1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

1 Tổng quan về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.35 KB, 56 trang )


Bài tiểu luận: kinh tế đầu tư 1



GVHD: Hoàng Thị Hoài Hương



2) Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ: tỷ trọng đầu tư vào hàng tồn trữ trong

tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp thương mại thường cao hơn các

loại hình doanh nghiệp khác.

3) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có vị trí đặc

biệt quan trọng trong nền kinh tế và doanh nghiệp. Chỉ có nguồn nhân lực

chất lượng cao mới đảm bảo giành thắng lợi trong cạnh tranh. Do vậy đầu tư

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất cần thiết.

4) Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công

nghệ: Phát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi hỏi cần

đầu tư cho các

5) Hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ. Đầu tư

nghiên cứu hoặc mua công nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao. Hiện nay

khả năng đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học và

công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn khá khiêm tốn. Cùng với đà phát

triển của kinh tế đất nước và doanh nghiệp, trong tương lai tỷ lệ chi cho

hooatj động đầu tư này sẽ ngày càng tăng, tương ứng vs nhu cầu và khả năng

của doanh nghiệp.

6) Đầu tư cho hoạt động marketing: hoạt động marketing là một trong

những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. Đầu tư cho hoạt động

marketing bao gồm đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại,

xây dựng thương hiệu …Đầu tư cho các hoạt động marketing cần chiếm một

tỷ trọng hợp lý trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

1.1.2.3

Xuất phát từ quá trình hình thanh và thực hiện đầu tư:

• Đầu tư cho các hoạt động chuẩn bị đầu tư

• Đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư

• Đầu tư cho giiai đoạn vận hành.

1..2.4

Từ góc độ tài sản:

1) Đầu tư chia tài sản vật chất (Tài sản thực- Tài sản hữu hình)

2) Đầu tư tài sản vô hình

1..2.5

Căn cứ vào phương thức thực hiện đầu tư

1..2.5.1 Đầu tư theo chiều rộng:



Khái niệm : Đầu tư theo chiều rộng là hình thức đầu tư trên cơ sỏ cải

tạo và mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, xây dựng mới nhưng

với kĩ thuật và công nghệ dưới mức trung bình tiên tiến của ngành,

vùng.

5



Bài tiểu luận: kinh tế đầu tư 1























GVHD: Hoàng Thị Hoài Hương





Vai trò: Đầu tư theo chiều rộng gắn với việc xây dựng thêm các cơ sở

sản xuất của các doanh nghiệp được mở rộng cho phép khai thác hiệu quả

theo quy mô. Đầu tư theo chiều rộng góp phần tạo ra nhiều việc làm mới,

giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở các địa phương, tăng

doanh thu của các doanh nghiệp, góp phần tăng ngân sách của nhà nước.

Đầu tư theo chiều rộng càng có hiệu quả thì doanh nghiệp càng có điều kiện

thuận lợi về vốn, lao động, tài nguyên để phát triển sản xuất.



Nội dung đầu tư theo chiều rộng:

Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư cho cả 4 yếu tố của đầu vào là lao động,

vốn, công nghệ và tài nguyên theo một tỷ lệ như cũ để sản xuất theo công

nghệ hiện đại.

Đầu tư theo chiều rộng là hoạt động mua sắm máy móc thiết bị để đổi mới

thay thế những thiết bị cũ theo dây chuyền công nghệ đã có từ trước.

Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư xây dựng mới nhà cửa, cấu trúc hạ tầng

theo thiết kế được phê duyệt lần đầu làm tăng thêm lượng tài sản vật chất

tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Đầu tư tăng thêm số lao động, nhưng không tăng trình đọ tay nghề, kinh

nghiệm, kĩ năng lao động.



Ưu và nhược điểm:

Ưu điểm: Giảm được chi phí về thời gian, tiền bạc nghiên cứu vì dựa vào cơ

sở khoa học công nghệ hiện có; phát triển thêm về mặt công nghệ nhưng

không làm thay đổi công nghệ hiện có; tốc độ tăng của lao dộng thường là

lớn hơn tốc độ tăng vốn nên có thể huy động được nhiều việc làm cho người

lao động.

Nhược điểm: Quá trình đầu tư kéo dài; không tiết kiệm được nguyên liệu và

không làm tăng năng suất lao động; lượng vốn đầu tư cần thiết lớn và vốn

này nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư; hạn chế trong việc

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vvaf có tính chất phức tạp, mạo hiểm

cao.

1.2.5.2 Đầu tư theo chiều sâu

a. Khái niệm: Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư nhằm nâng cao

năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Đầu tư theo chiều

sâu là hoạt động đầu tư được thực hiện trên cơ sở cải tạo, nâng cấp, đồng bộ

hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, đầu tư mới một dây chuyền

công nghệ , xây dựng một nhà máy mới nhưng với kĩ thuật công nghệ phải

6



Bài tiểu luận: kinh tế đầu tư 1



GVHD: Hoàng Thị Hoài Hương



hiện đại hơn mức trung bình tiên tiến của kĩ thuật công nghệ hiện có của

ngành, vùng.

b. Vai trò: Đầu tư theo chiều sâu là điều kiện không thể thiếu

trong chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế. Không chỉ mở

rộng về mặt lượng tức là đầu tư theo chiều rộng mà song song tiến hành đầu

tư theo chiều sâu để nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng năng suất lao

động, trên cơ sở nâng cao trình độ của người lao động, sử dụng hiệu quả các

nguồn nhân lực, tăng cường hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Đối với

doanh nghiệp đầu tư theo chiều sau là chiến lược tồn tại và phát triển lâu dài

của doanh nghiệp. Sau thời gian mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm chiếm

lĩnh thị phần hay sau nhiều chu kỳ kinh doanh máy móc thiết bị của các

doanh nghiệp bị hao mòn thì doanh nghiệp cần đầu tư theo chiều sau nhằm

đổi mới kĩ thuật công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản

phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thanh sản phẩm.

c. Nội dung của đầu tư theo chiều sâu

• Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

• Đầu tư hiện đại hóa bộ máy quản lí, phương pháp quản lý của

các doanh nghiệp

• Xây dựng mới hoặc mua sắm thêm những tài sản mới

• Đầu tư bố trí lại toàn bộ hoặc một bộ phận các dây chuyền sản

xuất cho phù hợp với dây chuyền sản xuất mới. Hiện đại hóa, thực hiện các

biện pháp kĩ thuật nhằm cơ khí hóa, tự động hóa các bộ phận sản xuất đang

hoạt động, thay thế những thiết bị cũ đã hao mòn hoặc lạc hậu, bằng những

thiết bị mới có năng suất, hiệu quả cao hơn.

d. Ưu và nhược điểm

• Ưu điểm: Làm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động

và nâng cao hiệu quả đầu tư; khối lượng vốn đầu tư đòi hỏi không lớn và có

thể thực hiện nhanh chóng; thời gian thực hiện đầu tư tương đối ngắn so với

đầu tư theo chiều rộng; thu hồi vốn diễn ra nhanh chóng.

• Nhược điểm: tốc đọ tăng vốn lớn hơn tốc độ tăng lao động,

trong khi sức ép về lao động đang là vấn đề cấp bách.

e. Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều

sâu

• Đầu tư theo chiều rộng là nền tảng, là bước đi ban đầu để đầu tư

chiều sâu.

7



Bài tiểu luận: kinh tế đầu tư 1



GVHD: Hoàng Thị Hoài Hương



Đầu tư theo chiều rộng tạo tiền đề để đầu tư theo chiều sâu khi nó

tạo điều kiện tích lũy vốn, tích lũy kinh nghiệm trong việc lựa chọn chiến

lược và phương thức đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả, hiểu được trình độ

công nghệ của ngành và doanh nghiệp khác từ đó lựa chọn trình độ công

nghệ đầu tư.

• Đầu tư theo chiều sâu tạo điều kiện để đầu tư theo chiều rộng ở

cả khía cạnh cũ và mới.

Đầu tư theo chiều sâu tạo ra hệ thống máy móc thiết bị hiện đại,

đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, bộ máy quản lý tiên tiến. Kết quả

là doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, mẫu mã tốt, có uy tín

và thương hiệu. Đầu tư chiều sâu có hiệu quả là động lực để doanh nghiệp

tiếp tục mở rộng sản xuất những sản phẩm đó để đáp ứng nhu cầu của thị

trường.

Đầu tư theo chiều sâu hiệu quả không những tạo nguồn vốn cho

hoạt động đầu tư theo chiều rộng ở mọi khía cạnh mà còn nghiên cứu tạo ra

những sản phẩm mới, những khía cạnh tiềm năng mà doanh nghiệp có thể

khai thác, đồng thời còn có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

Ngược lại, đầu tư theo chiều sâu không hiệu quả sẽ làm cho các

doanh nghiệp không đủ điều kiện để tiếp tục đầu tư chiều rộng, mở rộng sản

xuất ở giai đoạn sau, chu kỳ sau. Trang thiết bị máy móc, khi đầu tư chiều

sâu không phù hợp với điều kiện địa lí, khí hậu nước ta, không đồng bộ về

công nghệ và với tay nghề của người lao động, llafm giá thanh sản phẩm

cao, sản phẩm khó tiêu thụ, hiệu quả đầu tư thấp, không thu hồi được vốn.

Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là hai hình thức

đầu tư đan xen nhau, bổ sung cho nhau, trong đó đầu tư chiều sâu là chiến

lược lâu dài.

Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sau là hai hình thức

của quá trình tái sản xuất, luôn gắn liền với nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Đầu tư

theo chiều rộng thường được tiến hành khi bắt đầu kinh doanh hoặc trong

quá trình kinh doanh muốn mở rộng quy mô.

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp

1.2.1 Lợi nhuận kì vọng

Lợi nhuận kì vọng là lợi nhuận mà chủ đầu tư mong muốn, kì vọng sẽ thu

được trong tương lai khi đầu tư.



8



Bài tiểu luận: kinh tế đầu tư 1



GVHD: Hoàng Thị Hoài Hương



Tỷ suất lợi nhuận biên của vốn giảm dần do cầu về vốn đầu tư, khi nhu cầu

vốn đầu tư tăng làm giá cả hay lãi suất tăng , lợi nhuận giảm do đó tỷ suất

lợi nhuận biên giảm. và một nguyên nhân khác xuất phát từ phương diện

cung sản phẩm cho thị trường, đầu tư tăng , cung sản phẩm tăng, lợi nhuận

trên một đơn vị sản phẩm giảm.

Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận/vốn và quy mô vốn đầu tư là mối quan

hệ thuận:

IRR



IRR2

IRR1



O



I1



I2



I



Khi tỷ suất lợi nhuận tăng lên trong điều kiện các yếu tố khác ít thay đổi sẽ

kích thích nhà đầu tư tăng quy mô vốn và ngược lại.

1.2.2 Lãi suất tiền vay

Lãi suất là giá cả của tín dụng, của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những

dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hay các dạng thức tài sản khác nhau.

Hay nói cách khác, lãi vay là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi mà người đi vay

phải trả cho người cho vay tính trên số vốn vay và thường gắn với một kì

hạn nhất định.

9



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

×