1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.84 KB, 91 trang )


Đền Phan Thôn, Đền Dùng, Đền làng Đông, Đền làng Nam, Chùa Hoàng Cần,

Chùa Làng Phan...

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước Hưng

Tân luôn là ngọn cờ đầu, là hậu phương vững chắc trong phong trào “Thóc

không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Mảnh đất này đã từng đón

tiếp, chở che, nuôi dưỡng cán bộ tỉnh, huyện về sơ tán và làm việc. Kết thúc

chiến tranh Hưng Tân đã đóng góp nhiều xương máu cho đất nước, có 150 liệt

sỹ, gần 400 anh, chị em thương, bệnh binh và 6 bà mẹ Việt Nam anh hùng và

Hưng Tân đã được phong tặng danh hiệu “ Đơn vị Anh hùng lực lượng Vũ trang

nhân dân” đầu tiên của huyện Hưng Nguyên vào năm 1998.

3.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Đặc điểm địa hình, khí hậu, thuỷ văn

+ Địa hình: Địa hình tương đối bằng phẵng nhưng thấp trũng dễ ngập úng

về mùa mưa phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản, canh tác lúa, cây màu và cây lâu

năm khác.

+ Khí hậu: Bị tác đông mạnh của gió tây nam. Nhiệt độ chênh giữa các

mùa lớn. Nhiệt độ trung bình: 28 độ C; độ ẩm tương đối trung bình năm: 81%;

lượng mưa trung bình qua các năm: 2.100mm/năm.

+ Thuỷ văn: Khu vực mang đặc điểm của vùng thấp trũng dễ bị úng lụt.

3.1.2.2 Tài nguyên

+ Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt khá phong phú biến đổi theo mùa, theo lượng mưa hàng

năm và mực nước của sông Lam về mùa khô nước sông thấp. Do có hệ thống

sông đào đi qua địa bàn xã nên thuận lợi cho việc cung cấp nước quanh năm, địa

bàn là vùng có trữ lượng nước ngầm có chất lượng tốt.

+ Tài nguyên đất



30



Với tổng diện tích đất tự nhiên là 487,46 ha trong đó, diện tích đất nông

nghiệp chiếm một tỷ lệ khá lớn 71,91% tạo điều kiện cho Hưng Tân phát triển

nông nghiệp.



Bảng 3.1 Tổng hợp hiện trạng đất xã Hưng Tân năm 2013

Chỉ tiêu



Diện tích (ha)



TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN



Tỷ lệ (%)



487,46



100,00



1. Đất nông nghiệp



350,53



71,91



1.1 Đất trồng cây hàng năm



294,94



84,14



1.2 Đất trồng cây lâu năm



33,84



9,65



1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản



21,75



6,20



128,65



26,39



2.1 Đất ở



22,32



17,35



2.2 Đất có mục đích công cộng



93,35



72,56



2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa



5,19



4,03



2.4 Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng



6,15



4,78



2.5 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp



0,64



0,00



2.6 Đất tôn giáo tín ngưỡng



0,52



0,00



2. Đất phi nông nghiệp



3. Đất chưa sử dụng



8,28

6,44

(Nguồn: Ban thống kê xã Hưng Tân).



Đánh giá: Xã có tiềm năng tài nguyên đất đai, nguồn nước đây là điều

kiện thuận lợi cho người dân sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1 Dân số và lao động





Dân số



31



Đến năm 2013 toàn xã có 980 hộ với tổng số nhân khẩu là 3.757 người. Tỷ

lệ phát triển dân số là 0,45%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,45%. Thành phần

dân số trên địa bàn toàn xã là 100% dân tộc Kinh, với mật độ dân số trung bình

là 497 người/km2.

Dân số toàn xã Hưng Tân trong những năm gần đây biến động không đáng

kể.



32



Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Hưng Tân

Chỉ tiêu



ĐVT



2011

SL



2012



2013



So sánh (%)



CC (% )



SL



CC (% )



SL



CC (% )



I. Tổng số nhân khẩu



Người



3620



100,00



3686



100,00



3757



100,00



1. Khẩu nông nghiệp



Người



2998



82,82



2785



75,56



2512



66,86



2. Khẩu phi nông nghiệp



Người



622



17,18



901



24,44



1245



II. Tổng số hộ



Hộ



909



100,00



932



100,00



1. Hộ nông nghiệp



Hộ



784



86,25



773



2. Hộ phi nông nghiệp



Hộ



125



13,75



III. Tổng số lao động



Người



1368



1. Lao động nông nghiệp



Người



2. Lao động phi nông nghiệp



12/11



13/12



101,82 101,93

92,90



BQ

101,87



90,20



91,54



33,14



144,86 138,18



141,48



980



100,00



102,53 105,15



103,83



82,94



778



79,39



98,60 100,65



99,62



159



17,06



202



20,61



127,20 127,04



127,12



100,00



1379



100,00



1422



100,00



100,80 103,12



101,95



872



63,74



861



62,44



839



59,00



Người



496



36,26



518



37,56



583



41,00



1. BQ khẩu/hộ



Người



3,98



-



3,95



-



3,83



2. BQ LĐ/hộ



Người



1,50



-



1,48



-



1,45



98,74



97,44



98,09



104,44 112,55



108,42



-



99,25



96,96



98,10



-



98,67



97,97



98,32



IV.Một số chỉ tiêu BQ



(Nguồn: Ban thống kê xã Hưng

Tân).



32







Lao động



Lao động trong độ tuổi toàn xã hiện nay là 1.422 người, có 1376 người có

trình độ từ sơ cấp trở lên. Về cơ cấu lao động: nông nghiệp chiếm tỷ lệ 59%, lao

động công nghiệp chiếm tỷ lệ 21%, lao động dịch vụ 20% trong tổng số lao

động của xã.

Qua 3 năm gần đây, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần, thay vào đó tỷ

lệ lao động phi nông nghiệp tăng nhanh trong xã. Điều này cho thấy sự thay đổi

cơ cấu dân số tích cực của xã, theo xu hướng phát triển tất yếu và phù hợp với

quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Đánh giá: Nguồn lao động trong độ tuổi dồi dào, chiếm tỷ lệ 64,15% dân

số là một lợi thế trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của xã.

3.1.3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh

 Tình hình phát triển kinh tế của xã

Bước vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có nhiều

khó khăn cần phải giải quyết thì địa phương đã tập trung mọi nguồn lực, thời cơ

đẩy mạnh phát triển kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Kết quả của sự

phát triển kinh tế trong 3 năm qua được thể hiện trong bảng 3.3.

Trong 3 năm qua, tổng giá trị sản xuất của xã có xu hướng tăng đạt bình

quân là 145,56%/năm tức tăng 45,56%/năm. Với năm 2011 đạt 32000,00 triệu

đồng và năm 2012 đạt 44200,00 triệu đồng cùng với đó tốc độ tăng của 2 năm

này đạt 138,13% tức tăng 38,13%. Còn năm 2013, tổng GTSX đạt 67800,00

triệu đồng và tốc độ tăng so với năm 2012 đạt 153,39%.

Đối với ngành nông nghiệp năm 2011 đạt 17600,00 triệu đồng chiếm 55%

tổng giá trị sản xuất; năm 2013 ngành đạt 33400,00 triệu đồng chiếm 49,26%

tổng giá trị sản xuất, bình quân tăng mỗi năm là 37,76%/năm. Từ đó cho thấy

ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nó là

nền tảng để phát triển công nghiệp - xây dựng - TMDV.



33



Bảng 3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của xã Hưng Tân giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu

I. Tổng GTSX



2011

SL (trđ) CC(% )

32000,00 100,00



2012

SL (trđ) CC (%)

44200,00 100,00



2013

So sánh (%)

SL (trđ) CC(% ) 12/11

13/12

BQ

67800,00 100,00 138,13 153,39 145,56



1. Nông nghiệp



17600,00



55,00



22900,00



51,81



33400,00



49,26



130,11



145,85



137,76



2. Công nghiệp - xây dựng



8200,00



25,62



12100,00



27,38



18700,00



27,58



147,56



154,55



151,01



3. TMDV- Khác



6200,00



19,38



9200,00



20,81



15700,00



23,16



148,39



170,65



159,13



8,84



-



11,99



-



18,05



-



135,63



150,54



142,89



2. Giá trị sản xuất/LĐ



23,39



-



32,05



-



47,68



-



137,02



148,77



142,77



3. Giá trị sản xuất/hộ



35,20



-



47,42



-



69,18



-



134,72



145,89



140,19



II. Một số chỉ tiêu

1. Giá trị sản xuất/khẩu



(Nguồn: Ban thống kê xã Hưng Tân).



34



Ngành TMDV - Khác trong 3 năm qua có xu hướng tăng với tốc độ tăng

trung bình đạt 59,13%/năm, là ngành đang phát triển nhất, mang lại giá trị kinh

tế cao nhất.

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu

người trên địa bàn xã cũng đã được cải thiện đáng kể. Năm 2011 thu nhập bình

quân đầu người đạt 8,84 triệu đồng/người/năm. Năm 2013 thu nhập bình quân

đầu người đã đạt mức 18,05 triệu đồng/người/năm, tăng 42,89% trong 3 năm.

Từ đó đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân trong xã phát triển kinh tế và từng

bước hội nhập với nền kinh tế chung của đất nước.

Như vậy sản xuất nông nghiệp ở xã có nhiều biến động nhưng vẫn đóng

vai trò không nhỏ trong phát triển kinh tế chung của xã. Trong thời gian tới, để

nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân thì xã cần có những chủ

trương, chính sách hỗ trợ cho nền nông nghiệp của xã phát triển hơn nữa nhằm

nâng cao năng suất, sản lượng góp phần phát triển nền nông nghiệp chung của

đất nước.

Xã Hưng Tân đã tập trung chỉ đạo có hiệu quả nhiều đề án lớn phát triển

kinh tế, bao gồm:

- Đề án xây dựng cánh đồng có thu nhập cao đến nay đã có thu nhập 150 200 triệu đồng/năm;

- Đề án nuôi trồng thủy sản: Hưng Tân đã tận dụng một số diện tích hoang

bằng, hoang nước, các vùng sản xuất lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng

thủy sản, hiện nay Hưng Tân đã có 157 gia trại theo kiểu trang trại phát huy có

hiệu quả bằng 2-3 lúa;

- Đề án sản xuất vùng giống: Hàng năm Hưng Tân đã quy hoạch 60 - 70

ha sản xuất giống nguyên chủng do công ty giống cây trồng bao tiêu;

- Đề án xuất khẩu lao động: Hưng Tân hàng năm đã xuất khẩu lao động

45 - 50 lao động sang các nước. Hiện nay Hưng Tân đã có 500 lao động đi sang

các nước.



35



Sau khi xây dựng Đề án thành công Hưng Tân đã được tiếp cận nhiều

chương trình đầu tư khoa học - kỹ thuật như: chương trình của các hiệp hội khoa

học - kỹ thuật Việt Nam đầu tư cho Hưng Tân 5 năm, đã giúp bà con nhân dân

tiếp cận được nhiều kiến thức về khoa học - kỹ thuật; giống cây, giống con, nuôi

trồng thủy sản...

Đặc biệt là Hưng Tân đã làm tốt công tác xóa được đói, giảm được nghèo,

tăng cường làm giàu, đến nay Hưng Tân còn lại 4% hộ nghèo/12% của huyện

Hưng Nguyên.

 Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã

Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn như diễn biến thời tiết phức tạp, dịch

bệnh, giá các loại vật tư phục vụ nông nghiệp lên giá, thị trường thiếu ổn định

nhưng trong 3 năm qua thì sản xuất nông nghiệp vẫn đạt được kết quả khả quan.

GTSX NN qua 3 năm có nhiều biến động và còn phụ thuộc nhiều vào yếu

tố thị trường.

GTSX NN năm 2011 đạt 17600,00 triệu đồng, tăng vọt vào năm 2013 đạt

mức 33400,00 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 37,76%. Xét thấy

về mặt số lượng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, nhưng thực tế là đang có xu

hướng giảm dần vì hiện nay cơ cấu ngành nông nghiệp giảm so với các ngành

khác, năm 2011 GTSX NN chiếm 55% tổng GTSX nhưng đến năm 2013 GTSX

NN chỉ chiếm 49,26% tổng GTSX.

Trong nông nghiệp, giá trị trồng trọt và chăn nuôi giảm, nhưng người dân

vẫn tăng gia chăn nuôi, với số lượng đầu con tăng lên.

Với đàn lợn: năm 2011 tổng đàn lợn có 5302 con, năm 2012 có 5538 con,

năm 2013 có 5990 con, tăng bình quân 6,31%/năm; với đàn trâu bò: 700 con

năm 2013, tổng đàn gia cầm năm 2013 là 32670 con và trên 43 tấn cá các loại.

Sự phát triển chăn nuôi, đóng một vai trò rất quan trọng trong kinh tế của

hộ nông dân. Địa phương là một xã thuận lợi trong giao thông và vị trí. Vì vậy,

lưu thông các hàng hoá nông sản của nông dân rất tiện lợi. Do đó, địa phương



36



cần có những chính sách khuyến khích người nông dân nói chung và người chăn

nuôi nói riêng để phát triển kinh tế hộ gia đình.

3.1.3.3 Tình hình cơ sở vật chất

 Giao thông

Xã có tuyến tỉnh lộ 542 đi qua địa bàn với chiều dài 2,5 km đã được nhựa

hóa đạt chuẩn. Đường trục thôn xóm, đã cứng hóa phải nâng cấp thêm để đạt

chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Tổng số 30,2 km. Trong đó: Đường trục

xóm: 19,8 km. Đường ngõ xóm 10,4 km.

 Bưu chính

Xã có 01 bưu điện văn hóa tại xóm 6 xã Hưng Tân. Toàn xã có 23 điểm

kết nối Internet tại trụ sở của các tổ chức chính tri, xã hội và các xóm.

 Giáo dục

Hiện xã được trên công nhận đạt chuẩn phổ cập tiểu học, trung học cơ sở

đúng độ tuổi. Phổ cập giáo dục trung học đạt chuẩn. 100% học sinh tốt nghiệp

trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề). Tỷ lệ

lao động qua đào tạo trên 35%.

 Y tế

Có 55% nhân dân trong địa bàn xã được hưởng chế độ bảo hiểm y tế miễn

phí. Trạm y tế xã đã được trên công nhận đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2007 đến

nay.

 Thuỷ lợi

Sông Hoàng Cần chảy qua địa bàn xã là nguồn cung cấp nước chính cho

sản xuất nông nghiệp của xã.

+ Kênh cấp 2: 6 km

+ Kênh nội đồng: 24 km

 Điện

Toàn xã có 27 km đường dây hạ thế và 5 trạm biến áp đang vận hành và

được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất của



37



nhân dân. Toàn xã hiện tại có: 980 hộ sử dụng điện, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó hộ

sử dụng điện an toàn, đạt tỷ lệ 100%.

 Môi trường

Hiện xã có 1 trạm cấp nước qua hệ thống đường ống, có 900 hộ sử dụng

nước sạch, đạt 96%. Không có các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Hàng

năm diện tích trồng cây phân tán đều được thực hiện tốt góp phần cải thiện môi

trường, tăng độ che phủ. Tuy nhiên so với tổng diện tích chung của xã thì chưa

đáp ứng được yêu cầu về hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp. Hiện

xã đã hợp đồng thu gom, xử lý rác thải, nên việc xử lý rác thải ở khu dân cư đảm

bảo vệ sinh môi trường.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các báo cáo, các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến chăn nuôi

lợn, rủi ro trong chăn nuôi lợn, các văn bản chính sách của địa phương, số liệu

liên quan đến phát triển kinh tế địa phương và chăn nuôi lợn.

Sách, báo, trang web về nông nghiệp có liên quan đến rủi ro sản xuất

trong chăn nuôi lợn.

Thu thập số liệu từ các khoá luận, các bài nghiên cứu trước đây.

3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp được lấy từ phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp hộ nông

dân, các cán bộ thú y, khuyến nông tại địa phương. Nội dung về tình hình chăn

nuôi, các thông tin chung của hộ như đặc điểm của hộ, tài sản của hộ, chi phí

trong chăn nuôi lợn, sản lượng và thu nhập, các thông tin về kiến thức, các loại

rủi ro và cách quản lý các loại rủi ro của hộ chăn nuôi lợn tại địa phương.

Đối tượng điều tra là các hộ chăn nuôi và các cán bộ thú y, cán bộ quản lý

ở địa phương. Để mang tính đại diện và phản ánh đúng thực trạng chăn nuôi và

rủi ro trong chăn nuôi. Nghiên cứu điều tra vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa mang



38



tính chọn lọc nhằm đảm bảo sự đa dạng hoá và phản ánh đúng thực trạng chăn

nuôi lợn thịt trên địa bàn nghiên cứu.

Thu thập thông tin thông qua phương pháp sau:

Phỏng vấn hộ nuôi bằng bảng hỏi: Tiến hành thu thập số liệu sơ cấp

thông qua điều tra 50 hộ nuôi lợn thịt ở 3 xóm thuộc xã Hưng Tân thông qua

bảng hỏi, trao đổi trực tiếp. Bao gồm 15 hộ có quy mô nhỏ, 23 hộ có quy mô

vừa, 12 hộ có quy mô lớn.

Mảng thông tin điều tra chính:

- Thông tin về các hộ chăn nuôi : Tên, tuổi chủ hộ, giới tính, số năm kinh

nghiệm nuôi lợn, đất đai, hệ thống chăn nuôi, tài chính của hộ...

- Thực trạng về tình hình con giống, dịch bệnh, thức ăn chăn nuôi; mức

độ và thiệt hại của các rủi ro trong sản xuất lợn thịt.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro sản xuất, ứng xử của

người chăn nuôi và chính quyền địa phương trước một số rủi ro sản xuất.

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Thông tin sau khi thu thập được tiến hành phân loại, tổng hợp và xử lý

bằng bảng tính Excel.

Tập hợp số liệu: Sắp xếp, phân loại số liệu và tập hợp thành dạng bảng và

biểu đồ.

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội bằng việc mô

tả các số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích tình hình kinh

tế xã hội, tình hình chăn nuôi lợn thịt và những rủi ro sản xuất trong chăn nuôi

lợn thịt của các hộ nông dân tại địa phương và mô tả các cách thức quản lý rủi ro

trong chăn nuôi lợn thịt, trong từng trường hợp, điều kiện cụ thể.



39



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

×