1. Trang chủ >
  2. Công Nghệ Thông Tin >
  3. Tin học văn phòng >

CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 224 trang )


Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



4.1.1. Bộ nhớ

Bộ nhớ là thiết bị lưu trữ thông tin của máy tính. Khả năng lưu trữ thông tin của

bộ nhớ gọi là dung lượng. Bộ nhớ được chia làm hai phần:

Bộ nhớ trong: gồm có ROM và RAM

- ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc, dùng để lưu các chương trình hệ

thống,chương trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (BIOS-Basic Input/Output System).

Thông tin được lưu giữ trên ROM thường xuyên ngay cả khi mất điện. Bộ nhớ ROM được

các công ty sản xuất máy tính cài đặt sẵn trên máy. Người sử dụng máy tính không thể

thay đổi thông tin trong ROM.

- RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, được dùng

để lưu trữ dữ kiện và chương trình trong quá trình thao tác và tính toán. Muốn thông tin

trên RAM không bị mất thì phải luôn có nguồn nuôi để lưu trữ nội dung thông tin. Do đó

nếu tắt máy hay ngắt điện thì thông tin trong RAM cũng bị mất đi. Dung lượng RAM cho

các máy tính hiện nay thường là 128MB, 256MB, 1GB,….



Hình 1.3. Bộ nhớ RAM



Bộ nhớ ngoài: như đĩa từ, băng từ,…. để lưu trữ thông tin và có thể chuyển các

thông tin này qua các máy tính khác, người ta sử dụng các đĩa, băng từ như là các bộ nhớ

ngoài. Các bộ nhớ này có dung lượng chứa lớn, không bị mất đi khi không có nguồn điện.

Trên các máy vi tính phổ biến hiện nay có các loại đĩa sau:

- Đĩa cứng (Hard Disk): có nhiều loại, dung lượng hiện nay từ 10GB, 20GB,

40GB, 80GB hoặc lên đến hàng trăm GB.



Hình 1.4. Ổ đĩa cứng



- Đĩa mềm (Floppy Disk): phổ biến là loại đĩa có đường kính 3.5 inches, dung

lượng 1.44MB (thường được gọi là “đĩa 1.4MB”). Để sử dụng được đĩa mềm, cần phải có

một ổ đĩa mềm (Floppy Drive) gắn trong máy tính.

Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học



Trang 6



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



Trục xoay

Nhãn đĩa

Khóa chống ghi



Hình 1.5. Mặt trước và sau của đĩa 1.44MB



- Đĩa quang (CD: Compact Disk): việc đọc ghi dữ liệu đối với loại đĩa này được

thực hiện dựa trên công nghệ quang học (sử dụng công nghệ tia laser để đọc và ghi dữ

liệu).



Hình 1.6. Ổ đĩa quang và đĩa quang



Hiện nay có các loại đĩa quang sau:

+ Đĩa CD-ROM (Compact Disk Read Only Memory): là loại đĩa chỉ đọc.

+ Đĩa CD-R (Compact Disk Recordable): là loại đĩa CD trắng (chưa có dữ liệu) cho

phép ghi dữ liệu duy nhất một lần.

+ Đĩa CD-RW (Compact Disk ReWritable): loại này cho phép đọc ghi nhiều lần

(giống như đĩa cứng, đĩa mềm).

+ Đĩa DVD (Digital Versatile Disk hoặc Digital Video Disk): là loại đĩa có khả năng

lưu trữ lớn, thường được sử dụng để lưu các đoạn phim.

+ Đĩa flash USB: là thiết bị giúp sao lưu nhanh gọn nhất bởi tính năng ưu việt của

nó trong việc truyền tải dữ liệu.Các loại đĩa flash giao tiếp với máy tính thông qua cổng

USB.

Để thực hiện việc đọc/ghi dữ liệu trên các loại đĩa quang, máy tính cần phải có các

loại ổ đĩa quang thích hợp cho từng với loại đĩa.

Về dung lượng, các đĩa CDROM, CD-R, CD-RW có thể chứa khoảng 650-700 MB

dữ liệu, riêng đĩa DVD có thể lưu trữ từ 4,7-17 GB dữ liệu tùy thuộc vào kỹ thuật ghi và

đọc dữ liệu.

4.1.2. Bộ xử lý trung tâm (CPU-Central Processing Unit)

Bộ xử lý trung tâm có nhiệm vụ điều khiển toàn bộ các hoạt động của máy tính và

thực hiện các phép tính. CPU có 3 bộ phận chính:



Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học



Trang 7



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



- Bộ điều khiển (CU: Control Unit) là trung tâm điều hành máy tính, nó có nhiệm

vụ giải mã các lệnh của chương trình và điều khiển các hoạt động xử lý.

- Bộ tính toán số học và logic (ALU: Arithmetic-logic Unit) bao gồm các thiết bị

thực hiện các phép toán số học (cộng, trừ, nhân, chia,...), các phép tính logic (AND, OR,

NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau,…)

- Các thanh ghi (registers) được gắn chặt vào CPU bằng các mạch điện tử, được sử

dụng làm bộ nhớ trung gian. Các thanh ghi có chức năng giúp tăng tốc độ trao đổi thông

tin trong máy tính.

Ngoài ra CPU còn được gắn với một đồng hồ (clock) hay còn gọi là bộ tạo xung

nhịp. Tần số đồng hồ càng cao thì tốc độ xử lý thông tin càng nhanh. Thường thì đồng hồ

được gắn tương xứng với cấu hình máy và có các tần số dao động là khoảng từ 33

MHz đến vài GHz.

4.1.3. Các thiết bị nhập/xuất (input/output)

Các thiết bị nhập xuất bao gồm các thiết bị nhập (input device), thiết bị xuất (output

device) và thiết bị truyền tin. Chúng có tác dụng chuyển dữ liệu (thông tin) từ bên ngoài

vào máy tính và ngược lại.

* Các thiết bị nhập chính:

- Bàn phím (keyboard): là thiết bị nhập dữ liệu và câu lệnh, và được coi là thiết bị

nhập thông tin chuẩn. Bàn phím máy vi tính phổ biến hiện nay có khoảng 101-106 phím,

các phím có tác dụng khác nhau, có thể chia làm các nhóm chính như sau:

+ Nhóm phím dữ liệu (data key): gồm các phím chữ số, các phím ký tự:

a → z, A → Z, 0 → 9,...

+ Nhóm phím chức năng (function key): gồm các phím từ F1 → F12.

+ Nhóm phím trạng thái và đệm số: gồm các phím như NumLock, CapsLock,

ScrollLock, Enter, Esc (Escape), Shift, Alt (Alternate), Ctrl (Control),...

+ Ngoài ra còn có một số phím đặc biệt hỗ trợ cho hệ điều hành Windows và các thiết

bị phần cứng

Lưu ý: Các phím Shift, Alt, Ctrl thường không sử dụng riêng lẻ mà chúng thường

phối hợp với các phím khác tạo thành một tổ hợp phím có tác dụng như một phím mới.

- Chuột (Mouse): là thiết bị cần thiết phổ biến hiện nay, nhất là các máy tính chạy

trong môi trường Windows. Chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên một tấm

phẳng (mouse pad) theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình sẽ di chuyển

theo hướng đó tương ứng với vị trí của viên bi hoặc tia sáng (optical mouse) nằm dưới bụng

của nó. Một số máy tính có chuột gắn trên bàn phím.

- Máy quét (Scanner):là thiết bị dùng để quét văn bản, hình vẽ, ảnh chụp vào máy

tính. Thông tin nguyên thủy trên giấy sẽ được quét thành các tín hiệu số tạo thành các tập

Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học



Trang 8



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



tin ảnh (image file). Scanner đi kèm với phần mềm để nhận diện các tập tin ảnh hoặc văn

bản.



Hình 1.7. Máy quét



* Các thiết bị xuất thông tin chính

- Màn hình (Screen hay Monitor): là thiết bị xuất chuẩn, dùng để thể hiện thông

tin cho người sử dụng xem. Thông tin được thể hiện ra màn hình bằng phương pháp ánh

xạ bộ nhớ (memory mapping), với cách này màn hình chỉ việc đọc dữ liệu liên tục từ

trong bộ nhớ và hiển thị (display) bất kỳ thông tin nào hiện có trong vùng nhớ ra màn

hình. Vì vậy, để xuất thông tin ra màn hình ta chỉ cần xuất ra vùng nhớ tương ứng.

Trong chế độ văn bản, màn hình thể hiện 80 cột ký tự (đánh số từ 0 - 79) và 25 dòng

(đánh số từ 0 - 24).

Trong chế độ đồ họa, màn hình được chia thành các phần tử ảnh (pixels). Tích số

này càng lớn thì màn hình càng mịn và rõ nét.

Loại màn hình màu



Độ phân giải (resolution) cao nhất



CCA: Color Graphic Adapter



320 x 200 (pixel)



EGA: Enhanced Graphic Adapter



640 x 350



VGA: Video Graphic Array



640 x 480



SVGA: Super VGA



1024 x 768



- Máy in (Printer): là thiết bị xuất, dùng để đưa thông tin ra giấy. Máy in phổ biến

hiện nay là máy in ma trận điểm (dot matrix) loại 9 kim và 24 kim, máy in phun mực, máy

in laser trắng đen hoặc màu.



Hình 1.8. Các loại máy in



Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học



Trang 9



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



Giấy in thường dùng là loại giấy in 80 cột (in được 80 ký tự, in nén được 132 ký tự)

và loại giấy in khổ rộng in được 132 cột (in 132 ký tự, in nén được 256 ký tự). Cả hai loại

giấy in đều có khả năng in 66 dòng/trang.

Các thiết bị nhớ ngoài như : đĩa từ, băng từ,… (xem phần bộ nhớ).

4.2. Phần mềm (software)

Phần mềm là những chương trình làm cho phần cứng của máy tính hoạt động được.

Thông thường, phần mềm chia làm 2 loại chính như sau:

Hệ điều hành (OS: Operating System): là phần mềm cơ bản, gồm tập hợp các



chương trình điều khiển hoạt động của máy tính cho phép người dùng sử dụng khai thác

dễ dàng và hiệu quả các thiết bị của hệ thống. Một số hệ điều hành thông dụng: MS-DOS,

Windows ,Unix ,OS/2 ,Linux,…

Phần mềm ứng dụng (Application): là các chương trình ứng dụng cụ thể vào

một lĩnh vực.

- Phần mềm soạn thảo văn bản (Wordprocessing): Microsoft Word, EditPlus,…

- Phần mềm quản trị dữ liệu (Database Management System ):Visual Foxpro,

Access, SQl Server,…

- Phần mềm đồ họa : Corel Draw, PhotoShop, FreeHand , Illustrator,…

- Phần mềm thiết kế : AutoCad cho ngành xây dựng, cơ khí, Orcad cho ngành điện

tử viễn thông.

- Phần mềm chế bản điện tử: PageMaker, QuarkPress,…

- Phần mềm thiết kế trang Web: FrontPage, DreamWeaver,…

- Ngôn ngữ lập trình (Programming Language): dùng xây dựng các phần mềm ứng

dụng. Một số ngôn ngữ lập trình: C, Pascal,C++, Visual Basic, Visual C++, Delphi,

Java,…

5. MẠNG MÁY TÍNH

5.1. Ðịnh nghĩa

Mạng máy tính là hệ thống liên kết hai hoặc nhiều máy tính lại với nhau. Một

mạng máy tính thông thường gồm nhiều máy tính, gọi là các máy khách, được kết nối tới

một máy tính chính gọi là máy chủ. Máy chủ cung cấp cho các máy khách không gian lưu

trữ, chương trình, các dịch vụ gởi nhận thư...

5.2. Ưu điểm của mạng máy tính

-



Một số người sử dụng trong mạng không cần phải trang bị máy tính đắt tiền.



Mạng máy tính cho phép người lập trình ở một trung tâm máy tính này có thể sử

dụng các chương trình tiện ích của một trung tâm máy tính khác đang rỗi, sẽ làm tǎng hiệu

quả kinh tế của hệ thống.

-



Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học



Trang 10



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



Rất an toàn cho dữ liệu và phần mềm vì phần mềm mạng sẽ khoá các tệp tin (files)

khi có những người không đủ quyền hạn truy xuất các tệp tin và thư mục đó.

-



5.3. Cấu trúc mạng theo phạm vi địa lý

Các máy khách có thể được kết nối đến máy chủ bằng cáp, đường điện thoại hoặc vệ

tinh,...

- Một mạng kết nối các máy tính trong một vùng địa lý nhỏ, ví dụ như trong một tòa

nhà hay các tòa nhà trong một thành phố, được gọi là mạng cục bộ (LAN : Local Area

Network).

- Một mạng kết nối các máy tính trong một vùng địa lý rộng, ví dụ như giữa các

thành phố, được gọi là mạng diện rộng (WAN : Wide Area Network).

- Mạng Internet là một mạng máy tính toàn cầu. Trong đó, các máy tính kết nối với

nhau thông qua tập chuẩn chung các giao thức gọi là TCP/IP (Transmission Control

Protocol/Internet Protocol). Không có máy tính nào làm chủ và điều khiển tất cả.

- Một Intranet là một mạng cục bộ nhưng dùng giao thức TCP/IP để kết nối với các

máy trong mạng. Một Intranet của một công ty có thể được kết nối với các Intranet của

các công ty khác và kết nối vào Internet.



Phần 1: Các khái niệm căn bản trong tin học



Trang 11



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

×