1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và cung cấp nước sạch của công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng trên địa bàn thành phố Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.84 KB, 91 trang )


tăng doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, lượng nước sản xuất và cung cấp của công

ty vẫn còn tăng lên sau mỗi năm.

Cụ thể, tác giả thu thập phiếu điều tra từ 60 hộ dân trên địa bàn hai

phường Tân Giang và Hợp Giang cho thấy, các hộ gia đình đều tương đối hài

lòng với dịch vụ cung ứng nước của công ty cả về chất lượng và khối lượng

nước của công ty. Trên 2/3 trong số các hộ gia đình được điều tra đều sử dụng

nguồn nước của công ty trên 15 năm và không có kế hoạch chuyển đổi sang

sử dụng nguồn nước giếng khoan hay nguồn nước khác

Bảng 4.8: Kết quả điều tra thời gian sử dụng nước sạch của các hộ trên địa

bàn thành phố Cao Bằng

Phường Hợp Giang

TT

1



2



(30 hộ)

SL (hộ) CC (%)

30

100

6

20

17

56,67

7

23,33

30

100

3

100

0

0



Chỉ tiêu

Thời gian sử dụng nước sạch

Dưới 5 năm

Từ 5 đến dưới 15 năm

Trên 15 năm

Tiếp tục sử dụng nước sạch của công ty



Không



Phường Tân Giang

(30 hộ)

SL (hộ) CC (%)

30

100

4

13,33

21

70

5

16,67

30

100

30

100

0

0



(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả, 2014)

Kết quả trên cho thấy, các hộ dân trên địa bàn thành phố đều hài lòng

với chất lượng nước sạch mà công ty cung ứng nên họ không có nhu cầu

chuyển đổi sang sử dụng nguồn nước khác mà vẫn tiếp tục sử dụng nguồn

nước của công ty với mức đồng ý tiếp tục sử dụng là 100% (60/60).

Việc người dân trên địa bàn thành phố khá “trung thành” với công ty

bắt nguồn từ hai lý do. Thứ nhất là do công ty là đơn vị duy nhất cung ứng

nước sạch trên địa bàn thành phố, thứ hai là do chất lượng và nguồn nước của

công ty đảm bảo nên đã giữ chân được hầu hết những khách hàng đã đăng ký

sử dụng.

4.2.2 Nhu cầu xã hội

51



Tính chất sản phẩm của công ty không có sự sụt giảm về nhu cầu sử

dụng đột biến. Do phần lớn khách hàng của công ty là các hộ gia đình mà

mức tiêu thụ nước bình quân hàng tháng của các hộ gia đình thường tương

đối ổn định, nhưng số lượng hộ dân sử dụng nước sạch sẽ mở rộng hơn bởi

người dân ngày càng có nhận thức hơn về tầm quan trọng của nguồn nước

sạch. Cùng với mức khai thác hiện nay thì công ty còn rất nhiều cơ hội để

phát triển mạnh về chiều rộng.

Bảng 4.9 Số hộ dân sử dụng nước sạch tại thành phố Cao Bằng

TT Chỉ tiêu

1



Tổng số hộ. Trong đó:



- Số hộ dân thuộc phạm

vi cấp nước

-Số hộ dân không thuộc

phạm vi cấp nước

2



Số hộ dân sử dụng nước

sạch



3



Tỷ lệ hộ dân sử dụng

nước sạch



ĐVT 2011



Hộ



Hộ



Hộ



Hộ



%



17.74

0

16.71

3



2012



2013



20.648 21.683



19.529 20.475



1.027



1.119



11.40



14.31



5



7



68,24



73,31



1.208



So sánh (%)

12/11



13/12



116,3



105,0



9



1



116,8



104,8



110,6



4



4



8



110,55



108,95 107,95 108,45



16.145 125,53



78,85



BQ



-



112,7



118,9



7



8



-



-



(Nguồn: Phòng kế toán tài chính, 2014)

Bảng 4.9 cho thấy mặc dù tỷ lệ hộ dân trên địa bàn thành phố được sử

dụng nước sạch có cao hơn so với mức trung bình toàn công ty và năm sau

luôn tăng cao hơn so với năm trước (từ 68,24% năm 2011 lên 78,85% năm

2013). Song, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ dân cư chưa sử dụng nước sạch và

toàn bộ hộ dân (hơn 1.000 hộ) tại xã Vĩnh Quang chưa thuộc mạng lưới cấp

nước của công ty. Vì vậy, trong tương lai thành phố vẫn là thị trường tiềm

52



năng của công ty.

4.2.3 Năng lực cung ứng của công ty

Tiền thân là Xí nghiệp cấp nước Cao Bằng được thành lập từ năm 1970

cho đến nay đã trải qua hơn 40 năm hoạt động nên hệ thống đường ống cấp

nước của công ty tương đối phức tạp và không đồng đều. Ngoài nguyên nhân

sử dụng lâu ngày thì phải kể đến hiện tượng xâm phạm của các công trình xây

dựng và hành động tự y tháo gỡ, đục phá của một số khách hàng đã làm hệ

thống cấp nước của công ty đang bị xuống cấp.

Hệ thống phân phối nước nhiều nơi đã mục bể, rò rỉ, ô nhiễm…nhiều

tuyến ống đã xuống cấp trầm trọng do tuổi thọ quá cao mà chưa kịp thay thế.

Do đó, khả năng truyền dẫn bị hạn chế, dễ gây xì bể làm thất thoát nước, đồng

thời do trải qua nhiều thời kỳ nên vật tư không đồng bộ gây trở ngại cho công

tác sửa chữa khắc phục khi xảy ra sự cố.

Hệ thống mạng lưới phát triển qua nhiều thời kỳ nên không đồng bộ, dữ

liệu quản lý mạng lưới chưa được cập nhật đầy đủ gây khó khăn trong công

tác duy tu, sửa chữa, kiểm soát và quản lý mạng lưới. Hệ thống quản lý, hệ

thống thông tin còn hạn chế. Tình trạng lấn chiếm mặt bằng trên khu vực còn

khá phổ biến dẫn đến hiện tượng hệ thống van đóng mở ngoài hiện trường bị

chôn lấp, thất lạc dẫn đến việc vận hành mạng lưới chưa hiệu quả.

Dù công ty có riêng đội chuyên kiểm tra và khắc phục sự cố rò rỉ vỡ

ống nhưng do lực lượng còn mỏng (3 người) cùng với đó là hệ thống ống đã

cũ kỹ, lạc hậu nên công tác kiểm tra sự cố chưa thực sự hiệu quả. Tác giả thu

thập số liệu tại công ty cho thấy:



53



Bảng 4.10: Tuổi thọ đường ống nước của công ty tại thành phố



TT



Chỉ tiêu



ĐVT



2011



2012



2013



1



Tổng số mét ống



m



67.500



69.15

0



2



< 5 năm



m



11.35

0



12.67

0



5 năm đến <10 năm



m



10 năm đến <20 năm



m



>20 năm



m



So sánh (%)



Tuổi thọ của ống



12/11



13/12



BQ



71.00

0



102,44



102,6

7



102,55



13.48

0



111,6

3



106,3

9



108,9

8



16.84

0



14.290 13.220



84,85



92,51



88,60



36.45

0



38.69

0



40.800



106,1

4



105,45 105,79



2.860



3.500



3.500



122,37



100,0

0



110,6

2



(Nguồn: Phòng kế hoạch kỹ thuật, 2014)

Dù công ty cũng tiến hành đổi mới đường ống nước sau mỗi năm nhưng

lượng ống được đổi mới không đáng kể, trở ngại chính cho việc đổi mới hệ

thống ống dẫn nước là do hầu hết hệ thống ống nằm trong các khu dân cư nên

việc cải tạo vô cùng khó khăn, mất thời gian và tốn kém chi phí.

4.2.4 Kiêm tra chất lượng và khối lượng nước cung ứng

Như trên đã trình bày, hiện nay công ty có phòng nghiên cứu kiểm tra chất

lượng nước và giám sát đường ống. Nhưng cơ sở vật chất của phòng hầu hết đã

cũ kỹ và lạc hậu, không đo được chính xác lượng tạp chất có trong nước. Hơn

nữa, hiện nay nguồn nước hai con sông Bằng và sông Hiến đang bị ô nhiễm

nặng bởi những hóa chất từ các doanh nghiệp và nước thải từ hộ dân cư nên với

các trang thiết bị hiện có không để xác định đúng các loại hóa chất có trong

nước. Cùng với hệ thống xử lý nước đơn giản mà công ty đang áp dụng thì trong



54



tương lai gần chất lượng nguồn nước của công ty sẽ bị giảm sút nếu không có

các giải pháp khắc phục kịp thời.

Tỷ lệ thất thoát nước trên địa bàn thành phố có xu hướng giảm và dần

kiểm soát được do đã phát hiện ra những nguyên nhân cơ bản để khắc phục.

Tuy nhiên, vẫn còn phải tiếp tục phấn đấu giảm thấp hơn nữa. Nhất là tình

trạng gian lận nước của khách hàng vẫn còn xảy ra và công ty chưa kiểm soát

và giải quyết triệt để được các trường hợp gian lận của khách hàng do trên địa

bàn thành phố lượng dân cư tập trung cao hơn so với các huyện trong khi đó

lực lượng kiểm tra còn quá mỏng. Các trường hợp gian lận của khách hàng

thường là gắn đường ống trước đồng hồ, khoan lỗ, cắt cánh quạt đồng hồ

nước….còn phổ biến. Bên cạnh đó, công ty còn thiếu các chế tài để răn đe,

giáo dục trong xử lý vi phạm về sử dụng nước.

4.2.5 Giá nước sạch của công ty

Giá nước sạch mà công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng

đang cung cấp hiện nay là do UBND tỉnh quyết định và áp dụng cho từng địa

phương. Theo đó, khu vực thành phố Cao Bằng thì đối với nước sinh hoạt hộ

dân cư là 7.500 đồng/m3; cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp (bao gồm cả

trường học, bệnh viện), phục vụ mục đích công cộng là 9.500 đồng/m 3; hoạt

động sản xuât vật chất là 11.500 đồng/m 3; kinh doanh dịch vụ là 12.500

đồng/m3.

Như vậy, trên địa bàn thành phố Cao Bằng áp dụng một mức giá cho tất

cả các mức sử dụng. Tại Hà Nội, giá nước sạch tính lũy tiến được chia theo

lượng nước sử dụng hàng tháng. Cụ thể, sử dụng từ dưới 10m3 đầu tiên của

tháng là 4.172 đồng/m3; sử dụng trên 10m3 đến 20m3/tháng có mức giá là

4.930 đồng/m3; trên 20m3 đến 30m3 là 6.068 đồng/m3. Với những hộ dân sử

dụng trên 30m3/tháng giá nước là 10.619 đồng/m3.



55



Bảng 4.11: Phản hồi về giá nước sinh hoạt



TT Chỉ tiêu



Phường Tân Giang

(n=30)



Phường Hợp Giang

(n=30)



SL (hộ)



SL (hộ)



CC (%)



30/30



100



30/30



100



+ Cao



19



63,33



22



73,33



+ Trung bình



8



26,67



6



20



+ Thấp



1



CC (%)



3



10



2



6,67



Giá nước sinh hoạt



(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả, 2014)

Phần lớn các hộ dân khi được hỏi về giá nước sinh hoạt của công ty TNHH

một thành viên cấp nước Cao Bằng đều cho rằng giá nước sinh hoạt hiện là

tương đối cao (63,33% ý kiến tại phường Tân Giang và 73,33% tại phường

Hợp Giang). Họ cho rằng việc áp dụng một mức giá chung cho tất cả các mức

sử dụng là không hợp lý. Cụ thể, ý kiến của bà Thu tại phường Hợp Giang về

giá nước như sau:

Hộp 4.3: Ý kiến phản ánh giá nước cao của người dân

“Tôi có con trai sống tại Hà Nội, hàng tháng gia đình nó sử dụng hết 20m 3

mà chỉ phải trả gần 100 nghìn tiền nước. Thế mà gia đình tôi ở đây mỗi

tháng cũng sử dụng hết khoảng 20m3 nước mà lại phải trả tới 150 nghìn

tiền nước. Như vậy ở tỉnh lẻ mà giá cả còn cao hơn cả Thủ đô cơ à?.Mặc

dù các anh ở công ty nước có nói đây là giá của UBND tỉnh quyết định

chứ không phải công ty quyết định nhưng tôi vẫn chưa hiểu được lý do tại

sao”

Nguồn: Bà Thu (16h30 ngày 21/4/2014) –phường Hợp Giang cho biết



56



Số còn lại (36,67% ý kiến tại phường Tân Giang và 26,67% ý kiến tại

phường Hợp Giang) cho rằng mức giá này là hợp lý và phù hợp với mức giá

chung của thị trường.

Với việc áp dụng chung một mức giá như công ty đang áp dụng hiện

nay về mặt bằng chung so với các tỉnh thành phố còn tương đối cao và có lợi

đối với những hộ gia đình sử dụng lượng nước lớn hàng tháng. Vẫn biết, Cao

Bằng là tỉnh có địa hình cao nên việc cung cấp nước gặp nhiều khó khăn hơn

so với các tỉnh đồng bằng nhưng với mức thu nhập của người dân trên địa bàn

thành phố hiện nay thì thời gian tới công ty cần tìm giải pháp nghiên cứu để

giảm mức giá nước sạch để nước sạch của công ty sớm được bao phủ hết địa

bàn thành phố.

4.3 Phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

sản xuất và cung cấp nước sạch của công ty Trách nhiệm hữu hạn

một thành viên cấp nước Cao Bằng trên địa bàn thành phố Cao Bằng

4.3.1 Phương hướng phát triên hoạt động sản xuất

Phương hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới là tiếp tục

phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đảm bảo phục vụ nhu cầu

của khách hàng. Tiếp tục lập dự án cấp nước cho khu đô thị mới ở phường Đề

Thám và phường Sông Hiến; cải tại, phát triển mạng lưới đường ống cấp

nước; tăng khả năng cung cấp nước sạch cho nhân dân.

Bảng 4.12: Kế hoạch kinh doanh của công ty đến năm 2015

TT Chỉ tiêu



Số lượng



Tỷ lệ (%)



1



Dân thành phố được sử dụng nước sạch



17.360 hộ



>80%



2



Phạm vi cấp nước trên địa bàn thành phố



11 xã, phường



100%



3



Tỷ lệ thoát nước



-



25%



4



Công suất



15.000m3/ ngày

đêm



-



(Nguồn: Phòng kinh doanh, Công TNHH MTV cấp nước Cao Bằng)



57



Đến năm 2015 công ty phấn đấu trên 80% dân số thành phố được sử

dụng nước sạch của công ty; mở rộng phạm vi cấp nước 100% toàn thành phố

gồm 8 phường và 3 xã. Giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống còn dưới 25%. Công

suất đạt 15.000m3/ngày đêm.

Cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Huy động và sử dụng có

hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo đưa công ty phát triển toàn diện, nhanh và

bền vững.

Phấn đấu phát triển đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh trong nước và

quốc tế liên quan đến lĩnh vực cung cấp nước sạch.

Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng

cuộc sống, sức khỏe của cộng đồng và góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã

hội, du lịch của tỉnh Cao Bằng.

Công ty hoạt động và phát triển mới quan điểm:”Không trồng chờ, ỷ lại

hay lạm dụng vị thế là công ty độc quyền mà luôn tính đến việc nâng cao chất

lượng, uy tín, xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp. Mục tiêu hoạt

động là không ngừng mở rộng sản xuất, gia tăng doanh số, giảm chi phí sản

xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động”.

4.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

4.3.2.1 Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối nước sạch

Củng cố tài liệu kỹ thuật về mạng lưới, cập nhật mới và thống kê lại, bổ

sung chỉnh lý các dữ liệu để thiết lập lại hoàn chỉnh bản đồ hệ thống mạng

lưới đường ống cấp nước; cập nhật quản lý trên máy tính và lưu trữ theo

chương trình phần mềm chuyên dụng.

Khảo sát hiện trạng thực tế, tập trung khảo sát các tuyến ống và các thiết

bị đường ống, thẩm định chất lượng còn lại để làm căn cứ xây dựng các kế

hoạch tu bổ sửa chữa, cải tạo, thay thế đồng thời làm cơ sở để cập nhật tu chỉnh

bản đồ hệ thống mạng lưới. Đặc biệt là xác định tình trạng hệ thống van chậm để

cần biết phải thay thế hay hủy bỏ. Hiện nay, vẫn còn 3.500 m nước có tuổi thọ

58



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

×