1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 191 trang )


Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của

doanh nghiệp. Nó là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí sản

xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản

xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với khách hàng, đối với các

cổ đông tham gia các hoạt động liên doanh… Do đó, mọi doanh nghiệp cần phải

phấn đấu để tăng doanh thu của mình. Muốn tăng doanh thu trước hết doanh nghiệp

phải phấn đấu để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, đây là bộ phận chủ yếu chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng số doanh thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thực hiện

các biện pháp sau đây:

- Doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm vì chất lượng sản

phẩm luôn gắn liền với uy tín của doanh nghiệp trong giới kinh doanh và trong công

chúng. Doanh nghiệp cũng cần mở rộng các hoạt động tiếp thị nhằm tạo điều kiện

mở rộng quy mô sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

- Doanh nghiệp phải xác định giá bán hợp lý. Việc xây dựng giá hết sức

mềm dẻo và linh hoạt để tác động vào cầu, kích thích tăng cầu của người tiêu dùng

để tăng doanh thu tiêu thụ.

- Doanh nghiệp phải đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm bớt các khoản nợ

phải thu, xử lý tốt những khoản nợ nần dây dưa … để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu

doanh thu.

3.2. Lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, là

chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà

doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp

đưa lại.

Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh, lợi nhậun từ các hoạt động khác như hoạt động liên doanh, liên kết, các hoạt

động thuộc các dịch vụ tài chính…

Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường doanh nghiệp

có tồn tại và phát triển được hay không, điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra

141



được lợi nhuận không. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời

còn là chỉ tiêu cơ bản để đánh gía hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội. Tuy nhiên, để

đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì không chỉ dùng

chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối mà còn dùng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối (tỷ suất lợi

nhuận vốn, tỷ suất lợi nhuận giá thành, tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng…)

Việc phấn đấu tăng lợi nhuận và tăng tỷ suất lợi nhuận là nhiệm vụ thường

xuyên của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải phấn đấu giảm chi phí hoạt động kinh

doanh, hạ giá thành sản phẩm, tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản

phẩm. Sau khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận sẽ tiến hành phân phối lợi nhuận

đó.

Phân phân phối lợi nhuận không phải là việc phân chia tiền lãi một cách đơn

thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế diễn ra đối với doanh

nghiệp. Việc phân phối lợi nhuận phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Giải quyết mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và công nhân

viên một cách hài hoà.

Phải giành phần lợi nhuận để lại thích đáng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp, đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong đơn

vị mình.

Lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối theo trình tự: (1) Nộp thuế thu

nhập doanh nghiệp cho NSNN, (2) Nộp tiền thu sử dụng vốn NSNN “nếu có”, (3)

Trả các khoản tiền bị phạt, bồi thường, (4) Trừ các khoản lỗ, (5) Trả lợi tức cổ

phiếu, trái phiếu, lợi tức cho các bên tham gia liên doanh, (6) Bù đắp bảo toàn vốn

và (7) Phần còn lại, trích lập các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp như quỹ đầu tư

phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, quỹ khen

thưởng, quỹ phúc lợi.



142



IV.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Quản lý nhà nước về tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng để

Nhà nước XHCN điều hành và quản lý nền kinh tế đất nước, hình thành và đảm bảo

các cân đối chủ yếu và tỷ lệ phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước sử dụng

tài chính, tiền tệ để kích thích doanh nghiệp quan tâm đến việc hoàn thành nhiệm

vụ kế hoạch, nâng cao tối đa hiệu quả sản xuất xã hội và thực hiện việc kiểm soát

của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quản lý nhà nước về tài chính thực chất là sử dụng và phát huy vai trò của hệ

thống tài chính thông qua Nhà nước. Điều đó được thể hiện thông qua cơ chế hoạt

động và vận động của tài chính phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội và nâng

cao vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước XHCN, kết hợp với quản lý vi mô của cơ sở

doanh nghiệp thích ứng với trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội, nhằm phát

triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đi lên CNXH.

Trong khi thực hiện việc quản lý nhà nước đối với tài chính doanh nghiệp,

Nhà nước phải tôn trọng quyền chủ động sản xuất và tự chủ về tài chính của doanh

nghiệp. Đơn vị kinh tế là cơ sở, là tế bào của nền kinh tế, có quan hệ sử dụng phân

phối đan xen chặt chẽ về mặt giá trị của các nguồn tài sản. Việc quản lý đó được

thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tự chủ tài chính, tự

trang trải, tự phát triển của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đảm bảo nghĩa vụ

đối với Nhà nước.

Nhà nước quản lý tài chính doanh nghiệp trước mắt theo hướng sau đây:

Xác định những hình thức thích hợp để đảm bảo thực hiện có hiệu quả quyền

sở hữu trong sở hữu nhà nước đối với những tài sản giao cho doanh nghiệp sử dụng.

Mặt khác, giao quyền tự chủ đầy đủ, rõ ràng tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh

tranh theo đúng pháp luật.

Quan hệ phân phối giữa xí nghiệp và ngân sách được phân định qua cơ chế

phân phối thu nhập: doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp các thứ thuế theo luật định, phần

còn lại sau khi bù đắp chi phí, bảo toàn vốn, thanh toán với khách hàng, xí nghiệp

được lập quỹ chuyên dùng của mình.



143



Bằng các công cụ chính sách biện pháp kinh tế vĩ mô của Nhà nước để quản lý

tài chính doanh nghiệp, tác động đến phát triển và mục đích của sản xuất, tăng

nhanh vòng quay của vốn…

Định hướng và chỉ đạo sự phát triển, tạo môi trường kinh tế và khuôn khổ

pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa mặt

tiêu cực, khắc phục mặt khuyết tật của cơ chế thị trường.

Các doanh nghiệp được quyền tiêu thụ, bán hàng trực tiếp cho người tiêu

dùng, được quyền định giá, bảo đảm nguyên tắc xã hội chấp nhận, phù hợp với

chính sách, lợi ích quốc kế dân sinh, làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh kế toán, thống kê, tăng cường hệ thống kiểm

toán Nhà nước, thực hiện có hiệu lực việc thanh tra kiểm tra đối với doanh nghiệp.



144



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

×