1. Trang chủ >
  2. Công Nghệ Thông Tin >
  3. Tin học văn phòng >

( D? li?u ki?u chu?i (Text)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 224 trang )


Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



ĐỘ ƯU TIÊN



TOÁN TỬ



Ý NGHĨA



1



()



Dấu ngoặc đơn



2



^



Lũy thừa



3



-



Dấu âm



4



*, /



Nhân, chia



5



+, -



Cộng trừ



=,<>



Bằng nhau, khác nhau



> , >=



Lớn hơn , lớn hơn hoặc bằng



< , <=



Nhỏ hơn, nhỏ hơn hoặc bằng



7



NOT



Phủ định



8



AND



Và (điều kiện đồng thời)



9



OR



10



&



6



Hoặc (điều kiện không đồng thời)

Toán tử ghép chuỗi



Ví dụ: 3^2 *5 +12* 5 + (25-10)/3 = 9*5 + 60 + 5/3 = 45 + 60 + 5 = 110

Trong trường hợp, biểu thức có nhiều cặp ngoặc đơn lồng vào nhau thì sẽ ưu tiên

tính từ trong ra ngoài; nếu có nhiều toán tử cùng độ ưu tiên, sẽ được tính từ trái qua phải.

2.2. NHẬP DỮ LIỆU

Dữ liệu khi được đưa vào trong ô dưới 2 dạng: Hằng số (constant) và công thức

(formula).

Hằng số là đại lượng có giá trị không đổi, có kiểu dữ liệu thuộc 5 kiểu dữ liệu cơ

bản (số, ngày, giờ, chuỗi và logic).

- Khi nhập dữ liệu dạng hằng số, ta nhập trực tiếp vào ô.

- Khi muốn nhập một biểu thức vào ô, ta phải nhập thêm dấu bằng ( = ) vào trước

biểu thức. Khi đó dữ liệu trong ô này được hiểu là dạng công thức.

Đối với các ô dạng công thức, thì giá trị xuất hiện trong ô là kết quả của công thức.

Nếu trong công thức có các toán hạng là địa chỉ tham chiếu thì giá trị của công thức có thể

thay đổi tùy thuộc vào giá trị của ô được tham chiếu.

Ví dụ: Giả sử ô B5 có công thức là =A5 + 20

- Nếu A5 bằng 10 thì giá trị của ô B5 là 30

- Nếu đổi giá trị ô A5 bằng 15 thì trị của ô B5 là 35

Lưu ý:

- Khi nhập dữ liệu kiểu ngày phải theo qui ước đã định trong Control

Panel/Regional and language options/Customize/Date.



Phần 4: Microsoft Excel 2003



Trang 133



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



- Mặc nhiên, dữ liệu chuỗi trong ô sẽ được canh trái, các kiểu còn lại sẽ được canh

phải. Tuy nhiên, chúng ta có thể định dạng lại cách canh lề tuỳ theo ý muốn.

- Thông thường, Excel có thể nhận định được kiểu của các dữ liệu nhập vào. Việc

xác định chính xác kiểu của các dữ liệu trong ô là rất cần thiết cho việc xử lý số liệu và áp

dụng các hàm trong Excel.

2.3. XỬ LÝ DỮ LIỆU

2.3.1. Xóa dữ liệu trong khối

Bước 1: Chọn khối muốn xóa.

Bước 2: Gõ phím Delete hoặc chọn menu Edit/Clear/Contents.

2.3.2. Sao chép (copy) khối dữ liệu

Bước 1: Chọn khối dữ liệu cần chép (khối nguồn).

Bước 2: Gõ tổ hợp phím Ctrl+C hoặc chọn menu Edit/Copy.

Bước 3: Đưa con trỏ tới ô đích gõ Ctrl+V hoặc chọn menu Edit/Patse.

2.3.3. Di chuyển khối dữ liệu

Bước 1: Chọn khối dữ liệu cần di chuyển.

Bước 2: Gõ tổ hợp phím Ctrl+X hoặc chọn menu Edit/Cut.

Bước 3: Đưa con trỏ tới ô đích gõ Ctrl+V hoặc chọn menu Edit/Paste.

2.4. SỬ DỤNG CÔNG THỨC

2.4.1. Nhập công thức

Thành phần của một công thức được bắt đầu bằng dấu =, tiếp theo là một toán hạng

hoặc nhiều toán hạng phân cách nhau bởi các toán tử (nếu có). Mỗi toán hạng có thể là:

1) Một hằng số (số hoặc chuỗi ký tự).

2) Một tham chiếu tới địa chỉ ô/khối ô trong bảng tính.

3) Một hàm của Excel.

* Lưu ý:

- Không được có khoảng trắng trong công thức trừ khi nó nằm trong một hằng chuỗi

ký tự.

- Sau khi nhập công thức, nội dung thực sự của ô là công thức mà bạn đã nhập

nhưng giá trị thể hiện trong ô lại là kết quả mà công thức trả về. Muốn xem công thức vừa

nhập, bạn phải vào chế độ chỉnh sửa nội dung của ô (phím F2) hoặc quan sát trên thanh

công thức.

* Ví dụ:

=IF(LEFT(B3)="K";1.25;1*VLOOKUP(MID(B3;2;1);$B$15:$D$17;3;0).

=E4*D4.

E5*500000+F5*90000.

Phần 4: Microsoft Excel 2003



Trang 134



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



=210000*F4/22.

=A3&”An Giang”.

2.4.2. Sao chép công thức

Bạn có thể sao chép công thức tương tự như sao chép dữ liệu. Ngoài ra, bạn có thể

click chuột vào Fill handle của ô chứa công thức rồi rê nó xuống dưới hoặc sang phải theo

hướng muốn sao chép.

2.5. HÀM (FUNCTION) TRONG EXCEL

2.5.1. Định nghĩa

Hàm là các công thức phức tạp được định nghĩa sẵn dùng để thực hiện các tính toán

cho một vùng giá trị xác định, được cài đặt chung với phần mềm và được coi là tiện ích

của phần mềm đó. Mỗi hàm là một công cụ nhằm giải quyết một công việc nhất định. Mỗi

hàm cần cung cấp các đối số theo một trật tự cú pháp nhất định. Hàm có thể trả về một giá

trị, một chuỗi hoặc một thông báo lỗi.

* Thí dụ: Hàm SUM dùng để cộng các giá trị hoặc một dãy các ô trong bảng tính.

2.5.2. Cú pháp chung của các hàm

Cú pháp của các hàm bắt đầu bằng tên hàm, các dấu mở ngoặc đơn, các đối số của

hàm được phân cách nhau bằng các dấu phẩy và cuối cùng là dấu đóng ngoặc đơn.

Tuy nhiên, có một số hàm không có các đối số như hàm PI(), hàm NOW(), hàm

DATE(), …

Các đối số có thể là các số, chuỗi ký tự, các giá trị logic TRUE hoặc FALSE, các

mảng dữ liệu, các thông báo lỗi hoặc các tham chiếu đến các ô khác trong bảng tính.

Ngoài ra, các đối số cũng có thể là các hằng số, các công thức, hoặc các hàm khác.

* Thí dụ:

• Các trị số: SUM(10;20;50).

• Địa chỉ các ô: SUM(A1;A2;B1;B2).

• Địa chỉ một vùng: MAX(B1:B10).

• Một chuỗi ký tự: RIGHT("Trung Tâm Tin Học";7).

• Một biểu thức logic: IF(B1>B2; B1;B2).

• Một hàm khác: IF(A1>SQRT(B1);A1;A2).

2.6. CÁC HÀM THÔNG DỤNG

2.6.1.Các hàm toán học

Hàm ABS: Cho trị tuyệt đối của trị số X.

-



Cú pháp: ABS(X)



-



Ví dụ: =ABS(5-15) = 10



Phần 4: Microsoft Excel 2003



Trang 135



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



Hàm INT: Cho trị là phần nguyên của trị số X.

-



Cú pháp: INT(X)



-



Ví dụ: =INT(8,9) → 8 hoặc =INT(-8,9) → -9

Hàm ODD: Cho trị là số nguyên lẻ lớn hơn hoặc bằng X.



-



Cú pháp: ODD (X)



-



Ví dụ: =ODD(1,5) → 3 hoặc ODD(3) → 3

Hàm MOD: Cho trị là phần dư của phép chia: trị số X chia trị số Y.



-



Cú pháp: MOD (X; Y): X là số bị chia, Y là số chia.



-



Ví dụ: = MOD(30; 4) → 2

Hàm ROUND: Làm tròn trị số X đến n vị trí chỉ định tính từ cột hàng đơn vị.



-



Cú pháp: ROUND (X; n): X là số cần làm tròn, n là số lượng số muốn làm tròn.

+ Nếu n > 0 làm tròn về bên phải tính từ cột hàng đơn vị.

+ Nếu n < 0 làm tròn về bên trái tính từ cột hàng đơn vị.

+ Nếu n = 0 làm tròn đến cột hàng đơn vị (không lấy số lẻ).



-



Ví dụ:

+ ROUND(2,15; 1) → 2,2

+ ROUND(2,149; 1)



→ 2,1



+ ROUND(-1,475; 2)



→ 1,48



+ ROUND(21,5; -1)



→ 20



2.6.2. Các hàm logic

Hàm IF

- Cú pháp: IF(biểu thức luận lý; biểu thức 1; biểu thức 2)

- Công dụng: Biểu thức luận lý chỉ cho 2 trị: TRUE hoặc FALSE. Hàm sẽ cho kết

quả là biểu thức 1 nếu biểu thức luận lý có giá trị TRUE, ngược lại sẽ cho kết quả là biểu

thức 2.

Hàm IF có thể là đối số cho một hàm IF khác để áp dụng vào các điều kiện phức tạp.

Ví dụ: Giả sử giá trị trong ô D1 = 6. Ta có công thức:

= IF(D1>=5; "Đậu"; "Rớt") → "Đậu"

= IF (C1>0; "số dương";"số âm") giá trị trả về phụ thuộc vào C1.

Hàm OR: Trả về giá trị TRUE nếu có ít nhất một biểu thức luận lý cho trị TRUE.

- Cú pháp: OR(biểu thức luận lý 1; biểu thức luận lý 2;...)

- Ví dụ:

= OR (3>4; 4<5; 8 =10)

Phần 4: Microsoft Excel 2003



→ TRUE

Trang 136



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

×