Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.46 KB, 64 trang )
•
Công ty cổ phần kem KI DO
•
Công ty CP Thực phẩm Kinh Đô Sài Gòn:
•
Công ty Cổ phần Kinh Đô Bình Dương
•
Công ty Cổ phần thương mại và Hợp tác
quốc tế
1.7 Thành tựu
Năm 2009, thương hiệu Kinh Đô liên tiếp có mặt trong hầu hết các
bảng xếp hạng danh giá nhất về mức độ nổi tiếng của thương hiệu cũng
như mức độ tin tưởng, đánh giá cao của người tiêu dùng.
TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, xếp hạng nhất trong
ngành thực phẩm. Chương trình này do VCCI & Neilsen Việt Nam phối
hợp tổ chức dựa trên nghiên cứu người tiêu dùng bình chọn cho 500 thương
hiệu. TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 100 doanh nghiệp
tư nhân lớn nhất Việt Nam (theo doanh thu) năm 2009 do báo VietNamNet
& Công ty VietNam Report bình chọn. Cúp vàng “Thương hiệu vàng an
toàn vệ sinh thực phẩm”.Giải thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống
quản lý chất lượng toàn diện (TQM) xuất sắc.Danh hiệu: “Hàng Việt Nam
chất lượng cao” 14 năm liền do người tiêu dùng bình chọn. Danh hiệu “Sản
phẩm Tin & Dùng 2009” và danh hiệu “Sản phẩm Việt Nam tốt nhất” năm
2009 do người tiêu dùng bình chọn. Bộ GD & ĐT tặng bằng khen: “Đơn vị
đã có những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục”.Giải thưởng
9
“Thương hiệu uy tín – sản phẩm và dịch vụ chất lượng vàng” do người tiêu
dùng bình chọn, Bộ Công Thương chủ trì tổ chức.Giải thưởng “Thương
hiệu mạnh Việt Nam năm 2009” do Thời Báo Kinh Tế Việt Nam phối hợp
Cục Xúc Tiến Thương Mại (Bộ Công Thương) tổ chức và bình chọn.
10
Chương 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CƠ HỘI
2.1 Phân tích tình huống:
2.1.1 Phân tích môi trường vi mô:
•
Khách hàng
Thông thường doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi quy mô nhu cầu sản
phẩm hoặc dịch vụ hiện tại và tiềm năng, lợi ích mong muốn, thị hiếu, khả
năng thanh toán của khách hàng. Các doanh nghiệp thường quan tâm đến
những thông tin này để định hướng tiêu thụ.
•
Sức ép về giá cả
Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa
chọn trong việc mua sắm hàng hóa, thực phẩm... Bên cạnh đó, mức thu
nhập là có hạn, người tiêu dùng luôn muốn mua được nhiều sản phẩm với
chi phí bỏ ra là ít nhất nên giá cả của hàng hóa luôn là mối quan tâm lớn
của người tiêu dùng. Người tiêu dùng luôn có xu hướng muốn mua hàng
giá rẻ nhưng chất lượng tốt.
•
Áp lực về chất lượng sản phẩm
Tập đoàn đa quốc gia Millward Brown (Millward Brown là tập đoàn
chuyên về quảng cáo, truyền thông tiếp thị, truyền thông đại chúng và
nghiên cứu giá trị thương hiệu, có 75 văn phòng đặt tại 43 quốc gia) phối
11
hợp với công ty nghiên cứu thị trường Customer Insights vừa công bố 10
thương hiệu thành công tại Việt Nam gồm: Nokia, Dutch Lady, Panadol,
Coca Cola, Prudential, Cool air, Kinh Đô, Alpeenliebe, Doublemint và
Sony. Báo cáo cũng chỉ ra 10 thương hiệu có tiềm năng phát triển mạnh
trong tương lai là Kinh Đô, Flex, Sachi (tên sản phẩm Snacks của Kinh
Đô), Sá xị, Bảo Việt, bia Hà Nội, Vinamilk, Milk, 333 và Jak. Kết quả này
được nghiên cứu trên 4.000 người tiêu dùng tại Hà Nội và TP HCM, với
phương pháp Barnd Dynamics là công cụ đo lường giá trị thương hiệu của
Millward Brown. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn người tiêu dùng đánh giá
tổng cộng 60 thương hiệu và 10 loại sản phẩm. Kết quả khảo sát cho thấy,
Kinh Đô là doanh nghiệp duy nhất trong ngành sản xuất bánh kẹo được
người tiêu dùng quan tâm và yêu thích. Tuy nhiên, áp lực về sự thay đổi sự
lựa chọn đối với các sản phẩm khác vẫn luôn tồn tại nếu Kinh Đô không
tiếp tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng.
•
Nhà cung cấp
Sức ép về chất lượng nguồn nguyên liệu. Nhà cung cấp có thể khẳng
định quyền lực của họ bằng cách đe doạ tăng giá hoặc giảm chất lượng sản
phẩm dịch vụ cung ứng. Các đối tượng doanh nghiệp cần quan tâm là: nhà
cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư; nhà cung cấp tài chính – các tổ
chức tín dụng ngân hàng; nguồn lao động.
•
Giá cả
12