1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 21 trang )


Quan sát dưới đáy của thiết bị đựng nước ta có thể dự đoán sơ bộ được nước

của giếng khoan đó có nhiều hay ít sắt. Nếu nhiều sắt, ở dưới đáy của thiết bị đựng

nước thường có nhiều cặn vàng hơn là ít sắt.

Sắt (III) hiđroxit mới sinh (FeOOH) là chất hấp phụ As(V) tốt nhất nên nước

ngầm lấy lên phải được xử lý luôn, nếu để lâu hiệu quả loại quả As sẽ bị giảm.

3.2. Khảo sát hàm lượng Sắt và Asen trong các mẫu nước ngầm

Nước ngầm được lấy tại 3 địa điểm là xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai (kí

hiệu TO1); xã Đông La, huyện Hoài Đức (kí hiệu ĐL1); quận Hà Đông (HĐ1), Hà

Nội.

Kết quả khảo sát như sau:

STT



2



Đơn vị



TO1

1



Tên chỉ tiêu



Kết quả



HĐ1



ĐL1



Nồng độ Arsen (As) (*)



µg/l



87



55



60



10



Nồng độ Sắt (Fe) (*)



mg/l



8,56



4,25



6,79



0,05



TCVN

6626:2000

AOAC

974.27



Bảng 3.1: Kết quả đo nồng độ sắt và asen trong các mẫu nước ngầm

Cả ba mẫu nước đều có hàm lượng As cao hơn mức độ cho phép (10 μg/l), đều

có thể gây ngộ độc nếu sử dụng làm nước uống khi chưa qua xử lý, trong đó mẫu

nước ở Thanh Oai có hàm lượng As cao nhất.

Về lượng sắt, hàm lượng của cả 3 mẫu đều cao hơn nhiều lần so với nồng độ

cho phép (0,5mg/l), cao nhất vẫn là nước lấy ở khu vực Thanh Oai. Tuy sắt không

gây độc hại cho cơ thể nhưng khi nồng độ sắt cao quá mức như vậy sẽ khiến cho

nước có vị tanh, màu vàng, độ đậm và độ đục tăng nên rất khó sử dụng.

Tỉ lệ nồng độ Sắt/Asen ở Thanh Oai, Hà Đông, Hoài Đức lần lượt là 98/1;

77/1; 113/1. Nồng độ sắt cao ở Thanh Oai, Hoài Đức sẽ tốt cho quá trình loại bỏ

Asen ra khỏi nước ngầm.

3.3. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ Asen

pH được điều chỉnh bằng lượng nước cốt chanh cho vào các mẫu nước lấy tại

Đông La, Hoài Đức, Hà Nội. Tiến hành làm thí nghiệm với các mẫu theo mục 2.5.

Mẫu nước không xử lý bằng chanh sau khi phơi nắng có trong hơn nhưng vẫn chưa

hết màu vàng. Các mẫu xử lý bằng chanh sau khi phơi 10h đồng hồ đều trong, có kết

tủa màu trắng lắng ở dưới.

15



Hình 3.1: Các mẫu nước ở khu vực Đông La được phơi nắng

Kết quả sau đo lại nồng độ asen và sắt như sau:

ST



Tên chỉ tiêu



Đơn vị

ĐL2



2



Nồng độ Arsen (As)

( )

*

Nồng độ Sắt (Fe) (*)



3



% loại bỏ Asen



1



µg/l

mg/l



%



Kết quả

ĐL2(5)

ĐL2(8)



ĐL2(10)



47



30



10



18



10



5,05

22



3,95

50



1,12

83



1,59

70



0,5



TCVN

6626:2000

AOAC 974.27



Bảng 3.2: Kết quả đo nồng độ Asen và sắt sau khi khảo sát bằng chanh

Nhận thấy, mẫu ĐL2(8) cho kết quả tốt nhất, hàm lượng As đạt mức độ cho

phép, lượng Fe tuy vẫn nhiều hơn mức cho phép nhưng cũng đã giảm đáng kể, chứng

tỏ lượng nước cốt chanh cho vào chỉ nên dừng ở khoảng 8 giọt, nếu nhiều hơn sẽ lại

làm tăng hàm lượng asen và sắt. Khi lượng chanh nhiều, sắt (III) hiđroxit bị tan một

nên giảm chất hấp phụ Asen do đó lượng Asen còn lại cao hơn, đồng thời lượng sắt

cũng tăng lên.

Nước sau xử lý bằng chanh rất trong, cảm quan tốt, lượng chanh cho vào ít nên

không ảnh hưởng nhiều đến pH của nước (sau xử lý pH≈7). Nước này đã gần như có

thể sử dụng được luôn.



16



Hình 3.1: Các mẫu nước ở khu vực Đông La sau khi phơi nắng



3.4. Ảnh hưởng của H2O2 đến khả năng oxi – hóa Asen(III)

Làm thí nghiệm với nước ngầm lấy ở Thanh Oai (hàm lượng As và Fe đều cao)

theo mục 2.6.

Đem các mẫu đã làm thí nghiệm xác định lại nồng độ As và Fe.

STT



1

2

3



Tên chỉ tiêu



Nồng độ Arsen (As)

( )

*

Nồng độ Sắt (Fe)

( )

*

% loại bỏ Asen



Đơn vị

tính

µg/l



Kết quả



TO2(8)

20



TO3

12



mg/l



3,15



1,02



%



77



QCVN 02:

2009/BYT



Phương pháp thử



10



TCVN 6626:2000



0,5



AOAC 974.27



86



Bảng 3.3: Kết quả đo nồng độ sắt và asen sau khi khảo sát bằng H2O2.

Từ bảng kết quả thu được, ta thấy khi dùng thêm chất oxi hóa là H 2O2 khả năng

loại bỏ As ra khỏi nước tốt hơn. Khả năng hấp phụ trên sắt (III) hiđroxit của As(V)

tốt hơn As(III) nên khi nồng độ As và Fe cao (hoặc khi nắng ít) nên bổ sung thêm

chất oxi hóa (H2O2) để quá trình oxi hóa As(III) thành Asen (V) được tốt hơn từ đó

khả năng loại bỏ As cũng tốt hơn. Không chỉ có vậy lượng sắt ở mẫu dùng H 2O2 giảm

ba lần so với chỉ dùng chanh không, chứng tỏ việc sử dụng chất oxi hóa giúp cho quá

trình loại bỏ sắt và asen đều tốt hơn.



17



3.5. Xử lý Asen trong nước có hàm lượng sắt ít.

Mẫu nước lấy ở Hà Đông, Hà Nội có hàm lượng sắt thấp (tỉ lệ nồng độ sắt/asen

Hà Đông là 77/1) được làm thí nghiệm theo mục 2.7.

Đem các mẫu đã làm thí nghiệm xác định lại nồng độ As và Fe. Kết quả như

sau:

STT



1

2

3



Tên chỉ tiêu

Nồng độ Arsen (As) (*)

( )



Nồng độ Sắt (Fe) *



% loại bỏ Asen



Đơn vị

tính

µg/l

mg/l



%



Kết quả



HĐ2(8)

29

0,65

47



HĐ3

8

0,78

85



QCVN 02:

2009/BYT



Phương pháp thử



10

0,5



TCVN 6626:2000

AOAC 974.27



Bảng 3.4: Kết quả đo nồng độ sắt và asen trong các mẫu nước ngầm

Khi hàm lượng sắt trong nước ngầm không cao, sắt (III) hiđroxit mới sinh

không được nhiều nên lượng chất hấp phụ Asen bị giảm. Từ số liệu đo được ta thấy

rất rõ điều này, khi không bổ xung thêm sắt chỉ loại bỏ được 47% Asen, nhưng nếu

bổ xung thêm sắt thì hiệu quả tăng lên khá rõ có 85% Asen trong nước ngầm đã bị

loại bỏ.

3.6. Kiểm tra E.Coli và Coliform trong nước sau xử lý

Làm lại thực nghiệm như các mẫu ĐL2(8), TO3, HĐ3 sau đó đem kiểm tra

E.Coli và Coliform trong nước sau xử lý.

Kết quả:

STT



1



Tên chỉ tiêu



E.Coli



Kết quả



Đơn vị tính



ĐL2(8)

0



TO3

0



HĐ3

0



QCVN 02:

2009/BYT



Vi khuẩn/

0

100ml

2 Coliform tổng Vi khuẩn/

21

5

12

50

số

100ml

Bảng 3.5: Kết quả đo khuẩn e.coli và coliform trong nước sau xử lý.

Các mẫu nước sau xử lý đều đạt tiêu chuẩn về mặt sinh học, ít hơn cả mức độ

cho phép của e. coli và coliform. Trong điều kiện không thể đun sôi nước có thể uống

trực tiếp. Tuy nhiên, nước đun sôi luôn được khuyến cáo sử dụng.



18



KẾT QUẢ

Sau một thời gian nghiên cứu và làm thí nghiệm chúng em đã thu được các kết

quả sau:

1. Khi dùng chanh và ánh sáng mặt trời kết hợp với sắt có sẵn trong nước

ngầm đã loại bỏ được Asen với hiệu quả cao hơn so với khi không dùng

19



chanh. Hiệu quả loại bỏ Asen tốt nhất đạt 83% được xác định là khi cho

thêm nước cốt chanh với hàm lượng 20 giọt/1lít.

2. Khi nước ngầm có nồng độ asen và sắt cao cần cho thêm chất oxi hóa vào

(dùng H2O2 vì dễ mua và cũng không độc hại), hiệu quả loại bỏ asen thu

được cũng rất tốt (86%).

3. Tỉ lệ nồng độ Fe/As có ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ As. Khi tỉ lệ này

thấp cần cho thêm sắt vào (dùng đinh sắt gỉ).

Chúng em đưa ra quy trình đơn giản sau để các hộ gia đình có thể áp dụng

được:

- Cho nước ngầm mới lấy vào 4/5 bình nhựa trong dung tích 20 lít.

- Thêm nước cốt chanh vào với hàm lượng 20 giọt/1lít. Lắc bình khoảng 30

giây.

- Nút kín, đặt bình nằm ngang và phơi nắng trong 1 ngày. Tốt nhất nên đặt

bình trên tấm giấy nhôm.

Tùy theo lượng sắt ít hay nhiều có thể dùng thêm dung dịch H2O2 hoặc đinh sắt

gỉ để làm tăng hiệu quả loại bỏ asen.

- Sau khi phơi nắng, đặt bình thẳng đứng và để lắng qua đêm.

- Gạn, lọc bỏ phần cặn bằng bông y tế hoặc vải sạch lấy phần nước trong để

dùng.

Một hộ gia đình 4 người cần mỗi ngày 50 lít nước sạch để dung cho việc ăn

uống.

Định hướng trong thời gian tới

- Hoàn thiện tiếp những nội dung đã làm ở trên.

- Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các hộ gia đình ở vùng nông thôn có

hàm lượng asen cao sử dụng phương pháp trên để có thể làm giảm thiểu/loại bỏ asen

và khử trùng nước để ăn uống, sinh hoạt nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính mình và

cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alexander J.B. Zehnder

Solar powered cleaning - Chemistry&Industry • June 2013

2. Krishna Parajuli

Rural methods to mitigate arsenic contaminated water - December 2013

3. Nguyễn Minh Quang

20



PHƯƠNG PHÁP ÐƠN GIẢN VÀ RẺ TIỀN ÐỂ LOẠI TRỪ HOẶC GIẢM BỚT

ARSENIC (THẠCH TÍN) TRONG NƯỚC NGẦM Ở VIỆT NAM

Tháng 9 năm 2010

4. Information collected from: www.sodis.ch

5. Back to the Household –Also in Water Treatment

EAWAG news 48



21



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

×