1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

I. CNKT và vai trò của CNKT trong quá trình phát triển của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.66 KB, 81 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Khái niệm công nhân kỹ thuật (CNKT) được hiểu là lao động kỹ thuật

được đào tạo ở trình độ lành nghề, được trang bị một số kiến thức và kỹ năng

nghề ở diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năng đảm nhận những công việc

phức tạp và trực tiếp sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất. CNKT

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động kỹ thuật

Với tư cách là người thợ chính làm việc trong cùng một nhóm người

lao động, CNKT có vị trí chủ yếu trong sản xuất và bao giờ cũng đảm nhận

công việc một cách độc lập. Quá trình công nghệ sản xuất có độ phức tạp về

kỹ thuật khác nhau thì tỷ lệ CNKT cũng khác nhau

2.



Phân loại CNKT

Có nhiều cách phân loại CNKT tùy theo mục đích nghiên cứu, sau đây



là một số cách hay sử dụng nhất trong các doanh nghiệp

2.1. Phân loại CNKT theo chức năng

• Công nhân chính: là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, họ trực tiếp tác

động làm thay đổi tính chất, hình dáng của đối tượng lao động để tạo ra sản

phẩm

• Công nhân phụ: là người phục vụ cho công nhân chính hoàn thành nhiệm

vụ sản xuất, họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng bằng lao động của

mình đảm bảo hoạt động sản xuất được thông suốt

• Công nhân phục vụ: không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng giúp cho

công nhân chính hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2. Phân loại CNKT theo trình độ lành nghề

CNKT sẽ được chia theo từng bậc thợ 1,2,3…thuộc hệ thống thang

bảng lương do Nhà nước quy định hoặc theo hướng dẫn của các doanh nghiệp

hiện nay. Mỗi nghề có một tiêu chuẩn cấp bậc nhất định. “Cấp bậc công nhân

phản ánh trình độ lành nghề hiện có của người lao động. Trình độ lành nghề

của công nhân là toàn bộ kiến thức lý thuyết và kỹ năng mà người công nhân

đó cần phải có để hoàn thành công việc với độ phức tạp nhất định. Cấp bậc

công nhân càng cao phản ánh tay nghề càng cao, có khả năng đảm nhận

những công việc khó, kỹ thuật phức tạp”1

1



Giáo trình Phân tích lao động xã hội – PGS.TS Trần Xuân Cầu, Tr174



SVTH. Nguyễn Thị Minh Hải



4



Lớp Kinh tế lao động 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trình độ lành nghề của công nhân trước hết phụ thuộc vào thời gian

đào tạo. Đối với các công việc phức tạp, đòi hỏi trình độ cao, thời gian đào

tạo dài và ngược lại

Mỗi người công nhân đều có một bậc thợ nhất định không một khoảng

thời gian phù hợp với trình độ lành nghề của mình trong tiêu chuẩn cấp bậc

kỹ thuật. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào bản tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật để tổ

chức bồi dưỡng kiến thức và tay nghề, thi nâng bậc cho công nhân, bố trí, sắp

xếp lao động phù hợp và hiệu quả nhất

Sự phân chia CNKT theo cấp bậc công nhân chỉ thể hiện quá trình tích

luỹ kinh nghiệm nên đôi khi không đồng nhất với cách phân chia theo trình

độ

2.3. Phân loại CNKT theo ngành nghề

Có rất nhiều ngành nghề khác nhau, tuỳ vào những đặc điểm sản xuất

kinh doanh, tính chất nghề nghiệp của mỗi doanh nghiệp sẽ xác định loại

ngành nghề CNKT. Ví dụ một số nghề như:

- Ngành công nghiệp cơ khí bao gồm:

+ CNKT hàn điện, hàn hơi

+ CNKT bào

+ CNKT phay

+ CNKT tiện

+ CNKT khoan….

- Ngành công nghiệp xây dựng bao gồm:

+ CNKT lái ủi, xúc, cẩu

+ CNKT mộc, mầu

+ CNKT bê tông, nề…….

- Ngành công nghiệp cơ giới

+ CNKT lái cần trục, ô tô, cẩu xích, cẩu lốp

+ CNKT lái xe ô tô (xe tải, xe con)

+ CNKT vận hành máy nén khí

+ CNKT vận hành máy nổ…

…..



SVTH. Nguyễn Thị Minh Hải



5



Lớp Kinh tế lao động 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ngoài ra có thể phân chia CNKT theo đơn vị đào tạo, thâm niên làm

việc, trình độ văn hoá... tuỳ theo mục đích nghiên cứu.

3.



Vai trò CNKT đối với quá trình phát triển của DN



3.1. Là lực lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm

Người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức

mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng công cụ lao động tác động vào

đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất, sản phẩm tạo ra có thể là

hữu hình hoặc vô hình

Người quản lý dùng kiến thức chuyên môn của mình quản lý, điều hành

tất cả hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả. Người bán hàng, làm dịch vụ

có nhiệm vụ phân phối sản phẩm. Còn CNKT là người trực tiếp làm ra sản

phẩm đó. Họ làm chủ dây chuyền sản xuất, kết hợp nguyên vật liệu, máy móc,

thiết bị, kiến thức để tạo ra sản phẩm. Trình độ, ý thức của người CNKT ảnh

hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng sản phẩm đầu ra. Nếu CNKT

được giao công việc không phù hợp với trình độ dẫn đến sản phẩm lỗi, không

đạt yêu cầu, phàn nàn của khách hàng và doanh nghiệp mất uy tín trên thị

trường – việc mà bất kỳ doanh nghiệp cũng không muốn xảy ra.

Theo Lê-nin, lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là

công nhân, có thể nói CNKT là lực lượng lao động chính trong các doanh

nghiệp sản xuất vật chất.

3.2. Quyết định chi phí sản xuất kinh doanh của DN

Sức lao động và nguyên vật liệu là hai nhân tố cấu thành giá thành sản

phẩm. Chi phí nguyên vật liệu thông qua chi phí mua nguyên vật liệu, vận

chuyển, bốc dỡ. Chi phí sức lao động thông qua tiền lương, tiền thưởng, và

các quyền lợi vật chất khác.

Các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường không chỉ có chất lượng

mà còn cả giá cả. Giá thành thấp đồng nghĩa với tiết kiệm nguyên vật liệu và

thực hiện tăng năng suất lao động. Nguyên vật liệu là tư bản bất biến nên

trong nhiều trường hợp không thể tiết kiệm và cái doanh nghiệp lựa chọn để

hạ giá thành sản phẩm là tăng năng suất của lao động trực tiếp thông qua hoạt

động nâng cao trình độ, tay nghề, ý thức làm việc

SVTH. Nguyễn Thị Minh Hải



6



Lớp Kinh tế lao động 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CNKT luôn chiếm vị trí lớn trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất

nên chi phí tiền lương cho lực lượng này khá nhiều, nếu quản lý tốt sẽ đem lại

rất nhiều lợi ích. Mặt khác CNKT có ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm sản

xuất của doanh nghiệp nên nếu có một đội ngũ công nhân lành nghề thì doanh

nghiệp sẽ không phải mất những chi phí không đáng có như kiện tụng của

khách hàng về chất lượng sản phẩm

II. Đào tạo công nhân kỹ thuật

1. Một số khái niệm cơ bản

1.1. Đào tạo và phát triển

Đào tạo và phát triển là các hoạt động nhằm duy trì và nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, là điều kiện quyết định sự tồn tại của các tổ chức và

tạo thế cạnh tranh trên thị trường

Đào tạo được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động

có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình 2, đào tạo sẽ

tạo nền tảng căn bản về kỹ năng nghề nghiệp, nó hướng vào cái cụ thể, hiện

tại đang cần được thực hiện ngay. Đào tạo chính là yếu tố cơ bản đáp ứng các

mục tiêu chiến lược của tổ chức

Phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc

trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa

trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức3

Phát triển giúp người lao động nâng cao khả năng nghề nghiệp để họ

bắt nhịp với những định hướng tương lai của tổ chức. Nếu đối tượng của đào

tạo chỉ là những cá nhân thì phát triển hướng vào tổ chức và mang tính chất

dài hạn.

Đây là hai hoạt động cần phải chú trọng trong doanh nghiệp bởi vì thế

giới ngày càng phát triển đòi hỏi người lao động phải đủ trình độ và chuyên

môn, kỹ năng nghề nghiệp để làm chủ quá trình sản xuất. Chất lượng lao động

sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp nào không chú



2

3



Giáo trình Quản trị nhân lực – THS. Nguyễn Vân Điềm, Tr 161

Giáo trình Quản trị nhân lực – THS. Nguyễn Vân Điềm, Tr 161



SVTH. Nguyễn Thị Minh Hải



7



Lớp Kinh tế lao động 44



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

×