1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo CNKT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.66 KB, 81 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” vẫn đang diễn ra khá phổ biến, tỷ lệ

đại học, cao đẳng : trung học chuyên nghiệp : công nhân kỹ thuật của nước ta

là 1 : 1,4 : 2,7 chênh lệch khá lớn so với mức chuẩn để so sánh là 1:4:10 thể

hiện sự bất hợp lý trong khâu đào tạo. Nhà nước đã có nhiều hình thức

khuyến khích cũng như đầu tư trang thiết bị vào công tác dạy nghề, đào tạo

CNKT nhằm cân bằng tỷ lệ trên cũng như tránh lãng phí khi đào tạo ra quá

nhiều bậc đại học, cao đẳng chỉ có lý thuyết, trình độ quản lý mà không thể

vận dụng kiến thức vào thực tế. Nếu so sánh hiệu quả làm việc thì một người

kĩ sư chưa chắc tạo ra nhiều bằng người công nhân. Nhận thức được điều đó,

một số năm trở lại đây đào tạo CNKT, đào tạo nghề đã được thực hiện ở khắp

nơi trong cả nước với đủ loại hình tạo cơ hội tham gia cho những người có

nhu cầu.

3.1.2. Tiến bộ khoa học kỹ thuật

Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã dẫn đến sự thay đổi các công cụ lao động

và đối tượng lao động, thay đổi quy trình công nghệ, phương tiện làm việc và

cách thức làm việc của con người để có thể làm chủ quá trình sản xuất, vận

hành máy móc thiết bị

Với công nghệ mới hiện đại, chu kỳ sản xuất càng rút ngắn, thao tác

của người lao động đòi hỏi phải càng chính xác, đồng thời với sự tác động của

cơ chế thị trường nên nhu cầu đổi mới mẫu mã, chủng loại, chất lượng hàng

hoá, sản phẩm phải nhanh chóng và liên tục. Vì thế nhu cầu đào tạo ngày càng

cao

Do áp dụng công nghệ cao, người lao động kỹ thuật chuyển từ kỹ năng

hẹp chỉ có vài kỹ năng chuyên sâu sang nhiều kỹ năng (đa kỹ năng) nhất là

các kỹ năng mới áp dụng công nghệ cao. Ngoài ra, người lao động kỹ thuật

còn phải có kỹ năng giải quyết, xử lý các vấn đề, sự cố kỹ thuật và công nghệ

phát sinh, có thể làm việc trong môi trường đa văn hoá, đa sắc tộc….Do vậy

đào tạo CNKT là việc hết sức quan trọng để thúc đẩy và mở rộng sản xuất và

quan hệ hợp tác.

3.2. Nhân tố bên trong DN

3.2.1. Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của DN

SVTH. Nguyễn Thị Minh Hải



11



Lớp Kinh tế lao động 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đối tượng và nhu cầu đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược sản

xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ từng thời kì mà doanh nghiệp xác

định nhu cầu đào tạo. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế các

doanh nghiệp cạnh tranh nhau dựa vào nguồn nhân lực hiện có của mình. Nếu

doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế sản phẩm hỏng

hay tạo ra những sản phẩm khác biệt trên thị trường thì đối tượng đào tạo là

CNKT, còn doanh nghiệp muốn thu nhiều đơn đặt hàng thì đối tượng đào tạo

là những bộ phận quản lý và bán hàng

Khối lượng sản phẩm đầu ra chính là yếu tố quyết định đến số lượng và

trình độ CNKT cần đào tạo vì họ chính là người trực tiếp tạo ra sản phẩm.

Doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, nâng cao năng suất lao động, không

mất thời gian và kinh phí tuyển dụng lao động bên ngoài thì đào tạo chính là

biện pháp mà họ có thể tận dụng nguồn nhân lực sẵn có.

3.2.2. Quy mô của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nhỏ thường hạn hẹp về vốn, công nghệ sản xuất và

sản phẩm chậm được đổi mới, cải tiến nên ít có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

người lao động. Mặt khác, chủ doanh nghiệp nhỏ do có tầm nhìn hạn hẹp nên

ít đầu tư chi phí đào tạo cho người lao động, hơn nữa trong doanh nghiệp nhỏ

thường ít có sự thay đổi nghề nghiệp của người lao động trong nội bộ doanh

nghiệp do phạm vi hạn hẹp về số lượng nghề, chuyên môn - kỹ thuật, số

lượng chỗ làm việc…

Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp nói chung cũng như dành cho

công tác đào tạo nói riêng ảnh hưởng rất nhiều đến công tác đào tạo CNKT.

Máy móc, thiết bị là nhân tố để xác định những nội dung, kiến thức cần đào

tạo, bổ sung. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cơ

sở vật chất, thiết bị giảng dạy có vị trí quan trọng bởi vì đó chính là cầu nối

giữa khoa học giáo dục và thực tiễn sản xuất, là yếu tố căn bản tạo nên môi

trường tiếp cận dần đến sản xuất, giúp học viên có cái nhìn trực quan hơn về

nghề nghiệp mình đang theo học. Trang thiết bị giảng dạy là một trong những

yếu tố quyết định hình thành kỹ năng thực hành nghề, có ảnh hưởng trực tiếp

tới quá trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học



SVTH. Nguyễn Thị Minh Hải



12



Lớp Kinh tế lao động 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

viên, quyết định tính chất công nghệ sản xuất, chất lượng bài tập của học

viên. Cơ sở vật chất dành cho đào tạo cũng là thể hiện sự quan tâm của lãnh

đạo tổ chức đối với hoạt động này, đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

3.2.3. Lực lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp

Lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao

động làm việc cho doanh nghiệp đó, lực lượng lao động được xem xét theo

quy mô (tức số lượng) và cơ cấu, thông qua đó chất lượng lao động được

phản ánh. Số lượng và chất lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp sẽ quyết

định nhu cầu đào tạo. Nếu số lượng lao động lớn doanh nghiệp sẽ đầu tư, tự tổ

chức đào tạo để tiết kiệm chi phí còn doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ

sẽ chọn giải pháp gửi đi học ở các trung tâm hoặc doanh nghiệp khác. Bên

cạnh đó, chất lượng lao động cao, khả năng thích ứng với công cụ lao động

nhanh thì sẽ hạn chế phần nào công tác đào tạo, lúc đó doanh nghiệp chỉ cần

chú trọng vào nâng cao, bồi dưỡng những người lao động tiên tiến để tiến

chuyển, đề bạt. Chất lượng lao động cao cũng có khả năng nhiều người sẽ có

thể kèm cặp hoặc giảng dạy nên đôi khi không cần thuê giáo viên bên ngoài,

như vậy kiến thức đào tạo sẽ sát với thực tế hơn

Tâm lý người lao động cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác

đào tạo, ví dụ như là họ chỉ muốn tập trung vào một nghề, không muốn thay

đổi, không có nhu cầu đào tạo khi cảm thấy mình đã khá ổn định dẫn đến

chênh lệch trình độ với những người đã được đào tạo, mặt khác việc xác định

nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp sẽ thiếu chính xác dẫn đến không hiệu quả.

3.2.4. Chất lượng giáo viên, nội dung, phương pháp đào tạo

Sự tiếp thu của CNKT không chỉ phụ thuộc một chiều vào chính bản

thân họ mà phần lớn do nội dung, phương pháp sử dụng vào đào tạo. Kiến

thức đào tạo phải thật cụ thể dễ hiểu gắn với thực tế sản xuất, không chỉ đào

tạo kiến thức chuyên môn mà còn cần quan tâm đến cả ý thức, tác phong công

nghiệp

Chất lượng giáo viên và phương pháp truyền đạt quyết định rất lớn đến

chất lượng đào tạo. Họ không chỉ có kiến thức chuyên môn và còn phải có kỹ

năng sư phạm, có ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nhiệm vụ được giao.

SVTH. Nguyễn Thị Minh Hải



13



Lớp Kinh tế lao động 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Phương pháp đào tạo thích hợp tạo hứng thú trong học tập, quyết định lượng

kiến thức thu được của học viên.

3.2.5. Quản lý công tác đào tạo

Quản lý công tác đào tạo nhất quán từ khâu xác định nhu cầu, tuyển

chọn người đào tạo đến đánh giá, khen thưởng kỷ luật thì mới tạo được hiệu

quả cao. Kinh phí đào tạo phải được phân bổ mua thiết bị, cơ sở hạ tầng, chi

lương cho giáo viên sao cho hợp lý, cấp giấy chứng nhận sau mỗi khoá học,

lưu hồ sơ những người đã tham gia.

Quản lý công tác đào tạo hiệu quả sẽ tạo được sự tin tưởng và cuốn hút

đối với người lao động từ đó tạo động lực, tinh thần tự giác của người lao

động tham gia vào hoạt động này. Quản lý đào tạo có hiệu quả sẽ nâng cao

chất lượng đào tạo, giảm những chi phí không đáng có, tránh tiêu cực chạy

theo thành tích, số lượng. Cán bộ quản lý đào tạo cần phải nêu cao tinh thần

trách nhiệm, trung thực

4. Các phương pháp sử dụng đào tạo CNKT

Phương pháp đào tạo CNKT là sự kết hợp vừa giảng lý thuyết, vừa rèn

kỹ năng thực hành, trong đó chủ yếu là thực hành để người công nhân có thể

nắm vững kiến thức thành thạo các thao tác và sau khi tốt nghiệp có khả năng

vận dụng vào thực tế

Phương pháp đào tạo chính là cách thức người thầy sử dụng để truyền

đạt kiến thức cho học sinh nhằm đạt được chất lượng cao trong quá trình đào

tạo.

Kiến thức được truyền đạt chia làm hai phần: lý thuyết và thực hành.

Phần lý thuyết sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp giảng giải: người thầy sử dụng vốn kiến thức của mình

giải thích cho học sinh hiểu bản chất vấn đề. Có thể chỉ giảng giải bằng lời

nói thuần tuý hoặc kết hợp với hình ảnh và mô hình

- Phương pháp đối thoại: thầy và trò cùng thảo luận vấn đề và thống

nhất cách hiểu vấn đề

- Phương pháp tình huống: thầy và trò đặt ra tình huống có thể xảy ra

trong thực tế và cùng tìm cách giải quyết tối ưu nhất

SVTH. Nguyễn Thị Minh Hải



14



Lớp Kinh tế lao động 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Phần thực hành bao gồm các phương pháp sau

- Phương pháp dạy theo đối tượng: người học được thực hành trên một

đối tượng cụ thể theo một trật tự xác định. Phương pháp này tạo cảm hứng khi

người công nhân được thực hành ngay trên máy móc, thiết bị, giải quyết ngay

vấn đề xảy ra đột xuất

- Phương pháp dạy theo thao tác: người học chỉ thực hiện một hoặc một

số động tác tiên tiến, chuẩn mực đến khi thuần thục cao và chính xác theo quy

định. Phương pháp này dễ gây nhàm chán và không tạo sự đồng bộ khi điều

khiển cả dây chuyền.

III. Tiến trình thực hiện đào tạo CNKT

1. Các hình thức đào tạo CNKT

Mỗi hình thức đào tạo có những ưu, nhược điểm nhất định. Tuỳ theo

yêu cầu và thực tế mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức đào tạo thích

hợp. Sau đây là một số hình thức đang áp dụng trong các doanh nghiệp hiện

nay

1.1. Đào tạo tại các trường chính quy, trung tâm dạy nghề

Đối với hình thức đào tạo này, các doanh nghiệp sẽ cử công nhân đến

học tập ở các trường dạy nghề đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp. Các trường

chính quy thông thường trực thuộc ngành thương binh – xã hội, ngành giáo

dục và các Bộ ngành liên quan

Học viên được đào tạo một cách hệ thống từ lý thuyết đến thực hành,

do vậy việc tiếp thu sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn, thuận lợi trong việc tiếp

cận những vấn đề mới, chủ động giải quyết công việc. Tuy nhiên thời gian và

chi phí đào tạo là khá lớn nên các doanh nghiệp chỉ áp dụng khi ngành nghề

đó khá mới mẻ và phải đào tạo mới và được sử dụng phổ biến ở các doanh

nghiệp có mối quan hệ hợp tác mang tính chất dài hạn với các cơ sở đào tạo.

Các đối tượng được đi đào tạo có ý thức tự giác và có nhu cầu học tập

thật sự, có những kiến thức cơ bản nhất định. Đối với hình thức này đòi hỏi

công tác quản lý phải được giám sát chặt chẽ, triệt để và có sự quan tâm thích

đáng của ban lãnh đạo.



SVTH. Nguyễn Thị Minh Hải



15



Lớp Kinh tế lao động 44



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

×