1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu Bộ Thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.58 KB, 134 trang )


ngạch xuất khẩu cao nhất cũng là năm số lợng gạo xuất lớn nhất, tuy giá gạo

Việt Nam trên thị trờng thế giới không cao (221 USD/MT).

Về thị trờng, khách hàng thờng xuyên của gạo Việt Nam phần lớn là

các nớc đang phát triển. Một số nớc châu Âu mua gạo Việt Nam để chuyển

sang các nớc châu Phi dới hình thức viện trợ nhân đạo. Các nớc còn lại nhập

khẩu gạo Việt Nam với mục đích tiêu dùng trong nớc. Qua nhiều năm, thị

phần gạo Việt Nam đã tăng và có những cải thiện đáng kể.

Kể từ năm 1989, Việt Nam đã chuyển từ nớc nhập khẩu sang xuất khẩu

gạo, cải thiện đời sống của một bộ phận lớn dân c, gia tăng sức mua xã hội,

giảm bớt thâm hụt thơng mại, là tiền đề chống lạm phát có kết quả, từ đó tác

động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm sau

này. Kết quả trong xuất khẩu gạo là một trong những thành quả nổi bật nhất

về mặt kinh tế trong những năm cuối thế kỷ 20, là bớc khởi đầu cho quá trình

chuyển đổi, vững bớc tiến lên CNH-HĐH, vận hành nền kinh tế thị trờng

theo định hớng XHCN của nớc ta. Thành tựu này đã chấm dứt thời kỳ khủng

hoảng lơng thực, tạo cho nhân dân niềm tin vào sự lãnh đạo và đờng lối đúng

đắn của Đảng và Nhà nớc ta, góp phần ổn định tình hình phức tạp và nhiều

biến động trong nớc.

Có đợc những thành quả nói trên là nhờ vào sự điều chỉnh và đề ra

chính sách mới đúng đắn, sự năng động của nông dân cùng với những nỗ lực

của các nhà xuất khẩu, các nhà xay xát, chế biến và cả những thuận lợi, may

mắn do hoàn cảnh khách quan. Nhng yếu tố chủ yếu nhất vẫn là cơ chế,

chính sách đã đợc hoàn thiện trong nhiều năm và sẽ liên tục đợc phát huy

trong những năm tới.

Nhìn chung trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu gạo đã có những

đóng góp rất quan trọng vào công cuộc phát triển chung của nền kinh tế.

Xuất khẩu gạo bớc đầu có những thành công nhất định, chứng tỏ đờng lối

đúng đắn của Đảng ta khi thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh tiến trình

29



hoà nhập của Việt Nam trên thị trờng thế giới. Xuất khẩu gạo đã mang lại

hiệu quả kinh tế xã hội to lớn nh đã phân tích là tạo nguồn thu ngoại tệ, kích

thích sản xuất lúa phát triển, góp phần đảm bảo an toàn lơng thực quốc gia,

tạo việc làm ổn định cho lao động trong khu vực nông nghiệp và mạng lới lu

thông phân phối gạo rộng khắp cả nớc, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào

cho các ngành lơng thực, thực phẩm.

1.2.2.2. Những tồn tại trong xuất khẩu gạo của nớc ta

Ngoài những thành công đáng khích lệ, xuất khẩu gạo Việt Nam còn

tồn tại những yếu kém mà chúng ta cần xem xét, qua đó đề ra các biện pháp

cần khắc phục. Cụ thể là:

- Sức cạnh tranh trên thị trờng thế giới của gạo Việt Nam vẫn còn kém.

Có nhiều nguyên nhân để giải thích song cần nhấn mạnh đến chất lợng gạo

thấp (qua khâu sản xuất và chế biến), cơ sở hạ tầng giao thông cần thiết theo

yêu cầu đã cũ kỹ, lạc hậu. Đây là điểm yếu cần khắc phục ngay của gạo Việt

Nam.

- Xuất khẩu gạo của Viêt Nam nhìn chung cha ổn định. Vì thời gian

Việt Nam tham gia xuất khẩu còn cha lâu so với các nớc khác nên không có

đợc những bạn hàng truyền thống. Hơn nữa, chính sách bạn hàng của ta còn

nhiều bất cập, khó giữ đợc lòng tin ở khách hàng. Các đối thủ cạnh tranh của

Việt Nam có chất lợng gạo tốt hơn song về giá cả, gạo Việt Nam thờng rẻ

hơn dù trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu đáng mừng trong giá

gạo của Việt Nam trên thị trờng thế giới. Chính vì thế, chúng ta nên tập trung

chủ yếu vào một số thị trờng nhất định nh thị trờng các nớc đang phát triển

để tìm kiếm nhanh chóng hợp đồng.

- Xuất khẩu gạo Việt Nam phần lớn phải tiến hành qua khâu trung gian,

rất ít khi nhà xuất khẩu trực tiếp tham gia đấu thầu giành hợp đồng ở các nớc

nhập khẩu lớn nên cha có đợc những hợp đồng quy mô lớn, giao hàng với giá



30



cả ổn định, dài hạn mà chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn, từng chuyến, theo

mùa, giá cả bấp bênh và xác suất rủi ro khá cao.

- Hiện tợng cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nớc do tranh mua, tranh bán dẫn đến đội giá mua lên cao, trình độ nắm bắt và

xử lý thông tin của doanh nghiệp vẫn còn yếu nên dễ dẫn đến bị thơng nhân

nớc ngoài ép giá.

Nói tóm lại, đi đôi với những thành tựu đạt đợc về xuất khẩu gạo chúng

ta còn rất nhiều khó khăn và thách thức phải vợt qua. Điều đó đòi hỏi tất cả

các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình này phải nghiên cứu, tìm tòi

những giải pháp khắc phục, đồng thời có những đổi mới thích hợp nhằm

nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu gạo ở nớc ta.



31



Chơng 2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam

theo quan điểm Marketing-mix

2.1. Các khái niệm cơ bản về Marketing

2.1.1. Khái niệm chung về Marketing

Hiện nay trong các tác phẩm về Marketing trên thế giới, có đến trên

2.000 định nghĩa về Marketing. Các định nghĩa đó về thực chất không khác

nhau và mỗi tác giả của các định nghĩa đều có quan điểm riêng của mình.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu vấn đề xuất khẩu gạo ở tầm vĩ mô, xin nêu ra một

định nghĩa khá phù hợp với khái niệm và thuật ngữ của Marketing:

Marketing là tập hợp các phơng thức (nghiên cứu thị trờng, các chiến lợc...)

mà một cơ quan, tổ chức sử dụng để gây ảnh hởng lên thái độ, hành vi của

tập hợp ngời tiêu dùng đáng quan tâm theo chiều hớng thuận lợi cho việc

thực hiện các mục tiêu của cơ quan, tổ chức đó.

Dới góc độ kinh tế vĩ mô, ngoài việc cân bằng cán cân thơng mại,

những mục tiêu này bao gồm:

- Thứ nhất, sự ổn định vững chắc của kinh tế đất nớc.

- Thứ hai, sự phân bố thu nhập đồng đều giữa ngời sản xuất, nhà xuất

khẩu.

2.1.2. Khái niệm về Marketing-mix và các thành phần cơ bản của

Marketing-mix

Theo Kotler, Marketing-mix là tập hợp những công cụ Marketing đợc

sử dụng để theo đuổi những mục tiêu Marketing của mình trên thị trờng mục

tiêu. Marketing-mix bao gồm bốn yếu tố chính: chiến lợc sản phẩm, chiến lợc giá cả, chiến lợc phân phối và chiến lợc xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.

Meredith G.G (1991), trang 9 có nói rõ về 4 yếu tố này nh sau:



32



Bảng 2.1. Các thành phần của Marketing-mix

Sản phẩm

Chủng loại

Chất lợng

Nhãn hiệu

Bao bì

Dịch vụ

Giao hàng



Phân phối

Xúc tiến

Vị trí các đại lý

Quảng cáo

Loại đại lý

Tiêu thụ cá nhân

Kho chứa hàng

Bán trực tiếp

Sử dụng bởi nhà

Xúc tiến bán hàng

bán buôn

Sử dụng bởi nhà

Công cộng

bán lẻ

Đại lý độc quyền

Quan hệ với công chúng



Giá cả

Giá cơ sở

Điều kiện tín dụng

Điều kiện chuyển giao

Bảo hành

Chiết giá và bớt giá

Chiết khấu



* Chiến lợc sản phẩm

Chiến lợc sản phẩm luôn đợc coi là quan trọng nhất trong chiến lợc

Marketing. Dới góc độ kinh tế vĩ mô, chiến lợc này bao gồm các nhiệm vụ

nh phát triển sản xuất, kiểm tra chất lợng, định vị sản phẩm nhằm đáp ứng

hai mục tiêu chính: thứ nhất, mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trờng và tăng số lợng sản phẩm bán ra; thứ hai, mục tiêu cân bằng hoạt động xuất khẩu ra nớc

ngoài và sự ổn định của thị trờng trong nớc nhằm đảm bảo an ninh lơng thực.

* Chiến lợc giá cả

Giá là một yếu tố rất quan trọng trong Marketing-mix. Chính sách giá

phải đảm bảo thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào thơng

mại hoá sản phẩm nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu.

* Chiến lợc phân phối

Là chiến lợc bao gồm các vấn đề nh thiết lập các kiểu kênh phân phối,

lựa chọn trung gian, thiết lập mối liên hệ trong kênh và toàn bộ mạng lới

phân phối, các vấn đề dự trữ, kho bãi, phơng thức vận chuyển... Hiểu theo

nghĩa rộng, phân phối có nghĩa là tập hợp tất cả các phơng thức và hoạt động

chuyển hàng hoá và dịch vụ từ ngời bán đến ngời mua. Chiến lợc này chú

trọng đến các mục tiêu:

+ Mở rộng thị trờng tiềm năng.

+ Tăng cờng chất lợng các kênh thơng mại.

+ Giảm thiểu chi phí trong phân phối.

33



* Chiến lợc xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

Là chiến lợc bao gồm mọi hoạt động nhằm truyền bá những thông tin

về sản phẩm nh quảng cáo, kích thích tiêu thụ và các hoạt động khuyến mại

khác... tới ngời tiêu dùng. Chiến lợc này nhằm đẩy mạnh các luồng thông tin

hai chiều giữa nhà sản xuất và ngời tiêu dùng.

Nh vậy, Marketing-mix là loại Marketing phối hợp hài hoà các yếu tố

cơ bản của nó sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của môi trờng kinh

doanh nhằm thu đợc lợi nhuận tối u.

Về nội dung có thể đa ra mô hình sau:



MM



P1



P2



P4



P3



Đỉnh chóp của Marketing-mix toả ra 4 trục chính xuống các điểm của

4P là MM-P1, MM-P2, MM-P3, MM-P4. Nh vậy, đỉnh chóp MM đã hình

thành sự phối hợp giữa các P. Do đó, tại bất kỳ điểm P nào cũng luôn luôn có

sự liên kết với các P khác. Mối liên kết giữa các P là mối liên hệ qua lại hai

chiều.



34



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

×