1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

- Các mô hình khoa học kỹ thuật đang áp dụng ở địa bàn nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.13 KB, 103 trang )


46



gốc ghép có khả năng chịu mặn và chịu hạn kém (ở độ mặn 2-3% các gốc

ghép đều bị ảnh hưởng). Điều này không phải đáng lo ngại vì theo địa hình

của tỉnh thì nguồn nước ngọt quanh năm và nước tưới tiêu rất dồi dào, các

phòng nông nghiệp của các huyện cũng đã thi công những tuyến đê để ngăn

lũ ngập úng vào mùa mưa. Trong sản xuất, khâu chọn giống rất quan trọng,

góp phần tạo ra sản lượng đầu ra lớn nhằm tăng lợi nhuận. Thực tế có 16 hộ

áp dụng giống mới chiếm 15,84%

+ Mô hình IPM: giúp nông dân quản lý tốt dịch hại tổng hợp, có biện

pháp đúng đắn và kịp thời để bảo vệ cây trồng từ lúc sinh trưởng đến lúc cây

cho trái. Điều này gián tiếp làm tăng lợi nhuận cho nông hộ bằng việc giảm sử

dụng các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…nhưng vẫn tạo

ra năng suất cao hơn bằng các biện pháp sinh học như nuôi kiến vàng, phun

thuốc trừ sâu bệnh sinh học. Qua điều tra có 23 nông hộ áp dụng mô hình

IPM chiếm 22,77%.

+ Xử lý trái nghịch vụ: việc xử lý được tiến hành bằng hai cách: xiết

nước vườn cây và xử lý bằng thuốc hóa học.

+ Xiết nước vườn cây: tạo sự khô hạn để phân hóa mầm cây, sau đó thả

nước vào để cây ra hoa đồng loạt. Việc tạo khô hạn vào tháng 12-01 dương

lịch sẽ thu hoạch quả vào Tết Trung Thu (khoảng tháng 7-8 dương lịch); hoặc

tạo khô hạn ở tháng 3-4 dương lịch thu hoạch quả vào tết Nguyên Đán

(khoảng tháng 12 dương lịch).

+ Xử lý bằng hóa chất: sử dụng thuốc hóa học với liều lượng thích hợp

(tùy theo tuổi cây và đường kính của cây mà tăng giảm liều lượng) giúp cây

bưởi ra hoa.

Việc xử lý trái nghịch vụ có ưu điểm là bưởi ra hoa đồng loạt với số

lượng lớn ở thời điểm mong muốn để bán trái được giá nhất với lợi nhuận cao



47



nhất. Vì vậy phương pháp này được nhiều nông hộ áp dụng với 24 hộ, chiếm

23,76%.

+ Bao trái: Trong giai đoạn từ trái non đến chín, cây bưởi thường bị

nhiều loại sâu, bệnh phá hại như sâu đục cuống, bọ xít, ruồi đục trái, bệnh

thán thư, đốm nâu, sương mai… khiến trái bị thối, rụng làm giảm năng suất,

chất lượng. Việc dùng bao túi ny-lon, bao giấy hay bao chuyên dùng để bao

trái cây, phòng ngừa sâu bệnh gây hại đã được một số nông hộ áp dụng thu

được kết quả tốt; không những hạn chế được một số loại sâu bệnh hại trái mà

còn làm cho vỏ trái sáng, đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng. Tuy nhiên việc bao

trái rất khó áp ở quy mô lớn vì rất tốn công, có 8 hộ áp dụng mô hình này

chiếm 7,92%.

+ Sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap: tiêu chí của mô hình này cũng

tương tự như mô hình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, nhưng với những tiêu

chuẩn và điều kiện khắc khe hơn từ lúc bắt đầu sản xuất cho đến tay người

tiêu dùng. Mục đích là tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch với hàm lượng các

chất hóa học có trong sản phẩm phải từ bằng hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho

phép. Trong 60 mẫu điều tra thì có 30 hộ tham gia mô hình này, chiếm 50%.

Sản xuất theo tiêu chuẩn này đem lại lợi nhuận cao cho nông dân, vừa bảo vệ

môi trường nhưng rất khó áp dụng vì nông hộ bắt buộc phải thỏa mãn các

điều kiện như: kho trữ bưởi sau khi thu hoạch phải đúng kỹ thuật, lao động

tham gia vào sản xuất phải có bảo hộ lao động…Tuy rất khó áp dụng nhưng

trái lại sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn thì nông dân sẽ được bao tiêu sản

phẩm và bán ở mức giá cao hơn mức giá thị trường, tăng lợi nhuận cho nông

dân.

Các mô hình áp dụng giống mới, IPM, xử lý ra hoa nghịch vụ là mô hình

khoa học kỹ thuật đã và đang được áp rộng rãi không chỉ phổ biến tại địa bàn

nghiên cứu, mà mô hình này còn được áp dụng ở các tỉnh thành khác thuộc



48



khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Còn mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn

“GlobalGap” là mô hình mới được áp dụng trong những năm gần đây, được

các ban ngành của tỉnh đặc biệt quan tâm và chọn huyện Bình Minh áp dụng.

- Tham gia tập huấn của các nông hộ sản xuất



Hình 4: Tỷ trọng tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật của các nông hộ

Trong 60 mẫu phỏng vấn có 47 hộ tham gia tập huấn (chiếm 78,33%),

còn lại 13 hộ không tham gia tập huấn (chiếm 21,67%). Điều này do những

hộ này không có điều kiện để tham gia các buổi tập huấn, một lý do khác là

do trình độ học vấn còn hạn chế nên những hộ này không tham gia. Mặt khác

trong những năm gần đây, khi các phương tiện thông tin đại chúng được phổ

biến rộng rãi thì việc tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật từ các phương tiện

này cũng đã trở nên phổ biến hơn. Các hộ được tập huấn kỹ thuật chủ yếu do

nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật, và một số hộ được tập huấn kỹ thuật

từ cán bộ khuyến nông. Các buổi tập huấn kỹ thuật là rất cần thiết cho các

nông hộ sản xuất để tiếp thu khoa học kỹ thuật trong điều kiện sản xuất mới

vì vậy rất được nông dân quan tâm. Theo đánh giá của các hộ được tập huấn

kỹ thuật tại địa phương về các buổi tập huấn thì họ có thể tiếp thu được kiến



49



thức mới, khả năng ứng dụng các kiến thức mới này vào sản xuất cũng tương

đối, và đặc biệt nông dân có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau.

3.1.1.7 Cách bảo quản, chế biến

- Cách bao quản

Đại đa số thương lái không ứng dụng bất cứ phương pháp bảo quản nào.

Họ để bưởi nơi thoáng mát hoặc vận chuyển bưởi đi ngay.

Tuy vậy, có một số thương lái và doanh nghiệp đã ứng dụng các phương

pháp (chủ yếu là phương pháp hoá học) làm cho bưởi đang héo trở lại tươi,

hoặc có cách làm biến đổi màu sắc của quả (Sau 5 phút ngâm bưởi trong

dung dịch hoá học (ví dụ ethephon 500 ppm) và bao gói bằng bao PE có tác

dụng cải thiện màu sắc vỏ trái, vỏ trái trở nên vàng, sáng tươi trở lại)

Theo các nhà nghiên cứu, phương pháp bao bưởi bằng bao nhựa PE có

thể bảo quản bưởi trong vòng 3 tháng nhưng màu sắc vỏ bưởi không đều, có

hiện tượng bị úng vỏ

Gần đây cũng có những nghiên cứu về việc ‘Ứng dụng màng chitosan’

trong việc bảo quản bưởi. So sánh với bao nhựa PE, màng chitosan cho chất

lượng tốt hơn trong 3 tháng bảo quản. Màng chitosan chống thoát hơi nước,

kháng khuẩn, không gây độc cho môi trường và con người. Với màng

chitosan, màu sắc của vỏ bưởi chỉ thay đổi chút ít so với lúc mới hái, nhưng

vỏ bưởi vẫn có màu đều nhau, và có thể ăn được sau 3 tháng.

Sau khi được phân loại, bưởi được thương lái xếp ngang và cho vào

bao, cần xé hoặc thùng carton (rất ít). (Nguồn phỏng vấn chuyên sâu thương

lái). Cách thức đóng gói bằng bao & cần xé khiến cho bưởi bị hao hụt đáng

kể, nhất là trong quá trình vận chuyển & bốc vác.

Doanh nghiệp Hoàng Gia hiện nay đang đóng gói bưởi bằng bao lưới.

Trên từng trái bưởi của Hoàng Gia đều có dán nhãn mác và xuất xứ hàng hoá.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

×