1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

Đa dạng hóa đồng tâm là bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới có liên quan. Sử dụng khi:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.41 KB, 105 trang )


34





Doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ hiện tại sẽ bị ảnh hưởng nếu bổ



sung các sản phẩm dịch vụ không liên quan





Kinh doanh trong ngành có tính cạnh tranh cao, hoặc không tăng trưởng







Các kênh phân phối hiện tại được sử dụng để tung sản phẩm mới



cho các khách hàng hiện tại





Sản phẩm dịch vụ mới có mô hình kinh doanh không theo chu kỳ so



với sản phẩm hiện tại.

Đa dạng hóa hàng dọc là bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới

không liên quan đến các hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

Các trường hợp sử dụng:





Xây dựng lợi thế cạnh tranh







Khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh.



+ Điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm du lịch:





Đa dạng hóa sản phẩm phải gắn liền với chuyên môn hóa.







Đa dạng hóa sản phẩm dựa trên quan điểm hệ thống là phát triển



toàn diện các ngành trên cơ sở tập trung hóa và chuyên môn hóa kết hợp với

công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống.

Khuynh hướng phát triển của các doanh nghiệp đều hướng đến sản xuất

và kinh doanh đa sản phẩm như tài chính, bảo hiểm, du lịch....Có những loại

sản phẩm vào thời điểm này bán chạy, nhưng thời điểm khác thì nhu cầu

giảm, vì vậy nếu có các sản phẩm khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh

thị trường, sẽ luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và doanh số của

doanh nghiệp.

1.2.2. Sự cần thiết phải đa dạng hoá sản phẩm du lịch

1.2.2.1. Xuất phát từ vai trò của ngành du lịch đối đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội

Một là, Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch

+ Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch nội địa



35

- Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (sản xuất

ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật …),

làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội.

- Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa

các vùng.

- Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khoẻ cho nhân dan lao

động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Giúp cho việc

sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn.

+ Ý nghĩa về mặt kinh tế của việc phát triển du lịch quốc tế chủ động

- Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu

ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

- Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất. Thể hiện trước

nhất ở chỗ du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công

nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản… theo giá bán lẻ

cao hơn (nếu bán qua xuất khẩu sẽ theo giá bán buôn). Được trao đổi thông

qua con đường du lịch, các hàng hoá này không phải chịu hàng rào thuế quan

mậu dịch.

- Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ” mà còn là ngành “xuất

khẩu vô hình” hàng hoá du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và ánh

nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị của những di tích lịch sử - văn

hoá, tính độc đáo trong truyền thống phong tục, tập quán …. mà không bị mất

đi qua mỗi lần bán thậm trí giá trị và uy tín của nó còn tăng lên qua mỗi lần

đưa ra thị trường nếu như chất lượng phục vụ du lịch cao.

- Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Du lịch đem

lại tỷ suất lợi nhuận cao vì vốn đầu tư ít mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh,

kỹ thuật không phức tạp, thu hút được nhiều lao động.

- Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế

quốc tế.



36

+ Các ý nghĩa khác về mặt kinh tế của việc phát triển hoạt động du

lịch nói chung

- Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương phát triển du lịch

- Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo.

Hai là, Ý nghĩa về mặt xã hội của việc phát triển du lịch đối với

đất nước

- Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Theo

như thống kê năm 2000 của Thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan

trọng. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm

10,7% tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây, du lịch tạo ra được một việc

làm mới, đến nănm 2005 cứ 8 lao động thì có một người làm trong ngành du

lịch. Một buồng khách sạn từ 1 đến 3 sao trên Thế giới hiện nay thu hút

khảong 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các

dịch vụ bổ sung. Số lao động trong dịch vụ bổ sung có thể tăng lên nhiều lần

nếu các dịch vụ này được nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại.

Theo dự báo của UN - WTO, năm 2010 ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng 150

triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

- Du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển,

do việc khai thác và đưa vào sử dụng các tài nguyên thiên nhiên ở các vùng

núi xa xôi, vùng biển …thu hút người dân đi du lịch.

- Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho nước

chủ nhà.

- Du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của các dân tộc.

- Du lịch làm tăng thêm sự hiểu biết chung về xã hội của người dân

thông qua người ở địa phương khác, khách nước ngoài (về phong cách sống,

thẩm mỹ, ngoại ngữ…).

- Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của

nhân dân giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia với nhau.



37

1.2.2.2. Do yêu cầu phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế

Với những tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi, cộng với sự chủ động

vào cuộc, du lịch Việt Nam đang có nhiều cơ hội trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn, nhất là khi Việt Nam lọt vào nhóm 20 điểm đến yêu thích theo khảo sát

mới đây của Tạp chí du lịch Conde Nast Traveller.

Việt Nam và những địa danh của Việt Nam trong nhiều năm gần đây

luôn được nhắc đến trong các cuộc bình chọn về du lịch trên Thế giới và khu

vực như bình chọn điểm đến hấp dẫn, kỳ quan thiên nhiên của Thế giới,

khách sạn được ưu chuộng nhất, resort đẹp nhất…

Để du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì hoạt động

quảng bá, xúc tiến du lịch cần được quan tâm đặc biệt để thực hiện mục tiêu

này. Cùng với việc tổ chức các hoạt động du lịch trong nước, tham gia các sự

kiện du lịch ở nước ngoài, ngành Du lịch cần phải chủ động tăng cường hợp

tác với các kênh truyền hình trong và ngoài nước như VTV, CNN, BBC,

Discovery ….để xây dựng nhiều chương trình quảng bá về đất nước, con

người Việt Nam.

Cùng với việc quảng bá thì ngành du lịch cần phải có kế hoạch đầu tư ,

nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch… để kéo

dài thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp này cần phải

tuân thủ sự chỉ huy của một “nhạc trưởng” trong quản lý hành chính nhà nước

nhằm phát huy sưc mạnh của các doanh nghiệp, khai thác tiềm năng sẵn có

một các hợp lý để phát triển du lịch bền vững, thay vì tình trạng đầu tư thiếu

quy hoạch, dàn trải, “mạnh ai nấy làm” như hiện nay.

Để phát triển ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, giai

đoạn từ nay đến 2010 phải được coi là thời kỳ đột phá quan trọng của du lịch

để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ, tăng cường hội nhập kinh tế

quốc tế. Ngành Du lịch phấn đấu năm 2010 đón 5,5 - 6 triệu lượt khách quốc



38

tế và 25 triệu lượt khách nội địa; thu nhập do du lịch đem lại khoảng 4 - 4,5

tỷ USD, đưa tổng sản phẩm du lịch đạt mức 6,5% GDP của cả nước. Du lịch

Việt Nam cần có những giải pháp trước mắt và chiến lược lâu dài để phát

triển thị trường du lịch tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình.

1.3. KINH NGHIỆM ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA MỘT SỐ

ĐỊA PHƯƠNG



1.3.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Với thế mạnh là du lịch mua sắm, du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch

sinh thái, ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã ra sức tập trung đa dạng

hoá và nâng chất lượng sản phẩm du lịch để thu hút nhiều hơn du khách quốc

tế đến thành phố.

Đối với du lịch mua sắm, đến nay có 53 điểm mua sắm và 22 điểm ăn

uống đạt chuẩn du lịch. Sở Du lịch đã triển khai quảng bá chương trình trên

tạp chí Heritage (Viet Nam Airlines), in và phát hành bản đồ dịch vụ đạt

chuẩn; tập phiếu giảm giá phục vụ các sự kiện cuối năm 2007 và 6 tháng đầu

năm 2008; khảo sát vận động các điểm mua sắm tham gia chương trình dịch

vụ du lịch đạt chuẩn.

Đối với loại hình du lịch đường sông, sau khi tổ chức cho các doanh

nghiệp khảo sát tour du lịch đường sông theo hướng từ thành phố Hồ Chí

Minh đi Củ Chi và Cần Giờ. Sở Du lịch đã tổng hợp ý kiến góp ý của các

doanh nghiệp, Sở, ngành thành báo cáo đi kèm với những giải pháp và kiến

nghị đưa vào khai thác có hiệu quả tour đường sông và xây dựng kế hoạch tổ

chức toạ đàm phát triển du lịch đường sông qua đó các đơn vị sẽ xây dựng

sản phẩm du lịch cho từng đơn vị mình.

1.3.2. Kinh nghiệm của Vũng Tàu

Để tránh sự nhàm chán cho du khách, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm du lịch bằng việc trùng tu, tôn tạo các di

tích nổi tiếng, thu hút đông du khách như Thích ca Phật đài, Bạch Dinh, địa



39

đạo Long Phước, Trận địa pháo cổ và hầm thủy lôi núi Lớn, di tích lịch sử cách

mạng Côn Đảo. Đặc biệt, Sở sẽ chú trọng việc biên soạn tài liệu thuyết minh,

giới thiệu và đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác thuyết minh tại

các di tích để di tích trở nên sống động hơn, hấp dẫn du khách hơn. Mặt khác,

Sở tiếp tục xây dựng và thực hiện đề án khôi phục các lễ hội văn hóa phục vụ du

lịch như Lễ hội cầu ngư Lăng ông Nam Hải, Lệ Cô, Lễ hội Trùng Cửu…

Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch còn thể hiện bằng việc tổ chức

chương trình Khai hội Văn hóa - Du lịch hàng năm; các sự kiện văn hóa, thể

thao và du lịch như Huyền thoại Côn Đảo (đã tổ chức), Đại hội Thể dục thể

thao toàn tỉnh; phát động cuộc thi tìm kiếm kỷ lục Bà Rịa- Vũng Tàu; Cuộc

thi Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt thế giới và Việt Nam; hành trình di sản

Bà Rịa- Vũng Tàu... Với phương châm của ngành du lịch là “ấn tượng - thân

thiện”, du lịch Vũng Tàu sẽ tiếp tục thực hiện đợt 2 chương trình “Những địa

chỉ tin cậy của du lịch Bà Rịa- Vũng Tàu”, thu hút và mở rộng ra các đơn vị

kinh doanh dịch vụ, thương mại, vận chuyển vào hệ thống các cơ sở phục vụ

du lịch, xã hội hóa hoạt động du lịch, tạo thêm sản phẩm du lịch có chất

lượng, uy tín để phục vụ du khách.

1.3.3. Kinh nghiệm của Quảng Ninh

Quảng Ninh với nhiều cảnh quan nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Vịnh

Bái Tử Long… nhiều bãi biển đẹp như: Trà Cổ, Cô Tô, bãi Dài (huyện Vân

Đồn)… cùng các di tích lịch sử. Đặc biệt Vịnh Hạ Long đã được UNESCO

công nhận là di sản thiên nhiên của Thế giới, tạo nên một sản phẩm du lịch

độc đáo và chỉ có ở Quảng Ninh. Với lợi thế này và rất nhiều tiềm năng sẵn

có, Ban thường vụ tỉnh uỷ Quảng Ninh đã có Nghị quyết về “đổi mới và phát

triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2010” trong đó có nội dung đa

dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch trên cơ sở lợi thế có sẵn. Tức

là lấy Vịnh Hạ Long làm sản phẩm đặc thù (nói đến Quảng Ninh là nói đến

Vịnh Hạ Long) để phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch khác.



40

1.3.4. Bài học đối với Thủ đô Hà Nội trong việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch

Qua nghiên cứu tình hình đa dạng hoá sản phẩm du lịch của một số địa

phương trong nước, có thể rút ra một số bài học đối với việc đa dạng hoá sản

phẩm du lịch của Thủ đô Hà Nội như sau:

- Đa dạng hoá sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở tiềm năng sẵn có của

địa phương.

- Phải tạo ra được sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng, địa phương đó.

- Sản phẩm du lịch phải có sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành

có liên quan để tạo dựng cơ sở hạ tầng và mối liên kết có hiệu quả cho hoạt

động du lịch.

- Phải có chính sách xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm dịch vụ du

lịch một cách có hiệu quả và tập trung vào các thị trường trọng điểm.

- Phải xây dựng được đội ngũ lao động có chất lượng cao để làm cho

chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch được đảm bảo và phát triển.



41



CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN 2002 - 2008

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM

DU LỊCH



2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ

20º25' đến 21º23' vĩ độ Bắc, 105º15' đến 106º03’ kinh độ Đông, tiếp giáp

với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và

Hưng Yên ở phía đông, Hoà Bình và Phú Thọ ở phía tây, Hà Nam và Hoà

Bình ở phía nam.

Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và

địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và

đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

2.1.1.2. Địa hình

Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình

đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của

Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà,

hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa

phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao như:

Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù

378m; Bà Tượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m….

Hà Nội có dãy Sóc Sơn (núi Sóc) là đợt kéo dài của khối Tam Ðảo, với

ngọn cao nhất là 308m. Núi này có các tên gọi khác nhau như núi Mã, núi



42

Ðền (vì đỉnh núi có đền Sóc, tương truyền là nơi Thánh Gióng thăng hoá

cùng với ngựa sắt về trời), núi Vệ Linh. Núi Sóc tọa lạc tại xã Phù Linh,

huyện Sóc Sơn. Ngoài núi Sóc, Hà Nội còn có núi Nùng, còn gọi là Long Ðỗ,

tạo nên dáng vẻ cho thế đất Thăng Long xưa.

2.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm

của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông

lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được

lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng

trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung

bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và

lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng

mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa.

Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa

nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình

mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết

khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai

thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa

Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào

cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa

thu. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm

riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng

bằng. Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa

các địa phương của Hà Nội hiện nay không lớn.

2.1.1.4. Thuỷ văn

Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng.

Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng

qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam,



43

khoảng 550km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các

sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu.

Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà

Nội như hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục

hồ đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì...

và nhiều hồ lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai,

Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn...

2.1.1.5. Giao thông

Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại

phương tiện giao thông đều thuận tiện.

Đường không: sân bay quốc tế Nội Bài (nằm ở địa phận huyện Sóc

Sơn, cách trung tâm Hà Nội chừng 35km). Sân bay Gia Lâm, vốn là sân bay

chính của Hà Nội từ trước những năm 70 thế kỷ 20. Bây giờ là sân bay trực

thăng phục vụ bay dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch.

Đường bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe Phía

Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình toả đi khắp mọi miền trên

toàn quốc theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú

Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ

5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…

Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong

nước. Có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước

châu Âu.

Đường thuỷ: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà

Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì; bến Hàm Tử Quan đi Phả

Lại.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm cư dân, dân tộc

Theo số liệu 1/4/1999 cư dân Hà Nội và Hà Tây (cũ) chủ yếu là người



44

dân tộc Việt (Kinh) chiếm tỷ lệ 99,1%; các dân tộc khác: Dao, Mường, Tày

chiếm 0,9%. Năm 2006 cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ) cư dân đô

thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%; tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và

nam là 49,3%. Mật độ dân cư bình quân hiện nay trên toàn thành phố là 1875

người/km2, cư dân sản xuất nông nghiệp khoảng 2,5 triệu người.

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Hà Nội là thành phố cổ kính có lịch sử phát triển gần 1000 năm, trong

“Chiếu dời đô” (từ Hoa Lư - Ninh Bình về Thăng Long mà ngày nay mang tên

là Hà Nội) Vua Lý Thái Tổ (914 - 1028) đã khẳng định vị trí trung tâm của

Thăng Long: “Xem đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là nơi hội tụ của

bốn phương đất nước, cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Nằm ở vị trí trung tâm Châu thổ sông Hồng, được thiên nhiên ưu đãi

dành cho điều kiện thuận lợi, từ thế đất đến hệ sinh thái phong phú và nổi bật

là cộng đồng dân cư cần cù và sáng tạo đã khai phá tạo dựng nên thủ đô văn

hiến lâu đời, xinh đẹp và độc đáo.

Ba triều đại lớn nhất của dân tộc Việt là Lý, Trần, Lê suốt tám trăm

năm trị vì ở Hà Nội. Từ năm 1945 đến nay, Hà Nội là thủ đô của nước Việt

Nam dân chủ cộng hoà nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chiều 29/5/2008 Quốc hội khóa XII với 458/478 đại biểu tán thành,

chiếm 92,9% số đại biểu quốc hội, 4 người không tán thành và 13 người

không biểu quyết, đã thông qua Nghị quyết về mở rộng địa giới hành chính

Thủ đô Hà Nội từ ngày 01/08/2008. Theo Nghị quyết, thủ đô Hà Nội sẽ rộng

gấp 3,6 diện tích hiện nay, bao gồm: thành phố Hà Nội hiện tại, toàn bộ tỉnh

Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), diện tích của 4 xã: Đông Xuân, Tiến

Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình) . Hà

Nội sẽ có 29 đơn vị hành chính quận, huyện với diện tích hơn 3.300 km2, kỳ

vọng trở thành một thủ đô lớn, mạnh, đầy đủ các ưu thế tiềm năng phát triển,

đáp ứng mọi nhu cầu về đất đai, cơ sở hạ tầng...một không gian đủ lớn để



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

×