1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

Trò chơi gốc: BIÊN GIỚI CẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 289 trang )


-Quản trò hô: “Tôi nói! Tôi nói!”

-Tập thể đáp: “Nói gì ! Nói gì!”

-Quản trò hô: “ Tôi nói các bạn quỳ xuống”

-Tập thể thực hiện theo lời nói của quản trò.

Luật chơi:

Quản trò có thể thay đổi lời nói của mình ở mỗi lần chơi. Tập thể thực hiện theo yêu cầu của

người Quản trò. Nếu người chơi thực hiện không được hoặc làm sai thì coi như vi phạmLuật chơi sẽ

bị phạt (hình thức phạt tùy quản trò).



Cải biên 2: NHANH TAY LÊN

Cách chơi:

- Quản trò hô: “ Nhanh tay lên! Nhanh tay lên!”

- Tập thể đáp: “Làm gì! Làm gì!”

- Quản trò hô: “ Nhặt 5 chiếc lá khô”

- Tập thể thực hiện theo lời nói của Quản trò.

Luật chơi: Quản trò có thể chia người chơi làm thành nhiều đội. CaÙc đội thực hiện theo lời nói

của quản trò. Đội nào thực hiện sau cùng coi như chưa nhanh tay, sẽ bị phạt (hình thức phạt tùy quản

trò).

-Nếu không chia đội mà chơi vòng tròn thì người chơi nào thực hiện chậm nhất sẽ bị phạt.



Cải biên 3: TẬP HỌP NHANH

Cách chơi:

-Quản trò hô: “ tập họp nhanh! Tập họp nhanh!”

-Tập thể đáp: “ bao nhiêu người! Bao nhiêu người!”

-Quản trò hô: “5người… 7 người…”

-Tập thể thực hiện theo lời nói của quản trò.

Luật chơi:

-Người chơi được chia làm nhiều đội. Các đội thực hiện theo lời nói của quản trò. Đội nào tập

họp chậm nhất sẽ bị phạt. Người quản trò có thể cho chơi nhiều lần và thay đổi khẩu lệnh.

Ví dụ: … 6 người thành 1 hàng dọc

7 người thành 1 vòng tròn

10 người thành 2 hàng ngang…



Cải biên 4: ĐỘI TA CẦN

Cách chơi:

- Quản trò hô: “Đội ta cần! Đội ta cần!”

- Tập thể đáp: “Cần gì! Cần gì!”

- Quản trò hô: “ Cần 5 cái khăn quàng …”

- Tập thể lập tức thực hiện theo yêu cầu của quản trò.

Luật chơi:

112



Người chơi được chia làm nhiều đội. Các đội thực hiện theo lời nói của người quản trò. Đội nào

thực hiện chậm nhất sẽ bị phạt. Quản trò có thể thay đổi lời nói trong mỗi lần chơi.

Ví dụ: Cần

9 cái nón ca lô; 5 cái cấp hiệu.



94.Trò chơi gốc:



CHANH CHUA – CUA KẸP



Cách chơi:

Tập họp thành vòng tròn, người chơi xoè lòng bàn tay phải ra, tay trái chụm lại đặt vào giữa lòng

bàn tay phải người đứng bên trái mình. Tất cả các người chơi đều thực hiện như vậy. Tập thể sẽ nói

lên tính chất các vật như :

-Quản trò hô: chanh! -Tập thể hô: Chua; Chuối ! Chát; Muối! Mặn; ……

Quản trò hô : Cua! Kẹp… Thì người chơi dùng tay phải đang xoè ra kẹp lại(nắm lại) đồng thời

rút tay trái lên. Người nào bị kẹp sẽ mời ra giữa vòng tròn để quản trò phạt.

Luật chơi:

Người chơi thực hiện theo lời nói của quản trò, nếu như chưa nghe chữ “ Cua” mà người chơi

nào rút tay lên hoặc kẹp người khác thì người đó cũng xem như vi phạmLuật chơi và bị phạt.



Cải biên 1: GÀ MÁI

Cách chơi:

- Tập họp thành vòng tròn, người chơi xoè lòng bàn tay phải ra, tay trái chụm lại đặt vào giữa

lòng bàn tay phải người đứng bên trái mình. Tất cả các người chơi đều thực hiện như vậy. Người

quản trò cho chơi bằng cách kể câu chuyện về gà cho tập thể nghe. Người chơi phải chú ý nghe người

quản trò kể chuyện nếu có chữ “gà mái” thì người chơi tay phải kẹp lại(nắm lại) đồng thời rút tay trái

lên. Người chơi nào tay tay trái của mình bị kẹp sẽ bị mời vào vòng tròn để người quản trò phạt.

Luật chơi:

Người chơi thực hiện theo lời nói của quản trò, nếu như chưa nghe chữ “ Gà mái” mà người

chơi nào rút tay lên hoặc kẹp người khác thì người đó cũng xem như vi phạmLuật chơi và bị phạt.



Cải biên 2: THỎ CON

Cách chơi:

- Tập họp thành vòng tròn, người chơi xoè lòng bàn tay phải ra, tay trái chụm lại đặt vào giữa

lòng bàn tay phải người đứng bên trái mình. Tất cả các người chơi đều thực hiện như vậy. Người

quản trò cho chơi bằng cách kể câu chuyện về Thỏ con cho tập thể nghe. Người chơi phải chú ý nghe

người quản trò kể chuyện nếu có chữ “Thỏ con” thì người chơi tay phải kẹp lại(nắm lại) đồng thời rút

tay trái lên. Người chơi nào tay tay trái của mình bị kẹp sẽ bị mời vào vòng tròn để người quản trò

phạt.

Luật chơi:

- Người chơi thực hiện theo lời nói của quản trò, nếu như chưa nghe chữ “ Thỏ con” mà người

chơi nào rút tay lên hoặc kẹp người khác thì người đó cũng xem như vi phạmLuật chơi và bị phạt.



Cải biên 3: BƯỚM TRẮNG

Cách chơi:

- Tập họp thành vòng tròn, người chơi xoè lòng bàn tay phải ra, tay trái chụm lại đặt vào giữa

lòng bàn tay phải người đứng bên trái mình. Tất cả các người chơi đều thực hiện như vậy. Người

quản trò cho chơi bằng cách kể câu chuyện về gà cho tập thể nghe. Người chơi phải chú ý nghe người

113



quản trò kể chuyện nếu có chữ “Bướm trắng” thì người chơi tay phải kẹp lại(nắm lại) đồng thời rút

tay trái lên. Người chơi nào tay tay trái của mình bị kẹp sẽ bị mời vào vòng tròn để người quản trò

phạt.

Luật chơi:

- Người chơi thực hiện theo lời nói của quản trò, nếu như chưa nghe “ Bướm trắng” mà người

chơi nào rút tay lên hoặc kẹp người khác thì người đó cũng xem như vi phạmLuật chơi và bị phạt.



Cải biên 4: HEO CON

Cách chơi:

- Tập họp thành vòng tròn, người chơi xoè lòng bàn tay phải ra, tay trái chụm lại đặt vào giữa

lòng bàn tay phải người đứng bên trái mình. Tất cả các người chơi đều thực hiện như vậy. Người

quản trò cho chơi bằng cách kể câu chuyện về HEO CON cho tập thể nghe. Người chơi phải chú ý

nghe người quản trò kể chuyện nếu có chữ “HEO CON ” thì người chơi tay phải kẹp lại(nắm lại)

đồng thời rút tay trái lên. Người chơi nào tay tay trái của mình bị kẹp sẽ bị mời vào vòng tròn để

người quản trò phạt.

Luật chơi:

- Người chơi thực hiện theo lời nói của quản trò, nếu như chưa nghe chữ “ HEO CON” mà

người chơi nào rút tay lên hoặc kẹp người khác thì người đó cũng xem như vi phạmLuật chơi và bị

phạt.



Cải biên 5: VỊT XIÊM

Cách chơi:

- Tập họp thành vòng tròn, người chơi xoè lòng bàn tay phải ra, tay trái chụm lại đặt vào giữa

lòng bàn tay phải người đứng bên trái mình. Tất cả các người chơi đều thực hiện như vậy. Người

quản trò cho chơi bằng cách kể câu chuyện về VỊT cho tập thể nghe. Người chơi phải chú ý nghe

người quản trò kể chuyện nếu có chữ “Vịt xiêm” thì người chơi tay phải kẹp lại(nắm lại) đồng thời

rút tay trái lên. Người chơi nào tay tay trái của mình bị kẹp sẽ bị mời vào vòng tròn để người quản trò

phạt.

Luật chơi:

- Người chơi thực hiện theo lời nói của quản trò, nếu như chưa nghe chữ Vịt xiêm” mà người

chơi nào rút tay lên hoặc kẹp người khác thì người đó cũng xem như vi phạmLuật chơi và bị phạt.



95.Trò chơi gốc:



TẬP LÀM NHANH CHO QUEN



Cải biên 1: NHANH MẮT

Cách chơi:

-Quản trò cho các người chơi sinh hoạt vòng tròn và bất ngờ nói 1 trong 2 câu sau:

Bắt con thỏ bỏ giỏ, bắt quả thị bỏ bị. Đồng thời người được quản trò mời thực hiện các động tác

sau:

+Bắt con thỏ bỏ giỏ: cánh tay trái chống lên hông trái, nắm các ngón tay bên phải bỏ qua bên

hông trái, đồng thời 2 chân đều nhúng (giống bơm bánh xe).

+Lấy trái thị bỏ bị: làm ngược lại với câu “bắt con thỏ bỏ giỏ” nhưng không nhúng chân.

Luật chơi:

-Người chơi nếu không thực hiện được thì sẽ bước đi vô vòng tròn để trò chơi kết thúc thì phạt.

114



Cải biên 2: NHANH TAY

Cách chơi:

- Quản trò phổ biến trước:

+ Con cóc: Đưa 2 bàn tay lên ngang trước mắt và để hướng 2 lòng bàn tay về phía mặt đồng

thời nhảy lên 2 cái.

+ Con chó: đưa 2 bàn tay lên chỗ 2 thái dương, xoay 2 bàn tay ra ngoài và đồng thời ngoe

nguẩy.

+ Con khỉ: đưa 2 bàn tay ra sau mông và đồng thời vẫy vẫy. Sau đó cho người chơi hát toàn bài

“ Ra mà xem” và làm các động tác (đã phổ biến) khi hát một trong 3 con vật. Muốn sôi động hơn thì

quản trò hỏi bất ngờ các con vật nào thì người chơi phải thực hiện động tác đó.

Luật chơi:

- Người chơi nếu không thực hiện được thì sẽ bước đi vô vòng tròn để trò chơi kết thúc thì phạt.



Cải biên 3: MÚA HAY

Cách chơi:

- Quản trò phổ biến trước trong bài hát “Con bứơm vàng” làm các động tác sau:

+ “Xoè đôi cánh” thì giơ ngang tay phải và chân trái.

+ “Bươm bướm quay 3 vòng” thì tay phải và tay trái dang ra theo chiều dọc.

+ “Em ngồi trên” thì lắc mông qua trái, qua phải.

Quản trò cho hát bài “Con bứơm vàng” đồng thời thực hiện các động tác vừa nêu.

Luật chơi:

Nếu múa sai sẽ bị phạt.



Cải biên 4: VƯỜN HOA XUÂN

Cách chơi:

- Quản trò phổ biến trước. Sử dụng bài hát “ Tôi là lá – Tôi là hoa”

+ “ Tôi là lá” : cánh tay giơ cao, các ngón khép lại đồng thời đu đưa qua lại.

+ “ Tôi là hoa”: cánh tay giơ cao, các ngón tay hơi co lại để làm hoa.

+ “ Tôi là hoa lá hoa mùa xuân” giơ tay lên cao làm nhanh thành hoa, lá, hoa.

-Cách 1: Quản trò cho vòng tròn hát bài “ Tôi là lá, tôi là hoa” đồng thời thực hiện các động tác

giơ tay(đã phổ biến). Và ngày càng tăng tốc độ.

-Cách 2: Quản trò đến trước mặt người chơi và nói bất chợt các câu trong bài hát để người chơi

làm các động tác vừa nêu.

Luật chơi:

-Nếu làm chậm hoặc sai các động tác đều bị phạt.



Cải biên 5: CHO XEM

Cách chơi:

- Sử dụng bài “ Cốc! Cốc! Cốc!”

+ Nếu là thỏ: đưa hai bàn tay lên đầu và vẫy vẫy.

+ Nếu là nai: đưa một bàn tay lên đỉnh đầu và chụm các đầu ngón tay lại với nhau.

+ Là lá la là lá la: làm động tác vui mắt.

115



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (289 trang)

×