhận uỷ thác dưới hình thức là phí uỷ thác,

còn bên nhận uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đúng như nội dung của hợp đồng uỷ

thác đã được ký kết giữa các bên. Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nhận uỷ thác

sẽ không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, không cần quan tâm nhiều đến thị

trường tiêu thụ cho hàng hoá mà chỉ nhận đại diện cho bên uỷ thác tiến hành giao

dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhập hàng cũng như thay mặt bên uỷ

thác khiếu nại, đòi bồi thường với đối tác nước ngồi khi có tổn thất. Khi tiến hành

nhập khẩu uỷ thác, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nhận uỷ thác sẽ phải lập hai

hợp đồng là hợp đồng nhập khẩu ký với đối tác nước ngoài và một hợp đồng nhận

uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác.

 Nhập khẩu liên doanh

Nhập khẩu liên doanh là hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở

liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp trong đó có ít nhất một

bên là doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp nhằm phối hợp các kĩ năng để

cùng giao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động kinh

doanh nhập khẩu, hướng hoạt động này sao cho có lợi nhất cho tất cả các bên tham

gia, cùng chia lợi nhuận và cùng chịu lỗ theo tỷ lệ vốn góp trong liên doanh. So với

hình thức nhập khẩu trực tiếp thì doanh nghiệp sẽ bớt rủi ro vì mỗi doanh nghiệp

tham gia liên doanh nhập khẩu sẽ phải góp một phần vốn nhất định. Quyền hạn và



5



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

×