1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.1 KB, 12 trang )


Ngoài số liệu trên tôi còn nhận thấy rõ kết quả cụ thể của giáo

viên và học sinh.

*

Giáo viên biết vận dụng khéo léo và vận dụng linh hoạt các

phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của

lớp.

*

Tìm hiểu rõ được nguyên nhân và hoàn cảnh của các em,

giáo viên chủ động bàn bạc với Ban giám hiệu nhà trường với các

thành viên trong tổ khối tìm giải pháp hợp lí, sẵn sàng nhiệt tình giúp

đỡ các em .

*

Học sinh có sự chuyển biến tích cực trong học tập, tự giác

học và có rất nhiều cố gắng nhất là các em có hoàn cảnh đặc biệt, các

em có bệnh lí đồng thời các em còn cảm nhận được sự gần gũi, yêu

thương của thầy cô, biết hoà đồng cùng các bạn, biết chia sẻ những

vui, buồn, khó khăn với bạn bè, thầy cô. Các em tự tin trong học tập

và thực sự thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

*

Làm nền móng tốt cho các em học lên lớp trên, tạo đà để

chất lượng học tập ngày một tốt hơn.

*

Một số phụ huynh nhận thấy rõ vai trò của gia đình trong

quá trình giáo dục con em mình, nhiệt tình chỉ bảo, quan tâm tới các

em nhiều hơn, thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường, hiểu

được tầm quan trọng của sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Với kết quả đạt được ở trên, bản thân tôi rút ra bài học sau:

*

Người quản lí trong nhà trường phải chuyên tâm, say sưa,

nhiệt tình trong công việc, không ngừng học tập để nâng cao kiến thức

và năng lực lãnh đạo trong việc quản lí các hoạt động giáo dục trong

nhà trường.

*

Đoàn kết, thống nhất từ Ban giám hiệu cho đến các giáo

viên.

*

Có kế hoạch chỉ đạo và thường xuyên giúp đỡ giáo viên

trong quá trình giải quyết những khó khăn.

*

Có kiểm tra theo dõi, đánh giá rút kinh nghiệm sau từng

đợt kiểm tra.

*

Dự giờ, thăm lớp đột xuất để đánh giá giáo viên trong quá

trình giảng dạy và nắm được tình hình học tập của học sinh.

*

Cần mềm mỏng, khéo léo, động viên giáo viên trong giảng

dạy, nhưng cương quyết trong quá trình chỉ đạo.

9



*

Biết lắng nghe và thu nhận thông tin phản hồi từ giáo viên

trong quá trình triển khai biện pháp.

*

Giữ mối liên hệ tốt giữa nhà trường – gia đình – xã hội.

V.KẾT LUẬN:

Nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo con người cho ngày hôm nay và

cho mai sau là làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại có tư

duy sáng tạo và thực hành giỏi, muốn thực hiện được yêu cầu này đòi

hỏi người quản lí trong nhà trường nói chung và trường tiểu học nói

riêng phải chú trọng đặc biệt ngay ở khối lớp Một bởi vì lớp Một là

lớp quan trọng nhất ở khối tiểu học, hết lớp Một các em phải đọc, viết

thành thạo thì các em mới làm tính nhanh và học lên lớp trên có chất

lượng. Chất lượng dạy và học chính là thước đo giá trị của nhà trường,

để mục đích cuối cùng tạo một nguồn nhân lực bao gồm những con

người có đức có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, được chuẩn bị

tốt về văn hoá. Để hoàn thành nhiệm vụ này người quản lí phải tâm

huyết với nghề, luôn tìm tòi và có biện pháp cụ thể trong quá trình chỉ

đạo, giúp đỡ giáo viên cùng tìm ra giải pháp hợp lí, vận dụng các

phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao

chất lượng dạy học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, tạo tiền đề

tốt cho các em học lên các lớp trên.

Trên đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình lãnh, chỉ đạo,

giúp đỡ giáo viên khối Một nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Tôi

hy vọng với kết quả đạt được ở trên sẽ góp phần nhỏ bé nâng dần chất

lượng dạy và học của nhà trường ngày một tốt hơn.

Sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thành, tôi xin cảm ơn sự

phối hợp thống nhất và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà

trường, các đồng chí giáo viên khối Một.

Kiên Lương, ngày 12 tháng 5 năm 2007

Người thực hiện



Lê Thị Xuân Huệ



10



PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN KIÊN LƯƠNG

TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KIÊN LƯƠNG1



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



Tên đề tài:



MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN

KHỐI 1 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN

TIẾNG VIỆT



Người thực hiện: Lê Thị Xuân Huệ

Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng

Đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Kiên Lương 1



11



Kiên Lương, tháng 5 năm 2007



12



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

×