1. Trang chủ >
  2. Công Nghệ Thông Tin >
  3. Tin học văn phòng >

( Hàm ROUND: Làm tròn tr? s? X d?n n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 224 trang )


Tài liệu Tin học đại cương



= OR (3>4; 4>5; 8 =10)



Bộ môn Tin học



→ FALSE



Hàm AND: Trả về giá trị TRUE nếu tất cả các đối số đều có giá trị TRUE.

- Cú pháp: AND (biểu thức luận lý 1; biểu thức luận lý 2;...)

- Ví dụ:

= AND (3<4;4<5;8=8)



→ TRUE



= AND (3<4;4>5;8=8)



→ FALSE



Hàm NOT: Cho trị logic ngược lại với trị của biểu thức luận lý.

- Cú pháp: NOT (biểu thức luận lý)

- Ví dụ:

= NOT(TRUE)



→ FALSE



= NOT(2*2=3)



→ TRUE



2.6.3. Các hàm xử lý chuỗi

Hàm LEFT: Trả về n ký tự bên trái của chuỗi text.

-



Cú pháp: LEFT(text; n)



-



Ví dụ: = LEFT("Nguyen Thanh Hoang"; 6) → "Nguyen"

Hàm RIGHT: Trả về n ký tự bên phải của chuỗi text.



-



Cú pháp: RIGHT(text; n)



-



Ví dụ: = RIGHT("Bo mon Tin hoc"; 7) → "Tin hoc"

Hàm MID: Trả về n ký tự bắt đầu tại vị trí m trong chuỗi text.



-



Cú pháp: MID(text; m ; n)



-



Ví dụ: = MID("Dai hoc An Giang"; 9; 2) → "An"

Hàm LEN: Hàm cho giá trị số là số lượng ký tự của chuỗi text.



-



Cú pháp: LEN(text)



-



Ví dụ: = LEN("Dai hoc An Giang") → 16

Hàm LOWER: Đổi tất cả các ký tự trong chuỗi text thành ký tự thường



-



Cú pháp: LOWER(text)



-



Ví dụ:= LOWER("KY NIEM") → "ky niem”

Hàm UPPER: Đổi tất cả các ký tự thường trong chuỗi text thành ký tự hoa.



-



Cú pháp: UPPER(text)



-



Ví dụ:



=UPPER("bo mon tin hoc”) → "BO MON TIN HOC"



Hàm PROPER: Đổi các ký tự đầu của mỗi từ trong trong chuỗi text thành dạng

in hoa.

-



Cú pháp: PROPER(text)



Phần 4: Microsoft Excel 2003



Trang 137



Tài liệu Tin học đại cương



-



Ví dụ:



Bộ môn Tin học



=PROPER("TIn hOc”) → "Tin Hoc"



Hàm VALUE: Chuyển một chuỗi có dạng số thành một trị số.

-



Cú pháp: VALUE(text)



-



Ví dụ:



= VALUE("$1.000") → 1.000



Hàm TRIM: Cắt bỏ các khoảng trống vô ích của text.

-



Cú pháp: TRIM(text)



-



Ví dụ:



= TRIM(" Step by step") → "Step by step"



2.6.4. Các hàm thống kê.

(Các ví dụ trong phần này sử dụng số liệu ở bảng bên dưới)



Hàm MAX: Trả về trị số lớn nhất trong danh sách (list)

-



Cú pháp: MAX(List)



-



Ví dụ:



=MAX(B1: B7) → 21



Hàm MIN: Trả về trị số nhỏ nhất trong danh sách (list)

-



Cú pháp: MIN(List)



-



Ví dụ:



=MIN(B1: B7) → 2



Hàm AVERAGE: Tính trung bình cộng các trị số trong danh sách (List).

-



Cú pháp: AVERAGE(List)



-



Ví dụ:



=AVERAGE(B1: B7) → 9



Hàm SUM: Tính tổng các trị số trong danh sách (List)

-



Cú pháp: SUM(List)



-



Ví dụ:



=SUM(B1:B7; 4)



→ 40



Hàm RANK

- Cú pháp: RANK(X; vùng xếp hạng; cách xếp hạng)

- Công dụng: Trả về thứ hạng của trị số X trong vùng xếp hạng căn cứ vào cách

xếp hạng. Nếu cách xếp hạng bằng 0 thì X sẽ được đếm theo thứ tự hạng giảm dần; nếu

cách xếp hạng bằng 1 thì X sẽ được đếm theo thứ tự hạng tăng dần.

- Ví dụ:

=RANK(C1;C1:C7;1)



Phần 4: Microsoft Excel 2003



→ 1



Trang 138



Tài liệu Tin học đại cương



=RANK(C1;C1:C7;0)



Bộ môn Tin học



→ 7



Hàm COUNT

- Cú pháp: COUNT(List)

- Công dụng: Đếm số phần tử có giá trị số, ngày, giờ (kể cả phần tử là biểu thức

hoặc hàm cho kết quả là một trị số, ngày, giờ) trong danh sách (List). Nếu đối mục là một

vùng bảng tính (Cell, Range) thì hàm sẽ đếm số ô có giá trị là trị số, ngày, giờ trong vùng.

Với các đối mục không phải là vùng bảng tính thì hàm sẽ đếm số lượng đối mục có giá trị

số, ngày, giờ.

- Ví dụ:

=COUNT(B1:B7)







4



=COUNT(B1:B7; 6; “A”)







5



Hàm COUNTA

- Cú pháp: COUNTA(List)

- Công dụng: Nếu đối mục là một vùng bảng tính (Cell, Range) thì hàm sẽ đếm

số ô có chứa số liệu trong vùng (không đếm các ô trống). Với các đối mục không phải là

vùng bảng tính thì hàm sẽ đếm số lượng đối mục.

- Ví dụ:

=COUNTA(B1:B7)







=COUNTA(B1:B7; 6; “A”; ; “ “) →



10



6



Hàm COUNTBLANK

- Cú pháp: COUNTBALNK(Vùng)

- Công dụng: Đếm số ô rỗng trong vùng bảng tính, kể cả ô chứa biểu thức hoặc

hàm cho trị rỗng.

- Ví dụ: (Số liệu bảng 1)

=COUNTBLANK(B1:B7)







1



=COUNTBLANK(C1:C7)







0



=COUNTBLANK(B1:B7; 6;”A”)







Báo lỗi



Hàm COUNTIF

- Cú pháp: COUNTIF(Vùng; “Điều kiện”)

- Công dụng: Đếm số ô trong Vùng thỏa điều kiện quy định bởi Điều kiện (kể cả

những ô chứa biểu thức hoặc hàm cho trị kết quả thỏa điều kiện).

Điều kiện là chuỗi ký tự được bao bởi cặp dấu ngoặc kép “…”, trong cặp dấu nháy

kép này một điều kiện nào đó được bắt đầu bởi 1 trong các toán tử : > < >= <= = < >

(riêng nếu là điều kiện “bằng” thì có thể không cần bắt đầu bởi toán tử =).



Phần 4: Microsoft Excel 2003



Trang 139



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



- Ví dụ: (Số liệu bảng 1)

=COUNTIF(A1:A7;”C2”)







=COUNTIF(B1:B7; “>=5”) →



2



2



Hàm SUMIF

- Cú pháp: SUMIF(Vùng dò điều kiện; “Điều kiện”; Vùng lấy tổng số)

- Công dụng: Tính tổng các ô có giá trị số thuộc Vùng lấy tổng số mà có ô tương

ứng cùng hàng thuộc Vùng dò điều kiện thỏa được Điều kiện.

- Điều kiện: Tương tự như hàm COUNTIF( )

- Ví dụ: (Số liệu bảng 1)

=SUMIF(A1:A7;”C2”; B1:B7)







24



2.6.5. Các hàm ngày giờ

Hàm NOW: Cho trị là ngày giờ hệ thống của máy.

- Cú pháp: NOW()

Hàm TODAY: Cho trị là ngày hệ thống hiện hành.

- Cú pháp: TODAY()

Hàm DAY: Cho trị là ngày trong tháng của một biểu thức dạng ngày tháng.

- Cú pháp: DAY(serial_number)

- Ví dụ: =DAY(“21/3/1979”) → 21

Hàm MONTH: Cho trị là tháng trong biểu thức dạng ngày tháng.

- Cú pháp: MONTH(serial_number)

- Ví dụ: =MONTH(“20/8/1977”) → 8

Hàm YEAR: Cho trị là năm trong biểu thức dạng ngày tháng.

- Cú pháp: YEAR(serial_number)

- Ví dụ: =YEAR(“30/4/1975”) → 1975

Hàm DATEVALUE: Đổi chuỗi dạng ngày thành trị số (number).

- Cú pháp: DATEVALUE(Date_text)

- Ví dụ: =DATEVALUE("2/9/1945") → 16477

Hàm DATE: Đổi các giá trị của các đối số năm, tháng, ngày của hàm thành dữ

liệu ngày tháng tương ứng.

-



Cú pháp: DATE(năm,tháng,ngày)



-



Ví dụ:



DATE(2005,02,18) → 18/02/2005



2.6.6. Các hàm dò tìm và tham chiếu.

(Các ví dụ trong phần này sử dụng bảng số liệu sau)



Phần 4: Microsoft Excel 2003



Trang 140



Tài liệu Tin học đại cương



A



Bộ môn Tin học



C



MUA



1



B



D



E



F



BÁN



ĐIỂM



LOAI



2



GẠO



3000



3050



0



YEU



3



NẾP



3500



3600



5



TB



4



ĐẬU



2800



2840



7



KHA



5



BẮP



2500



2540



9



G



GIOI



Hàm VLOOKUP

- Cú pháp: VLOOKUP(X; Vùng dò tìm; n; Cách dò)

- Công dụng: Dò tìm giá trị X trong cột đầu tiên bên trái của Vùng dò tìm và tùy

theo Cách dò.

+ Nếu cách dò bằng 0 hoặc FALSE thì cột đầu tiên bên trái của Vùng dò tìm

không cần xếp theo thứ tự tăng dần từ trên xuống. Trường hợp này hàm chỉ dò tìm chính

xác giá trị X. Nếu không thấy thì xem như không tìm được.

+ Nếu cách dò bằng 1 hoặc TRUE hoặc “không có đối số” thì cột đầu tiên bên trái

của Vùng dò tìm phải được xếp theo thứ tự tăng dần từ trên xuống dưới. Trường hợp này

nếu không tìm được chính xác giá trị X thì hàm sẽ dò tìm trị lớn nhất nhỏ hơn X trong cột

đầu tiên bên trái của Vùng dò tìm.

- Kết quả:

+ Nếu dò tìm được thì hàm sẽ cho kết quả là giá trị của ô tương ứng cùng hàng với

ô chứa giá trị tìm được nhưng ở cột thứ n trong Vùng dò tìm.

+ Nếu không dò tìm được thì hàm sẽ cho trị là lỗi #N/A.

Lưu ý :

- X có thể là chuỗi, số, địa chỉ ô chứa giá trị là chuỗi, số hoặc biểu thức có kết quả

là chuỗi, số.

- n là số thứ tự của cột trong Vùng dò tìm được tính từ trái sang phải. Cột đầu tiên

bên trái là 1.

- Vùng dò tìm phải có số cột >=n, nếu không hàm sẽ trả về lỗi là #REF!.

Ví dụ: (Số liệu bảng trên)

=VLOOKUP(“NẾP”; A2:C5; 3;0)







3600



=VLOOKUP(5;E2:F5;2; 1)







“TB”



=VLOOKUP(6;E2:F5;2; 1)







“TB”



=VLOOKUP(6;E2:F5;2; 0)







#N/A



=VLOOKUP(5;E2:F5;3; 1)







#REF!



Hàm HLOOKUP

Phần 4: Microsoft Excel 2003



Trang 141



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



- Cú pháp: HLOOKUP(X; Vùng dò tìm; n; Cách dò)

- Công dụng: Dò tìm giá trị X trong hàng đầu tiên bên trên của Vùng dò tìm và tùy

theo Cách dò.

+ Nếu cách dò bằng 0 hoặc FALSE thì hàng đầu tiên bên trên của Vùng dò tìm

không cần xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải. Trường hợp này hàm chỉ dò tìm

chính xác giá trị X. Nếu không thấy thì xem như không tìm được.

+ Nếu cách dò bằng 1 hoặc TRUE hoặc “không có đối số” thì hàng đầu tiên bên

trên của Vùng dò tìm phải được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải. Trường hợp này

nếu không tìm được chính xác giá trị X thì hàm sẽ dò tìm trị lớn nhất nhỏ hơn X trong hàng

đầu tiên bên trên của Vùng dò tìm.

- Kết quả:

+ Nếu dò tìm được thì hàm sẽ cho kết quả là giá trị của ô tương ứng cùng cột với ô

chứa giá trị tìm được nhưng ở hàng thứ n trong Vùng dò tìm.

+ Nếu không dò tìm được thì hàm sẽ cho trị là lỗi #N/A.

Lưu ý :

- X có thể là chuỗi, địa chỉ ô chứa giá trị là chuỗi số hoặc biểu thức có kết quả là

chuỗi, số.

- N là số thứ tự của hàng trong Vùng dò tìm được tính từ trên xuống dưới. Hàng

đầu tiên bên trên là 1.

- Vùng dò tìm phải có số hàng >=n, nếu không hàm sẽ trả về lỗi là #REF!.

Hàm INDEX

- Cú pháp: INDEX(Vùng lấy kết quả; X; Y)

- Công dụng: Cho trị là giá trị của ô ở hàng thứ X và cột thứ Y của Vùng lấy kết quả.

+ Hàng X tính từ trên xuống dưới, hàng đầu tiên phía trên là hàng 1

+ Cột Y tính từ trái sang phải, cột đầu tiên bên trái là cột 1.

Ví dụ: (Số liệu bảng trên)

=INDEX(B2:C5; 3; 2)







2840



=INDEX(B2:C5; 3; 3)







#REF!



=INDEX(B2:C5; 5; 2)







#REF!



Hàm MATCH

- Cú pháp: MATCH(X; Vùng dò tìm; Cách dò)

- Công dụng: Dò tìm giá trị X trong Vùng dò tìm và tùy theo Cách dò

+ Nếu cách dò bằng 0 thì Vùng dò tìm không cần xếp theo thứ tự từ trên xuống

dưới hoặc từ trái qua phải. Trường hợp này hàm chỉ dò tìm chính xác giá trị X. Nếu không

thấy thì xem như không tìm được.

Phần 4: Microsoft Excel 2003



Trang 142



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



+ Nếu cách dò bằng 1 thì Vùng dò tìm phải được xếp theo thứ tự tăng dần từ trên

xuống dưới hoặc từ trái qua phải. Trường hợp này nếu không tìm được chính xác giá trị X

thì hàm sẽ dò tìm trị lớn nhất nhỏ hơn X trong Vùng dò tìm.

+ Nếu cách dò bằng -1 thì Vùng dò tìm phải được xếp theo thứ tự giảm dần từ trên

xuống dưới hoặc từ trái qua phải. Trường hợp này nếu không tìm được chính xác giá trị X

thì hàm sẽ dò tìm trị nhỏ nhất lớn hơn X trong Vùng dò tìm.

-Kết quả:

+ Nếu dò tìm được thì hàm sẽ cho kết quả là số thứ tự của ô chứa trị tìm được

trong Vùng dò tìm.

+ Nếu không dò tìm được thì hàm sẽ cho trị là lỗi #N/A (Value not available).

Lưu ý :

- X có thể là chuỗi, số, tọa độ ô chứa giá trị là chuỗi, số hoặc biểu thức có kết quả

là chuỗi, số.

- Nếu cách dò là 0 và X là chuỗi thì có thể dùng các ký tự đại diện.

Ví dụ: (Số liệu bảng 2)

=MATCH(7; E2:E5; 1)







3



=MATCH(8; E2:E5; 1)







3



=MATCH(8; E2:E5; 0)







#N/A



2.7. XỬ LÝ DỮ LIỆU DẠNG DANH SÁCH

2.7.1. Khái niệm.

Danh sách là một tập hợp các thông tin có liên quan với nhau được tổ chức theo

một cấu trúc: Gồm một dòng tiêu đề ở phía trên, bên dưới là các dòng dữ liệu. Danh sách

được tạo ra trên một phần của bảng tính, và được sử dụng để quản lý và bảo trì một khối

lượng dữ liệu tương đối lớn và phức tạp.

Chẳng hạn nếu muốn lưu trữ tên, địa chỉ, số điện thoại,… của khách hàng, có thể

tạo ra một danh sách để quản lý các thông tin sau cho mỗi khách hàng: Họ và tên, địa chỉ,

số điện thoại, số fax,… Mỗi thông tin trên được đưa vào một cột dữ liệu riêng biệt. Tất cả

các cột có liên quan đến một khách hàng tạo thành một dòng dữ liệu.

Bảng sau đây là một ví dụ về danh sách, với các tiêu đề nằm ở dòng thứ hai và các

dòng tiếp theo là các dòng dữ liệu. Các cột trong danh sách có các kiểu dữ liệu khác nhau

như trị số, ký tự, tiền tệ và có một số cột được tính ra từ các cột khác.



Phần 4: Microsoft Excel 2003



Trang 143



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



* Lưu ý:

Không dùng các dòng trống để chia nhóm các dòng dữ liệu trong cùng một danh

sách. Excel diễn dịch một dòng trống là dấu hiệu kết thúc danh sách.

Các cột nên có cùng một kiểu dữ liệu ngoại trừ dòng tiêu đề.

Các công thức nên được tính toán dựa trên các ô trên cùng một dòng. Nếu phải

sử dụng một công thức dựa trên dữ liệu nằm bên ngoài danh sách, bạn hãy sử dụng tham

chiếu tuyệt đối.

Giữa dòng tiêu đề và các dòng dữ liệu không được có một dòng trống.

Các ô ở dòng tiêu đề phải có dữ liệu loại chuỗi, cần phải ngắn gọn, không trùng

lắp.

2.7.2. Sắp xếp dữ liệu trong danh sách (Sort).

Excel cho phép sắp xếp dữ liệu trong danh sách theo một cột nào đó trong một

phạm vi đã chọn. Cần lưu ý khi chọn vùng dữ liệu sẽ sắp xếp vì nếu chọn không hết các

cột trong danh sách có liên hệ với nhau thì có thể làm sai lệch nội dung trên các dòng.

Trình tự sắp xếp như sau:

Bước 1: Quét chọn vùng dữ liệu cần sắp xếp.

Bước 2: Chọn lệnh Data\Sort để mở hộp thoại Sort.



Hình 4.2



Phần 4: Microsoft Excel 2003



Trang 144



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



Bước 3: Xác định các thông số sắp xếp trong hộp thoại, bao gồm:

Sort by (Then by, Then by): Chọn các cột làm khóa thứ nhất (thứ hai, thứ ba) để

thực hiện sắp xếp. Dữ liệu sẽ được sắp xếp theo khóa thứ nhất. Chỉ khi nào có nhiều ô ở

cột dùng làm khoá thứ nhất trùng nhau thì khoá thứ hai mới được xét đến,….

Ascending: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Descending: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần.

Header row: Lấy dòng đầu tiên trong vùng chọn làm tiêu đề. Nếu chọn mục

này, Excel chỉ sắp xếp từ dòng thứ hai của danh sách trở đi.

No header row: Sắp xếp tất cả các dòng trong vùng đã chọn.

Bước 4: Click OK.

2.7.3. Lọc dữ liệu trong danh sách (Autofilter).

Lệnh Data\Filter\AutoFilter dùng để lọc các mẫu tin thỏa mãn một hoặc nhiều

điều kiện được chỉ định. Khi lọc thì chỉ những mẫu tin thỏa mãn điều kiện chỉ định mới

được hiển thị, các mẫu tin còn lại sẽ bị che.

* Cách thực hiện:

Bước 1: Chọn vùng dữ liệu để lọc hoặc chỉ cần di chuyển ô hiện hành vào vùng dữ liệu.

Bước 2: Chọn lệnh Data\Filter\Autofilter, Excel sẽ thêm các nút thả



bên phải

mỗi ô ở dòng tiêu đề. Click vào mỗi nút thả và chọn một trong các điều kiện lọc sau:

All: Hiển thị tất cả các mẫu tin.



Top 10: Mở hộp thoại Top 10 Autofilter để chọn 10 (hay một giá trị tùy ý) mẫu

tin (hoặc số phần trăm mẫu tin) có giá trị cao nhất hay thấp nhất để hiển thị.



Hình 4. 3



* Lưu ý: tuỳ chọn Top 10 không có tác dụng đối với các cột có dữ liệu là ký tự. Nếu

cột đó có cả giá trị số và chữ, chỉ có các trị số trong cột được hiển thị.

Custom: Mở hộp thoại Custom Autofilter để đặt các điều kiện lọc bằng cách

dùng các toán tử so sánh. Bạn có thể chọn một toán tử so sánh ở hộp thả bên trái và chọn

hoặc nhập vào giá trị so sánh ở hộp thả bên phải. Bạn cũng có thể dùng 2 toán tử so sánh

cho mỗi cột (các toán tử này có thể thoả mãn đồng thời (and) hoặc không cần phải thoả

mãn đồng thời (or). Ngoài ra, Excel còn cho phép dùng các ký tự đại diện ? và * đối với

dữ liệu có kiểu ký tự.



Phần 4: Microsoft Excel 2003



Trang 145



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



Hình 4. 4



• Các toán tử so sánh dùng để thiết lập điều kiện lọc.



Các trị xác định: Hiển thị tất cả các giá trị khác nhau trong cột, nếu bạn chọn

trị nào thì chỉ những mẫu tin có trị đó mới được hiển thị.

Blanks: Hiển thị các mẫu tin trống ở cột đang xét.

Non blanks: Hiển thị các mẫu tin có nội dung ở cột đang xét.

Lưu ý:

Nếu đặt điều kiện ở các cột khác nhau thì chỉ những mẫu tin thỏa mãn tất cả các

điều kiện đã đặt mới được hiển thị.

Muốn hiện lại tất cả các mẫu tin, bạn thực hiện lệnh Data\Filter\Show all hoặc

chọn All ở tất cả các cột.

Nếu muốn gỡ bỏ các nút thả thì chọn lại lệnh Data\Filter\Autofilter.

2.7.4. Lọc và rút trích các mẫu tin trong danh sách.

Khi điều kiện lọc phức tạp, hoặc bạn cần tính toán điều kiện thay vì chọn dữ liệu đang

có,… bạn có thể dùng tính năng lọc và rút trích (Advanced Filter) của Excel.

* Trình tự thực hiện.

Bước 1: Chuẩn bị vùng điều kiện: Sao chép các ô trên dòng tiêu đề muốn đặt điều

kiện lọc và dán vào một vị trí khác trên bảng tính, sau đó nhập các điều kiện lọc vào.

Bước 2: Quét chọn vùng dữ kiện cần trích, thực hiện lệnh Data\Filter\Advanced

Filter để mở hộp thoại Advanced Filter.



Phần 4: Microsoft Excel 2003



Trang 146



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



Hình 4. 5



Trong khung Action, chọn Filter the list, in-place để hiển thị kết quả lọc tại vị

trí hiện tại cũ hoặc chọn Copy to another location để lọc và hiển thị kết quả ở một vị trí

khác được xác định trong hộp Copy to.

Xác định tham chiếu đến vùng chứa dữ kiện lọc trong khung List range và vùng

chứa điều kiện lọc trong khung Criteria range.

Xác định tham chiếu đến vùng chứa dữ kiện kết quả trong hộp Copy to (hộp này chỉ

được kích hoạt khi bạn chọn Copy to another location trong khung Action).

Chọn Unique Records Only để chỉ hiển thị một mẫu tin nếu có nhiều mẫu tin

hoàn toàn giống nhau thỏa mãn điều kiện lọc.

Bước 3: Click OK.

* Lưu ý

Các điều kiện ghi trên cùng một dòng là những điều kiện thỏa mãn đồng thời, các điều

kiện ghi trên các dòng khác nhau là những điều kiện thoả mãn không đồng thời.

Khi điều kiện lọc có chứa các hàm như Left, Right, Mid, Month, Day, Year,…

thì cần lưu ý:

Lấy tên trường ở vùng dữ liệu cần rút trích làm tham số của các hàm điều kiện

lọc.

Thay đổi tên trường ở vùng điều kiện lọc cho khác với tên trường ban đầu.

Có thể sử dụng các ký tự đại diện * và ? trong các điều kiện có kiểu dữ liệu là

chuỗi ký tự.

Bạn không thể chép dữ liệu đã được trích lọc đến sheet khác với Advanced

Filter.

Nếu bạn chọn mục Copy to annother location, tất cả dữ liệu (nếu có) ở phía

dưới tham chiếu được chỉ ra trong hộp Copy to sẽ bị xoá .

* Thí dụ: Có một bảng tính lương sau:



Phần 4: Microsoft Excel 2003



Trang 147



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

×