1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kỹ thuật >

Tính giá vận tải hành khách công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.43 KB, 38 trang )


người tiêu dùng. Còn khi trợ giá trực tiếp cho bên cung (nhà sản xuất) thì Nhà

nước sẽ quy định giá bán thấp hơn giá đảm bảo kinh doanh của doanh nghiệp

và trợ giá cho doanh nghiệp phần chênh lệch giá đó, nghĩa là Nhà nước bù

doanh thu cho doanh nghiệp. Trợ giá là một trong những cách thức trợ cấp

của Nhà nước.

Muốn người dân tiêu thụ sản phẩm vận tải thì Nhà nước phải khuyến khích

lợi ích cho họ (hạ giá vé) và đồng thời Nhà nước cũng phải bảo đảm lợi ích

cho nhà sản xuất (đơn vị vận tải) vì giá vé thấp hơn giá thành nên phải trợ giá

cho bên cung. Trợ giá theo sản phẩm sẽ kích thích doanh nghiệp tăng sản

lượng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu vận chuyển, mặt khác tích cực phấn đấu

giảm chi phí để tăng lợi nhuận.

Việc trợ giá của Nhà nước đối với VTHKCC không nên coi là một hình thức

bao cấp bù lỗ mà thực chất đó là Nhà nước thuê doanh nghiệp thực hiện

nhiệm vụ phục vụ lợi ích chung toàn xã hội, tạo ra sản phẩm dịch vụ để đáp

ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Tóm lại, trợ giá cho VTHKCC được hiểu là tập hợp các chính sách tác động

(trực tiếp hoặc gián tiếp) của Nhà nước đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm ở các đơn vị VTHKCC nhằm thu hút thị dân sử dụng VTHKCC, giảm

bớt việc sử dụng phương tiện vận tải cá nhân.

Trợ giá là một vấn đề phức tạp, hiệu quả của nó phần lớn được quyết định

bởi việc xác định rõ đối tượng được hưởng trợ giá, hình thức trợ giá, các yếu

tố ảnh hưởng đến mức trợ giá… Còn mức độ trợ giá cao hay thấp lại phụ

thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố giá thành và mức độ đấp ứng

nhu cầu đi lại, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau cho nên phải

xem xét đầy đủ mọi khía cạnh khi xây dựng phương án trợ giá cụ thể.

b. Sự cần thiết phải trợ giá cho vận tải hành khách công cộng



Do đặc điểm của VTHKCC trong thành phố: công suất luồng hành khách

biến động theo không gian và thời gian rất lớn, cự ly đi lại bình quân của hành

khách nhỏ, cự ly giữa 2 điểm dừng ngắn, xe bus phải hoạt động trong điều

kiện mật độ giao thông rất lớn nên giá thành cho 1 hành khách/km rất cao (giá

thành phụ thuộc vào chiều dàu chuyến đi theo hypepol) trong khi phải có giá

cước “hấp dẫn” để đảm bảo sự thu hút của VTHKCC và phụ thuộc cho mục

tiêu lợi ích xã hội. Cho nên Nhà nước cần có chính sách trợ giá cho các đơn vị

thực hiện VTHKCC ở đô thị sao cho các đơn vị này vẫn đảm bảo được chức

năng kinh doanh của mình trong điều kiện phải giảm giá vé, phải bán vé với

giá thấp hơn giá thành, tức là trợ giá nhằm đảm bảo cho giá vé thực tế bằng

giá vé kinh doanh.

Đây là điều kiện bao trùm nhất nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư

trong lĩnh vực này và như vậy tất yếu ở hầu hết các thành phố phải trợ giá cho

VTHKCC mới có thể duy trì và phát triển được.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất là tỷ lệ giữa doanh thu - chi phí không tỷ lệ

với giá nhiên liệu và giá vé cho một chuyến đi, phần lớn các doanh nghiệp thu

không đủ để bù đắp chi phí.

Để duy trì và phát triển VTHKCC, đồng thời thực hiện mục tiêu lợi ích xã

hội, hầu hết các thành phố và các nước đã trợ giá cho VTHKCC, đặc biệt là

vận tải buýt.

VTHKCC không phải là hoạt động kinh doanh thuần túy mà là một hoạt

động mang tính xã hội. Nó không chỉ là một yêu cầu quan trọng đối với việc

phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở đô thị mà còn một trong những tiêu chuẩn

để đánh giá trình độ phát triển văn minh đô thị. Nó góp phần thiết lập và duy

trì trật tự kỷ cương giao thông đô thị, hạn chế tình trạng ách tắc, tai nạn giao

thông, ô nhiễm môi trường đô thị… Do đó trợ giá cho VTHKCC ở đô thị

chính là thực hiện một chính sách xã hội về phúc lợi công cộng.



Để giải quyết mâu thuẫn lớn tồn tại trong VTHKCC nói chung và vận tải

buýt nói riêng đó là mâu thuẫn giữa cần nâng cao chất lượng và mức độ phục

vụ hành khách bằng vận tải công cộng với khả năng tài chính hạn chế của đơn

vị sản xuất kinh doanh vận tải thì yêu cầu trợ giá là một yếu tố khách quan,

vì:

+ Giá thành vận chuyển buýt cao hơn vận chuyển liên tỉnh 20 – 30%

+ Chi phí cho một chuyến đi bằng xe buýt của người dân là quá lớn so với thu

nhập và so với việc sử dụng phương tiện cá nhân (xe đạp, xe máy) nếu như họ

phải mua vé bằng giá vé đảm bảo kinh doanh là giá tính theo giá trị thực của

sản phẩm vận tải mà doanh nghiệp tính toán nó bao gồm giá thành và lãi định

mức của một sản phẩm.

+ Nếu giảm giá vé để người dân có đủ khả năng tài chính để sử dụng xe buýt

thì đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ bị thua lỗ và không có khả năng tài chính để

thực hiện quá trình vận tải.

Như vậy, do đặc điểm và tính chất phục vụ của mạng lưới VTHKCC nói

chung và hệ thống xe buýt nói riêng việc trợ giá cho chúng là cần thiết và cấp

Các yếu tố

bách để mang lại hiệu quả kinh ảnh hưởng đếnto lớn hơn đó là nâng cao tỷ lệ sử

tế xã hội mức trợgiá



dụng VTHKCC, giảm tỷ lệ sử dụng vận tải cá nhân.

c. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá cho VTHKCC ở đô thị

Yếu tố khách quan



Yếu tố chủ quan



Mức trợ giá cho VTHKCC nói chung và vận tải xe buýt nói riêng ở đô thị

phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố. Một cách tổng quan, có thể phân loại yếu

Các chế độ tài chính của Nhà nước (thuế, lệ phí…) nhu cầuđầu vào choĐặc tính khai thác của phương tiện độ tổtuyến quản lý và điều hành

Nhu cầu đi lại và đặcgiá cả các yếu tố đi lại

Thị trường và tính của

hoạt động VTHKCC Đặc tính khai thác của chức

Trình

Chính sách giá







tố ảnh hưởng đến mức trợ giá thể hiệnkiệnsơ đồ sau (hình 1.1).

ở giao thông

Điều



Hình 1.1: Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến mức trợ giá



Yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu



Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí



Qua sơ đồ phân loại trên cho thấy: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức trợ giá cho

VTHKCC suy cho cùng đó là doanh thu từ hoạt động của hệ thống VTHKCC

và chi phí cho việc vận hành hệ thống đó.

+ Doanh thu từ hoạt động của hệ thống VTHKCC được hình thành từ các

nguồn chủ yếu sau:

- Doanh thu từ bán vé cho hành khách đi trên tuyến.

- Doanh thu từ vé tháng.

- Doanh thu từ hoạt động quảng cáo.

- Doanh thu từ các dịch vụ có liên quan.

+ Chi phí vận hành của hệ thống VTHKCC: là tất cả những chi phí đảm bảo

cho quá trình hoạt động của hệ thống. Tùy theo từng trường hợp các khoản

chi phí vận hành này có thể phân loại thành các nhóm chi phí khác nhau theo

tiêu thức phân loại khác nhau.

Đối với VTHKCC bằng xe buýt thì các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến mức

trợ giá cho hình thức vận tải này gồm các yếu tố sau:



* Ảnh hưởng của nhu cầu đi lại và đặc tính nhu cầu đi lại trong vùng thu hút

của mạng lưới tuyến xe buýt công cộng.

Yếu tố này được biểu thị thông qua các chỉ tiêu như: tổng nhu cầu đi lại của

người dân trong vùng thu hút trên tuyến, hệ số biến động luồng hành khách

trên tuyến theo thời gian (giờ trong ngày, ngày trong tuần) và theo hướng

( hướng đi và hướng về), cơ cấu luồng hành khách trên tuyến theo: Mục đích

chuyến đi, cự ly đi lại, loại phương tiện sử dụng, lứa tuổi nghề nghiệp…

2.1.1.2. Các hình thức trợ giá cho VTHKCC bằng xe buýt

Mục tiêu của việc trợ giá cho VTHKCC nhìn chung là giống nhau. Tuy vậy

hình thức thực hiện lại hết sức đa dạng và phong phú. Về cơ bản, việc trợ giá

cho VTHKCC bằng xe buýt có thể phân ra làm hai nhóm hình thức chủ yếu

đó là: các hình thức trợ giá trực tiếp và các hìnhthức trợ giá gián tiếp.

a. Chính sách trợ giá trực tiếp

Về nguyên tắc chính sách trợ giá có thể được thực hiện cho bên cung (đơn vị

VTHKCC) hoặc cho bên cầu (người sử dụng phương tiện VTHKCC).

- Trợ giá trực tiếp cho bên cung

Nhà nước dùng chính sách trợ giá trực tiếp tác động vào bên cung bằng cách

bổ sung doanh thu cho các đơn vị VTHKCC. Hình thức này, được thực hiện

khi Nhà nước yêu cầu các đơn vị vận tải giảm giá vé và được tài trợ để bù đắp

lại những thiệt hại cho những đơn vị vân tải do giảm giá vé, nhưng việc tài trợ

này khác hẳn với việc bao cấp bù lỗ trước kia là sau khi bù đắp thì đơn vị vận

tải phải thực hiện các nghiệp vụ như một đơn vị sản xuất bình thường. Cụ thể

việc tài trợ do giảm giá vé như sau:

+Nếu giá vé thấp hơn giá thành thì việc tài trợ gồm khoản bù đắp do không đủ

chi phí và khoản lợi ích tài chính (lãi) của đơn vị vân tải khi bỏ vốn ra kinh

doanh.



+ Nếu giá vé bằng giá thành sản phẩm thì việc tài trợ chỉ phải bù đắp phần lợi

ích tài chính (lãi).

Hình thức trợ giá này có ưu điểm là khuyến khích họ đầu tư vào VTHKCC.

Trong trường hợp này lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng đều được

đảm bảo.

Tuy nhiên hình thức trợ giá này có nhược điểm là người làm công tác vận tải

có sự trông chờ vào Nhà nước và chưa thực sự chú trọng vào kết quả sản xuất

của mình.

- Trợ giá trực tiếp cho bên cầu

Nếu Nhà nước áp dụng hình thức trợ giá bên cầu bằng cách bổ sung thu

nhập cho người sử dụng phương tiện VTHKCC thì có thể đảm bảo cho các

đơn vị VTHKCC tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường. Người tiêu

dùng được tăng them thu nhập, nhưng song thay vì dùng số tiền đó để mua

sản phẩm VTHKCC thì họ lại có thể sử dụng vào mục đích tiêu dùng cá nhân

khác. Lúc đó mục tiêu của thành phố sẽ không đạt được. Mặt khác áp dụng

hình thức này rất khó xác định được đối tượng và số lượng được trợ giá và

cũng khó quản lý về mặt tài chính khi tiến hành trợ giá.

b. Chính sách trợ giá gián tiếp

- Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho VTHKCC hoạt động ngày một thu

hút đông đảo hành khách sử dụng phương tiện vận tải này bằng cách:

+Mở rộng mạng lưới tuyến, nâng cấp các tuyến hoạt động của VTHKCC:

Ưu điểm: Góp phần vào làm giảm chi phí vận chuyển từ đó giảm giá vé,

thu hút được hành khách đi phương tiện VTHKCC.

Nhược điểm : việc mở rộng tuyến rất tốn kém và đội khi có thể không thực

hiện được do nhiều yếu tố như: không gian đô thị chật hẹp, chi phí xây dựng

cao…



+ Nhà nước có thể dùng chính sách thuế đánh vào phương tiện vận tải cá

nhân, trên tuyến VTHKCC hoạt động thì cấm các loại phương tiện vận tải cá

nhân khác hoạt động.

Ưu điểm: Tạo đà cho VTHKCC hoạt động tránh được sự cạnh tranh của

các hình thức vận tải khác hoạt động trên tuyến.

Nhược điểm: Làm mất quyền tự do dân chủ của con người, nếu VTHKCC

độc quyền kinh doanh sẽ không tích cực phát huy moi khả năng, ỷ vào thế

độc quyền của mình

- Nhà nước tạo điểu kiện cho VTHKCC hoạt động được bình thường, không

ngừng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách bằng cách:

+ Ưu đãi về tài chính đối với các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất.

Dùng chính sách giá ưu đãi các yếu tố đầu vào của hoạt động vận tải như:

giảm thuế vốn, lãi suất tín dụng, thuế nhập khẩu phương tiện, thuế đất, miễn

thuế nhập nhiên liệu, phụ tùng.

Dùng chính sách miễn phí giảm thuế các yếu tố đầu ra của các hoạt động sản

xuất vận tải như: miễn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiêp.

+ Cho phép các đơn vị vận tải kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ mà không phải

nộp thuế.

Ưu điểm: Góp phần hạ thấp chi phí cho VTHKCC do có sự ưu đãi các yếu

tố đầu vào và đầu ra.

Nhược điểm : Người làm công tác vận tải có thể tranh thủ dựa vào sự ưu

đãi của Nhà nước để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình. Lúc đó

mục tiêu của Nhà nước có thể sẽ không được thực hiện.

Như vậy, việc trợ giá có thể được thực hiện đối với bên cung hoặc bên cầu.

Với cùng một mức độ trợ giá, khi trợ giá cho bên cung thì có tác động trực

tiếp đến cả bên cung và bên cầu. Còn nếu trợ giá cho bên cầu thường có tác



động trực tiếp cho bên cầu, còn đối với bên cung chỉ có tác động ở một mức

độ nhất định.

Khi trợ giá cho bên cung thì Nhà nước đòi hỏi bên cung phải bán sản phẩm ở

một mức giá nhất định (nhỏ hơn giá đảm bảo kinh doanh) để thị dân dễ chấp

nhận. Giá này sẽ gây thiệt hại cho bên cung nhưng sẽ có lợi cho bên cầu và sẽ

kích thích được bên cầu mua sản phẩm VTHKCC. Sự thiệt hại do giảm giá vé

sẽ được Nhà nước bù đắp phần chênh lệch giữa giá vé thực tế thu của hành

khách và giá vé đảm bảo kinh doanh cho các đơn vị VTHKCC. Trong trường

hợp này thì hành khách sử dụng VTHKCC cũng sẽ được lợi, còn các đơn vị

VTHKCC cũng đảm bảo được hiệu quả kinh doanh.

Khi trợ giá cho bên cầu, tức là bổ sung thu nhập cho hành khách sử dụng

VTHKCC, lúc đó hành khách sẽ cân nhắc nên hay không nên đi lại bằng

phương tiện VTHKCC họ có thể sử dụng loại phương tiện vận tải này khi

nhận được tài trợ của Nhà nước hoặc cũng có thể sử dụng nguồn tài chính đó

vào các mục đích khác có lợi hơn cho họ. Trong trường hợp này thì việc xác

định đối tượng được hưởng trợ giá là hết sức phức tạp.

Qua phân tích ở trên ta thấy, việc trợ giá cho VTHKCC nói chung và vận tải

xe buýt nói riêng, để thỏa mãn được mục tiêu, điều tiết tiêu dùng sản phẩm

vận tải thì hình thức trợ giá cho bên cung ưu việt hơn cả nên được lựa chọn để

thực thi trợ giá cho VTHKCC ở các đô thị lớn Việt Nam. Kinh nghiệm ở

nhiều nước trong lĩnh vực này cũng chứng minh điều đó. Việc trợ giá cho bên

cung phải căn cứ vào mức giá đảm bảo kinh doanh và mức giá quy định yêu

cầu phải thực hiện.

Các hình thức trợ giá cho VTHKCC có thể mô phỏng ở sơ đồ sau:



Các hình thức trợ giá



Trợ giá trực tiếp



Bên cung



Bù doanh thu



Trợ giá gián tiếp



Bên cungcung



Bên cầu



Bù thu nhập

Tạo môi trườngkiện ưu đãi và nâng cao chất lượng dịch vụ hành khách:

Tạo điều hoạt động thuận lợi:

- Mở rộng và nâng cấp mạng lưới tuyến. tố đầu vào và đầu ra của sản xuất vận tải (miễn giảm thuế, lệ phí,

- Ưu đãi về tài chính đối với các yếu

- Các giải pháp hạn chế phương tiện vậnhỗ trợ nhân

- Cho phép kinh doanh hoạt động tải cá



Sơ đồ các hình thức trợ giá

2.1.1.3. Các phương thức xác định mức trợ giá cho VTHKCC

a. Tính trợ giá theo lượt hành khách



Nội dung của phương thức này: căn cứ vào số lượt hành khách đi xe ( số vé

bán ra và mức trợ giá cho 1 hành khách ) người ta xác định được tổng mức trợ

giá và mức trợ giá cho một hành khách được xác định dực trên cơ sở so sánh

chênh lệch giữa giá đảm bảo kinh doanh với giá vé quy định.

- Ưu điểm: Khuyến khích được các đơn vị vận tải tăng năng suất phương tiện,

tích cực chạy xe trong giờ cao điểm và các tuyến có đông khách để vận

chuyển và như vậy sẽ nâng cao được số lượng hành khách đi xe bus.

- Nhược điểm: Dễ xảy ra trường hợp bỏ chuyến ở những giờ thấp điểm và các

tuyến mới mở rộng lượng hành khách đi xe ít do biểu đồ chạy xe dễ bị phá

vỡ. Trong trường hợp này khó đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách.

Phương thức này áp dụng khi mạng lưới tuyến đã hoạt động mang tính ổn

định và cơ quan quản lý Nhà nước có đủ điều kiện để giám sát chất lượng

phục vụ hành khách.

b. Tính trợ giá theo số chuyến xe

Căn cứ vào số chuyến xe theo biểu đồ quy định và mức trợ giá cho một

chuyến xe để xác định mức trợ giá.

- Ưu điểm: Đảm bảo chạy đủ số chuyến xe theo quy định dù có ít khách xe

vẫn chạy theo biểu đồ, như vậy sẽ phục vụ được hành khách trong tất cả các

giờ cao điểm, thấp điểm, bình thường và tất cả các tuyến.

- Nhược điểm: Về mức trợ giá không phụ thuộc vào số lượng hành khách

bình quân trên chuyến nên đơn vị vận tải sẽ ít hoặc không quan tâm đến việc

tăng năng suất phương tiện, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện để tận thu

cho Nhà nước. Nếu quản lý giờ giấc xe chạy không chặt chẽ thì dễ xảy ra hiện

tượng lái xe bỏ chuyến trong giờ cao điểm mà tăng chuyến trong giờ thấp

điểm, miễn sao chạy đủ số chuyến và thích chọn tuyến ít khách, Nhà nước chỉ

dựa vào số chuyến xe để duyệt trợ giá

c. Tính trợ giá theo lượt hành khách và theo tổng km xe chạy



Theo cách tính này thì trợ giá được chia làm 2 phần:

- Trợ giá tính theo lượt hành khách thì tính tương tự như phương thức một

nhưng trong chi phí chưa có khấu hao cơ bản. Phần này đơn vị vận tải được

sử dụng để bù đắp chi phí và lợi ích tài chính.

- Trợ giá theo KM xe chạy (tính theo mức khấu hao cơ bản trên 1 km xe chạy)

để đưa vào quỹ đầu tư phương tiện.

+ Ưu điểm: Nhà nước sẽ quản lý được hai chỉ tiêu về lượt khách vận chuyển

và tổng km xe chạy. Khuyến khích các đơn vị vận tải tăng năng suất phương

tiện để vận chuyển được nhiều hành khách và chạy đủ số km định mức. Số

tiền trợ giá đảm bảo duy trì được hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong

hiện tại và trong tương lai lâu dài vì luôn có phần tiển trợ giá để dành cho việc

mua sắm phương tiện mới.

+ Nhược điểm: Việc thống kê Km xe chạy đòi hỏi chính xác, tốn công sức đê

tránh trường hợp kéo dài km xe chạy mà không có hiệu quả, gây lãng phí cho

đơn vị vận tải và Nhà nước, phương thức này được áp dụng nhiều ở nước

Nga.

2.1.2 Hiện trạng công tác trợ giá cho VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội

2.1.2.1 Hình thức trợ giá hiện nay đang tiến hành tại Hà Nội

Hện nay Hà Nội đang áp dụng cả hai hình thức trợ giá là trợ giá trực tiếp và

trợ giá gián tiếp cho VTHKCC bằng xe buýt.

a. Hình thức trợ giá trực tiếp

Trong giai đoạn ban đầu hình thức trợ giá trực tiếp cho các đơn vị kinh

doanh VTHKCC bằng xe buýt là một trong những giải pháp khuyến khích

quan trọng bởi vì nó phát huy được hiểu quả tức thời. Về lâu dài hình thức trợ

giá trực tiếp sẽ giảm dần và sử dụng hình thức trợ giá gián tiếp là chủ yếu.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×