Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.4 KB, 34 trang )
2. Cấu trúc của tam đoạn luận:
• VD
Mọi loài hoa đều là thực vật
Cẩm chướng là một loài hoa
--------------------------------------Vậy, cẩm chướng là thực vật
S: cẩm chướng
M: loài hoa
P: thực vật
2. Cấu trúc của tam đoạn luận:
Tiền đề chứa thuật ngữ lớn P gọi là tiền đề
lớn (TĐL) hay đại tiền đề. Tiền đề chứa thuật
ngữ nhỏ S gọi là tiền đề nhỏ (TĐN) hay tiểu
tiền đề.
TĐL: Mọi loài hoa (M) đều là thực vật (P)
TĐN: Cẩm chướng (S) là một loài hoa (M)
--------------------------------------Vậy, cẩm chướng (S) là thực vật (P)
3. Các loại hình của tam đoạn luận:
• Trong tam đoạn luận thuật ngữ trung gian (M)
giữ vai trò liên kết giữa thuật ngữ lớn và thuật
ngữ nhỏ, nhờ vậy mà rút ra kết luận. => Nó giữ
vai trò quan trọng.
• Vị trí nó khác nhau trong các tiền đề, có thể là
chủ từ hoặc vị từ trong đại tiền đề và tiểu tiền
đề. Căn cứ vào các vị trí (M) để xác định các
loại hình của tam đoạn luận. => Có 4 loại hình
của tam đoạn luận sau:
3. Các loại hình của tam đoạn luận:
• Loại hình 1: Gồm những tam đoạn luận có
thuật ngữ trung gian (M) là chủ từ của tiền đề
lớn và là vị từ của tiền đề nhỏ.
Mọi bò sát là động vật máu lạnh
Rắn là một loài bò sát
-----------------------------------------Vậy, rắn là động vật máu lạnh