1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

II- Thực trạng của vấn đề chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS Xi Măng - Bỉm Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.19 KB, 36 trang )


xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động, chuẩn bị thiết kế về nội dung và

hình thức hoạt động, phân công cụ thể các lực lượng tham gia hoạt động, phối hợp

và tranh thủ giúp đỡ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tổ

chức rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động. Vì vậy, thực tế trong những

năm qua nhà trường đã sử dụng biện pháp chỉ đạo như sau:

2.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động trong cả năm học, kế

hoạch từng tháng, từng chủ điểm phù hợp với điều kiện nhà trường.

Ngay từ đầu năm học BGH phân công người phụ trách chương trình

hoạt động này, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm học theo

từng chủ điểm, từng khối cấp học trong nhà trường.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường, sự kiện lịch sử của đất nước,

Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng chủ đề, từng

tháng trong năm học như sau:

Tháng 9: Chủ đề – Truyền thống nhà trường

+ Hoạt động trong từng khối lớp: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm

học mới, bầu ban cán sự lớp, tìm hiểu và tập hát bài hát về truyền thống nhà

trường. Hoạt động này được tiến hành ngay trong tiết sinh hoạt 15 phút đầu buổi

học và tiết sinh hoạt cuối tuần dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và của

Tổng phụ trách Đội.

+ Hoạt động cao điểm trong tháng: Tổ chức vào giờ chào cờ sáng thứ 2

tuần cuối của tháng 9 .

Nội dung: - Tổ chức trong thời 15 phút của tiết chào cờ

- Tổng phụ trách Đội là người điều hành hoạt động,

- Hình thức tổ chức: tổ chức một trò chơi, hoặc ra một số câu

hỏi về truyền thống nhà trường, nội quy, nhiệm vụ năm học cho học sinh trả lời,

mỗi câu trả lời đúng sẽ được nhận một phần quà nhỏ. Kết thúc hoạt động cho toàn

trường hát bài hát truyền thống nhà trường: Hát dưới mái trường Xi Măng.

19



Qua hoạt động này giúp học sinh hiểu hơn về truyền thống nhà trường

để từ đó học sinh có ý thức xây dựng nề nếp học tập tốt, phát huy những thống tốt

đẹp của nhà trường.

Tháng 10: Chủ đề - Chăm ngoan, học giỏi

+ Hoạt động trong từng khối lớp: Tổ chức cho học sinh đăng ký thi đua

học tập tốt, giao ước thi đua giữa cá nhân, tổ chức hội vui học tập, trao đổi phương

pháp học tập ở cấp học THCS, xây dựng đôi bạn cùng tiến. Hoạt động này cũng

được tiến hành ngay trong tiết sinh hoạt 15 phút đầu buổi học dưới sự hướng dẫn

của giáo viên chủ nhiệm.

+ Hoạt động cao điểm trong tháng: Tổ chức cho các khối lớp báo cáo thi

đua , tuyên dương - khen thưởng những học sinh đạt nhiều điểm 9, 10 trong tháng,

phát động thi đua học tập theo chủ đề. Hoạt động này được tổ chức vào sáng thứ

2, tiết chào cờ của tuần cuối trong tháng, do Tổng phụ trách đội điều hành

Tháng 11: Chủ đề - Tôn sư trọng đạo

+ Hoạt động trong từng khối lớp: Đăng kí tuần học tốt với chủ đề

“ Hoa điểm tốt dâng thầy cô”, tập những bài hát ca ngợi về thầy cô giáo, về trường

lớp. Hoạt động này được tiến hành ngay trong tiết sinh hoạt 15 phút đầu buổi học

dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm.

+ Hoạt động cao điểm trong tháng:

Tổ chức hoạt động thể thao chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11:

Tổ chức thi kéo co cho khối 6, 7; thi cầu lông cho khối 8,9. Hoạt động này được tổ

chức vào chiều 15 /11và chiều 16/11 trong tháng, được diễn ra rất sôi nổi và được

học sinh tham gia rất nhiệt tình. Đây là một hoạt động huy động được đông đảo

các tổ chức đoàn thể tham gia Ban giám hiệu, Tổng phụ trách đội, các tổ chức

đoàn thể khác trong nhà trường, là hoạt động có ý nghĩa lớn, giúp học sinh thấy

được công lao to lớn của các thầy cô giáo, bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng các

thầy cô giáo của mình để từ đó học sinh xác định được nhiệm vụ và bổn phận của

người học sinh đối với thầy cô giáo.

20



Tháng 12 : Chủ đề – Uống nước nhớ nguồn

+ Hoạt động trong từng khối lớp: Tìm hiểu về truyền thống cách mạng

của dân tộc, truyền thống cách mạng của địa phương, tập hát những bài hát ca

ngợi về các anh bộ đội cụ Hồ, về Quân đội Nhân dân Việt Nam, tổ chức thi kể

chuyện lịch sử. Hoạt động này được tiến hành ngay trong tiết sinh hoạt 15 phút

đầu buổi học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm.

+Hoạt động cao điểm: Tổ chức cho học sinh đến thăm và tặng quà các bà

mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương. Ban giám hiệu đã phối hợp với Đảng Uỷ,

UBND Phường Đông Sơn và các đoàn thể khác ở địa phương tổ chức cho học sinh

đến thăm và tặng quà cho bà mẹ: Nguyễn Thi Minh ở xóm Đông Thôn phường

Đông Sơn, gia đình bà Trần Thị Hoa ở xóm Sơn Tây …

Đây là một hoạt động để học sinh có ý thức tự hào, tôn trọng truyền

thống dân tộc, biết giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.

Tháng 1, 2: Chủ đề - Mừng Đảng - mừng xuân

+ Hoạt động trong từng khối lớp: Tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của

Đảng, tập những bài hát ca ngợi về Đảng, đất nước, về mùa xuân, trồng cây nhân

dịp mùa xuân đến. Hoạt động này được tiến hành ngay trong tiết sinh hoạt 15 phút

đầu buổi học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm.

+ Hoạt động cao điểm: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về Đảng và mùa

xuân. Hoạt động này được tổ chức vào sáng thứ 2, giờ chào cờ dưới sự hướng dẫn,

điều hành của Tổng phụ trách Đội. Với hình thức trò chơi hái hoa dân chủ – có

thưởng. Hoạt động được diễn ra khá sôi nổi và thu hút được đông đảo học sinh

tham gia. Bên cạnh tổ chức hoạt động văn hoá văn nghệ, nhà trường còn tổ chức

cho học sinh lớp 9 trồng cây lưu niệm nhà trường nhân dịp mùa xuân đến, hưởng

ứng phong trào trồng cây của Bác Hồ:

“ Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày thêm xuân”

Tháng 3: Chủ đề - Bước tiến lên Đoàn

21



+ Hoạt động trong từng khối lớp: Tìm hiểu về truyền thống của Đoàn,

nghe giới thiệu về ý nghĩa của ngày thành lập 26-3, thảo luận kế hoạch chuẩn bị

các hoạt động cao điểm trong tháng. Hoạt động này được tiến hành ngay trong tiết

sinh hoạt 15 phút đầu buổi và tiết sinh hoạt cuối tuần dưới sự hướng dẫn của giáo

viên chủ nhiệm.

+ Hoạt động cao điểm: Tổ chức cuộc thi như “ Rung chuông tìm hiểu kiến

thức”:



- Thời gian tổ chức từ 15/3 đến 25/ 3

- Đối tượng tham gia học sinh từ khối 6- 9

- Số lượng học sinh tham gia : từ 70 đến 100 HS

- HS sẽ tham gia trả lời các câu hỏi do ban tổ chức đưa ra, có sự cứu trợ



của giáo viên. Học sinh nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất là người đạt giải nhất

trong cuộc thi.

Cuộc thi này giúp học sinh hiểu thêm về truyền thống nhà trường, các

thầy cô giáo, học sinh được mở mang thêm các kiến thức đã học trong chương

trình THCS, hiểu biết thêm về truyền thống của Đoàn THCS Hồ Chí Minh .

Tháng 4: Chủ đề - Hoà bình và hữu nghị

+ Hoạt động trong từng khối lớp: Tìm hiểu về các vấn đề toàn cầu hiện

nay, các di sản văn hoá dân tộc, các vấn đề về hoà bình và hữu nghị. Tổ chức sinh

hoạt văn hoá văn nghệ chào mừng ngày 30- 4 và 1/5 vào tiết sinh hoạt 15 phút đâù

giờ.

+ Hoạt động cao điểm:

Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về hoà bình và hữu nghị, tìm hiểu về các

di sản văn hoá ở quê hương. Hoạt động này được tổ chức vào sáng thứ 2, giờ chào

cờ dưới sự hướng dẫn, điều hành của Tổng phụ trách Đội. Với hình thức trò chơi

hái hoa dân chủ - có thưởng. Đây cũng là một hoạt động thu hút nhiều học sinh

tham gia.

Tháng 5 : Chủ đề - Bác Hồ kính yêu

22



+ Hoạt động theo khối lớp: Tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, những lời dạy

của Bác đối với thiếu niên và nhi đồng, tập hát những bài hát về Bác. Hoạt động

có thể tổ chức theo lớp hoặc theo khối. Người khối trưởng phải chịu trách nhiệm

điều hành hoạt động.

+ Hoạt động cao điểm: Tổ chức thi kể chuyện về Bác, tổ chức Đại hội

cháu ngoan Bác Hồ. Hoạt động thi kể chuyện tổ chức vào sáng thứ 2 đầu tuần,

mỗi khối cử đại diện một em tham gia dự thi, thông qua hoạt động này để giúp học

sinh hiểu thêm Bác Hồ. Bên cạnh hoạt động này còn tổ chức Đại hội cháu ngoan

Bác Hồ trong toàn trường để các em có dịp báo công với Bác những thành tích

học tập của mình.

Tháng 6, 7, 8: Chủ đề - Hè vui khoẻ và bổ ích

Tổ chức lễ vào hè bàn giao học sinh cho địa phương, yêu cầu HS khi nghỉ

hè phải tham gia các hoạt động do địa phương tổ chức. Sau kì nghỉ hè, học sinh

phải có phiếu sinh hoạt hè ở địa phương, thông qua phiếu để từng khu phố, thôn

xóm đánh giá nhận xét quá trình hoạt động của học sinh trong thời hè, làm cơ sở

để nhà trường đánh giá xếp loại ý thức tham gia của học sinh .

Lên kế hoạch tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm – người trực tiếp tổ chức

hoạt động GDNGLL, hướng dẫn cách tổ chức một hoạt động, tổ chức một hoạt

động mẫu cho giáo viên, hướng dẫn cách soạn giáo án, tham khảo sách hướng dẫn

hoạt động GDNGLL của Bộ GD&ĐT ban hành.

2.2. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác trong ngoài và nhà trường

như để nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL.

Trong nhà trường: Các hoạt động cao điểm như thi đấu thể dục thể thao

cần có sự phối hợp của Đoàn thanh niên, giáo viên dạy thể dục; Hoạt động thi

“Rung chuông tìm hiểu kiến thức” cần có sự phối của Ban chấp hành Công Đoàn

nhà trường, Các tổ trưởng chuyên môn, Đoàn thanh niên…

Ngoài nhà trường: Phối hợp với UBND phường, Đoàn thanh niên

phường, Hội động Đội Thị xã Bỉm Sơn. Ví dụ như: Hoạt động hè cần phối hợp với

23



Đoàn thanh niên khu phố, thôn xóm, Đoàn TN Phường, Hội đồng Đội; Hoạt động

thăm hỏi bà mẹ Việt Nam anh hùng cần có sự giúp đỡ của Đảng uỷ, UBND

phường; Hoạt động tổ chức ngày quốc tế 1- 6, vui trung thu phối hợp với đoàn TN

Công ty Cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn.

2.3.Kiểm tra giám sát, đánh giá, nhận xét các hoạt động, tổ chức rút kinh

nghiệm sau mỗi hoạt động.

Sau mỗi hoạt động, Ban giám hiệu có kiểm tra, đánh giá các hoạt động

của các khối lớp, tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động cao điểm để lần sau

tổ chức đạt kết quả tốt hơn.

* Kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động:

Đối với Tổng phụ trách Đội: Tổng phụ trách Đội có vai trò rất quan

trọng trong việc tổ chức điều hành các hoạt động GDNGLL. Tổng phụ trách Đội

vừa là người xây dựng kế hoạch hoạt động trong từng chủ đề, vừa là người điều

hành, dẫn chương trình trong các hoạt động cao điểm. Người Tổng phụ trách Đội

càng có năng lực, nhiệt tình thì hoạt động càng hiệu quả. Vì vậy để hoạt động có

hiệu quả, Ban giám hiệu phải biết chọn giáo viên có năng lực kiêm nhiệm công tác

này. Mọi kế hoạch của Tổng phụ trách Đội đều được Ban giám hiệu duyệt vào đầu

tháng, điều chỉnh kịp thời để phù hợp với chủ đề hoạt động. Ban giám hiệu trực

tiếp tham dự vào các hoạt động để đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm từng công

việc mà Tổng phụ trách đã làm.

Đối với giáo viên chủ nhiệm: Yêu cầu thực hiện theo kế hoạch chung của

nhà trường và kế hoạch cụ thể của Tổng phụ trách Đội. Giáo viên chủ nhiệm phải

xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động, soạn giáo án, chương trình hoạt động

của lớp mình chủ nhiệm. Hàng tháng kế hoạch, chương trình hoạt động của giáo

viên chủ nhiệm được Ban giám hiệu, Tổng phụ trách kiểm tra, duyệt kế hoạch và

giáo án vào đầu tháng.

Trong quá trình thực hiện, Ban giám hiệu phân công người kiểm tra theo

dõi, dự các buổi hoạt động, các tiết sinh hoạt của các khối lớp để đánh giá chất

24



lượng hoạt động, cho điểm, xếp loại các khối lớp; đánh giá năng lực của giáo viên

làm cơ sở đánh giá xếp loại thi đua vào cuối học kỳ, cuối năm học.

3. Kết quả thực hiện

Với biện pháp chỉ đạo trên, trong những năm qua, chương trình hoạt

động GDNGLL ở trường THCS Xi Măng - Bỉm Sơn đã đạt được hiệu quả cao:

- Hoạt động theo chủ đề của từng tuần, từng tháng đã đi vào nền nếp,

nhà trường đã huy động được các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

tham gia hoạt động một cách tích cực và hăng say, góp phần nâng cao chất lượng

giáo dục toàn diện cho học sinh. Có 3/4 số chi đội thực hiện tốt các chương trình

hoạt động GDNGLL của nhà trường, trong đó có 3 chi đội hoàn thành xuất sắc.

- Các hoạt động cao điểm được tiến hành đúng thời gian qui đinh, thu

hút được nhiều học sinh tham gia. Đặc biệt hoạt động cao điểm với chủ đề như:

“ Mừng Đảng –mừng xuân” hoặc chủ đề “Bước tiến lên đoàn” của năm học 20062007 với hình thức tổ chức hoạt động thi “Rung chuông tìm hiểu kiến thức” đã thu

hút học sinh và giáo viên tham gia. Toàn trường có 100 học sinh đăng ký tham gia

dự thi, có 1 em đạt giải nhất trả lời đến câu hỏi 24; 5 em đạt giải khuyến khích của

hội thi. Các thầy cô giáo tích cực xây dựng hệ thống câu hỏi, hăng hái tham gia

làm phao cứu trợ cho học sinh.

- Nhà trường luôn được Hội đồng Đội Thị xã Bỉm Sơn đánh giá là đơn

vị có nhiều thành tích về hoạt động Đội, trong đó chương trình hoạt động

GDNGLL là nòng cốt, được Hội đồng Đội Thị xã Bỉm sơn, Phòng giáo dục Bỉm

Sơn chọn làm đơn vị tiêu biểu xây dựng mô hình hoạt động mẫu để các trường

bạn về học tập như chủ đề “Bước tiến lên Đoàn” năm học 2006 – 2007.

- Liên Đội trường THCS Xi Măng đứng trong tốp dẫn đầu của toàn Thị

Xã ở khối trường học và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao .

- Nhiều năm liền Liên Đội trường THCS Xi Măng được Hội đồng Đội Thị

xã đề nghị TW tặng cờ.

25



- Đồng chí Tổng phụ trách Đội được đề nghị TW Đoàn trao kỉ niệm

chương và đạt danh hiệu Tổng phụ trách giỏi cấp Tỉnh

4. Nhân xét đánh giá ưu, nhược điểm của quá trình thực hiện

Ưu điểm

- Ban giám hiệu đã xây dựng được kế hoạch tổng thể cho cả năm học,

xây dựng được kế hoạch chi tiết của từng hoạt động.

- Nhà trường đã duy trì đều đặn các hoạt động theo từng chủ đề, hoạt

động đã đi vào nề nếp, đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông mà Bộ GD &

ĐT ban hành.

- Phát huy được năng lực của giáo viên, huy động được các lực lượng

giáo dục tham gia vào hoạt động.

- Đánh giá được kết quả hoạt động của giáo viên và học sinh lấy đó

làm tiêu chí cho việc đánh giá thi đua hàng năm.

- Qua các hoạt động cao điểm thu hút được học sinh tham gia hoạt

động, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.

Nhược điểm

- Kế hoạch được xây dựng theo từng chủ đề đôi khi còn máy móc,

dập khuôn, thiếu sự sáng tạo.

- Chưa phối hợp chặt chẽ được với Đoàn thanh niên địa phương để

thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL trong thời gian nghỉ hè.



26



CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SẼ THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2010



Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chỉ đạo Hoạt động GDNGLL, từ

những kinh nghiệm thực tiễn về chỉ đạo hoạt động GDNGLL trong thời gian qua

để nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo Hoạt động GDNGLL tôi đề xuất một

số biện pháp chỉ đạo như sau:

Biện pháp 1: .Xây dựng một chương trình hoạt động phù hợp đặc điểm tình

hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.

- Bám sát nhiệm vụ năm học, chương trình công tác Đội và phong trào Đội

thiếu niên của Hội đồng Đội Thị xã để Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch nội dung

chương trình hoạt động cụ thể từng năm, từng tháng, từng chủ đề phù hợp tình

hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.

- Phân công một đồng chí trong Ban giám hiệu phụ trách, chỉ đạo hoạt động.

Biện pháp 2:



Tổ chức, điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả hoạt



động GDNGLL trong nhà trường.

2.1. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện hoạt động.

- Hiệu trưởng hoặc đồng chí P.Hiệu trưởng được phân công phụ trách hoạt

động GDNGLL có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, các hoạt động GDNGLL. Kiểm

tra, giám sát mọi hoạt động. Đặc biệt hiệu trưởng chỉ đạo, kiểm tra giám sát Tổng



27



phụ trách Đội thực thi kế hoạch hoạt động, đánh giá kết quả thực hiện từng hoạt

động của Tổng phụ trách Đội.

- Chỉ đạo, kiểm tra giám sát, việc thực hiện kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm.

2.2. Đánh giá kết quả hoạt động.

- Hiệu trưởng phải đánh giá một cách trung thực, khách quan, công bằng

không mang tính cá nhân.

- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động

của Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác

trong nhà trường.

- Đánh giá kết quả hoạt động của từng khối lớp thông qua việc kiểm tra

giám sát của Tổng phụ trách Đội, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thông

giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp.

Biện pháp 3: Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức hoạt động phù hợp nhu

cầu và hứng thú của học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, phù hợp với điều kiện cụ

thể nhà trường.

- Ngoài những nội dung và hình thức hoạt động đã được xây dựng trong

chương trình cần sáng tạo thêm những nội dung hoạt động mới. Những nội dung

hoạt động mới này phản ánh sự suy nghĩ, tìm tòi trên cơ sở những kinh nghiệm đã

có sẽ làm cho hoạt động phong phú hơn, có sức hấp dẫn hơn, từ đó kích thích

được tính tích cực và tinh thần trách nhiệm của học sinh, tạo cho các em những

động cơ mới trong các hoạt động.

- Để đổi mới được những nội dung, hình thức hoạt động, đa dạng hoá các

loại hình hoạt động. Hiệu trưởng phải biết phát huy những năng lực, sáng tạo của

Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm. Biết mở rộng, phát huy tính dân chủ,

khuyến khích học sinh cùng tham gia bàn bạc, trao đổi, sáng tạo để tìm ra những

hình thức hoạt động mới, bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động cho phù

hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của từng lớp, của trường. Phát huy vai trò

tự quản và quyền tham gia hoạt động của trẻ là cơ sở quan trọng đối với việc phát

28



huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và rèn

luyện.

Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL cho giáo viên và

học sinh .

- Bồi dưỡng năng lực của Tổng phụ trách Đội: Tạo điều kiện cho Tổng

phụ trách được tham quan học tập kinh nghiệm ở các trường bạn trong địa bàn Thị

xã, trong tỉnh. Tạo điều để Tổng phụ trách được tham gia tập huấn cán bộ Tổng

phụ trách, tham gia dự thi Tổng phụ trách giỏi.

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm: Hàng năm Ban

giám hiệu tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về công tác tổ chức hoạt động

GDNGLL. Giao trách nhiệm cho Tổng phụ trách hướng dẫn từng bước tiến hành

tổ chức hoạt động ở khối lớp, hướng dẫn cách soạn giáo án, xây dựng chương

trình hoạt động phù hợp với đăc điểm tâm sinh lí của khối lớp mình.

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho cốt cán của lớp, khối: Hướng dẫn các

em phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển. Đội ngũ này sẽ đóng góp vai

trò tích cực cho hoạt động. Tuy nhiên cũng phải dự kiến các tình huống xảy ra

trong quá trình tiến hành hoạt động, cách ứng xử, giải quyết.

Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động GDNGLL trong hè.

Đây là nhiệm vụ của mọi giáo viên và của các lực lượng giáo dục trong

toàn xã hội nói chung. Đó là cơ hội để thực hiện phát triển toàn diện nhân cách

cho học sinh mà trong năm học không có điều kiện để thực hiện, nhằm hướng tới

mục tiêu giáo dục đào tạo phát triển toàn diện cả về trí lực, tâm lực, thể lực và các

năng lực khác cho học sinh.

- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động hè: gồm Chủ tịch, hoặc Phó chủ tịch

phụ trách văn hoá xã, Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn thanh niên nhà trường, Bí thư

Đoàn TN Phường. Ban chỉ đạo hoạt động hè thường xuyên trao đổi với Ban giám

hiệu, Ban chấp hành Đoàn TNCS, GV Tổng phụ trách Đội, thành lập các liên

29



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

×