Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 104 trang )
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
Hình 2-2: Kiến trúc Linq
2.3.2 Tìm hiểu Linq to Sql
Linq to Sql là một phiên bản khái quát, hiện thực hóa về quan niệm bản đồ
quan hệ trong CSDL, Linq to Sql được tích hợp sẳn trong .net framework 3.5 trở
lên, có thể mô tả được dữ liệu bằng cách dùng các lớp .Net, sau đó truy vấn vào
trong CSDL để thực hiện các chức năng.
Linq to Sql hỗ trợ tất cả các công cụ để kết nối CSDL transaction, view, stored
procedure …
2.4.2 Các truy vấn với Linq to Sql
Tìm hiểu lớp DataContext
Cứ mỗi một file LINQ to SQL thêm vào solution, một lớp DataContext sẽ
được tạo ra, nó sẽ được dùng khi cần truy vấn hay cập nhật lại các thay đổi. Lớp
DataContext được tạo sẽ có các thuộc tính để biểu diễn mối bảng được mô hình hóa
từ CSDL, cũng như các phương thức đã thêm vào.
Lấy ra một đối tượng từ cơ sở dữ liệu
12
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
csdlDataContext dl=new csdlDataContext();
var lay=from c in dl.Tenbang select c;
Ví dụ: Lấy ra các cận lâm sàng từ cơ sở dữ liệu:
csdlDataContext dl=new csdlDataContext();
var lay=from c in dl.CLs select c;
Thêm 1 bản ghi vào 1 bảng trong cơ sở dữ liệu
Ví dụ: Thêm 1 cận lâm sàng vào trong cơ sở dữ liệu
csdlDataContext dl=new csdlDataContext();
CLS cl=new CLS();
cl.Macls=txtmacls.Text;
cl.Tencls=txttencls.Text;
dl.CLs.InsertOnSubmit(cls);
dl.SubmitChanges();
Cập nhật 1 bản ghi vào 1 bảng trong cơ sở dữ liệu
Ví dụ: Cập nhật cận lâm sàng có mã cận lâm sàng là “cls1”:
csdlDataContext dl=new csdlDataContext();
CLScapnhat=dl.CLs.SingleOrDefault(c=>c.MaCLS.ToString()==”cls”;
capnhat.Macls=txtmacls.Text;
capnhat.Tencls=txttencls.Text;
dl.SubmitChanges();
Xóa 1 bản ghi của 1 bảng trong cơ sở dữ liệu
Ví dụ xóa cận lâm sàng có mã là “cls1” trong cơ sở dữ liệu:
csdlDataContext dl=new csdlDataContext();
13
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
var xoa=dl.CLs.SingleOrDefault(c=>c.MaCLS.ToString()==”cls1”);
dl.CLs.DeleteOnSubmit(xoa);
dl.SubmitChanges();
2.4
Giới thiệu về công cụ Report Viewer để tạo dữ liệu báo cáo
2.4.1 Khái niệm về Report Viewer
Viewer Report Viewer là phần mềm thiết kế báo biểu chuyên nghiệp được tích
hợp trong Visual Studio. Phiên bản Studio.Net của Microsoft được tích hợp Report
Viewer. Xét về mặt thiết kế báo cáo, Report Viewer cung cấp đầy đủ các chức năng
định dạng dữ liệu và các chức năng phân nhóm, tính toán, sub-report và kể cả khả
năng lập trình bằng formula dựa trên các formula filed. Người dùng ngoài việc sử
dụng formula field còn có thể tự xây dựng bộ thư viện hàm riêng của mình và đưa
vào Report Viewer thông qua các DDL. Bên cạnh khả năng thiết kế báo biểu thông
thường, Report Viewer còn cung cấp chức năng thiết kế biểu đồ dựa trên nguồn dữ
liệu lấy từ CSDL. Bằng cách tích hợp sẵn Report Viewer, Visual Studio.Net đem lại
cho người sử dụng một công cụ xây dựng báo cáo hiệu quả, tiết kiệm thời gian so
với việc phải sử dụng các đối tượng in ấn để tự phát sinh báo cáo. Chúng ta có thể
sử dụng Report Expert để tạo ra báo cáo dựa vào wizard và template định sẵn hay
thiết kế báo cáo chi tiết báo biểu bằng tay. Report Viewer sử dụng DataSet làm
nguồn dữ liệu cho báo biểu.
2.4.2 Các thành phần của ReportViewer
-
Page Header: Là phần đầu tiên của một trang báo cáo. Giống như khái niệm
Page header trong Word và Excel. Phần này có thể có hoặc không có thông
tin tuỳ vào người thiết kế.
-
Detail: Là phần thân của report, đây là nơi hiển thị giá trị các bản ghi sẽ in ra.
Phần này có thể bị thay đổi, phụ thuộc vào nguồn dữ liệu tại thời điểm sẽ in
ra của report. Header là phần tiêu đề của trang đầu tiên Report, nằm tiếp theo
phần Page header và nằm trên phần Detail. Mỗi Report sẽ chỉ có nhiều nhất
14
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
một Report header. Phần này có thể có hoặc không có thông tin tuỳ vào
người thiết kế.
-
Page Footer: Là phần cuối cùng của trang, nằm dưới phần Detail. Mỗi
Report sẽ chỉ có nhiều nhất một Page footer. Phần này có thể có hoặc không
có thông tin tuỳ vào người thiết kế.
2.4.3 Các bước để tạo một ReportViewer
Để tạo một report chúng ta làm như sau:
• Bước 1: Thêm một tập tin báo cáo cho dự án bằng cách: chọn dự án →
add new item → chọn mục reporting → chọn report → OK.
• Bước 2: Tạo các Page Header, Page Footer và thiết kế cho trang Report
sử dụng công cụ Toolbox bên tay trái.
• Bước 3: Tạo DataSet để lấy dữ liệu.
•
Bước 4: Kéo điều khiển Report Viewer vào trang ASPX rồi chọn
datasource cho ReportViewer đó.
CHƯƠNG 3:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỒ ÁN 1 ĐẾN 5
TRÊN NỀN TẢNG ASP.NET
3.1.
Khảo sát và phân tích yêu cầu
3.1.1 Thời gian và địa điểm khảo sát
- Tham khảo hệ thống quản lý đồ án của bộ môn mạng máy tính và truyền
thông khóa trước.
3.1.2 Thông tin liên hệ
- Bộ môn MMT&TT - Khoa Công Nghệ Thông Tin - Trường ĐHSPKT Hưng Yên Mỹ Hào – Hưng Yên.
3.1.3 Thông tin dự án
15