1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.53 KB, 27 trang )


b. Quan điểm tích hợp trong môn Tiếng Việt ở lớp 3

Trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học quan điểm xây dựng chương

trình và sách giáo khoa được xây dựng trên quan điểm tích hợp với hai

chiều hướng là: Tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc.

* Tích hợp theo chiều ngang: Tích hợp kiến thức Tiếng Việt với

các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo

nguyên tắc đồng qui. Chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3

thực hiện mục tiêu tích hợp nói trên thông qua hệ thống các chủ điểm

học tập bằng việc tổ chức hệ thống bài học, bài học theo chủ điểm. Sách

giáo khoa dẫn dắt học sinh đi dần vào các lĩnh vực của đời sống, qua đó

tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về nhà trường, gia đình và

xã hội. Đồng thời cũng mở cánh cửa cho các em bước vào thế giới xung

quanh để soi vào thế giới tâm hồn của mình. Theo quan điểm tích hợp

các phân môn trong Tiếng Việt (Tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ

và câu, tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau nay đã được tập hợp

lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc, các nhiệm vụ cung cấp

kiến thức và rèn luyện kỹ năng được gắn bó chặt chẽ với nhau hơn nữa.

* Tích cực theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức và kỹ

năng mới với những kiến thức và kỹ năng đã học trước đó theo nguyên

tắc đồng tâm. Cụ thể là kiến thức kỹ năng của lớp trên, bậc học trên bao

gồm kiến thức và kỹ năng ở lớp dưới, bậc học dưới cao hơn, sâu hơn

kiến thức và kỹ năng lớp dưới. Điều này được thể hiện rất rõ ở lớp 1,

lớp 2 và lớp 3.

- Về kiến thức ở lớp 3 toàn bộ các bài học đều được xây dựng

theo chủ điểm: Nhà trường, gia đình, xã hội và thiên nhiên. Ở lớp 1

thời gian dành cho mỗi đơn vị học là một tuần, các chủ điểm lần lượt đi

trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy trôn ốc mỗi lần trở lại là một lần khai



4



thác sâu hơn. Đến lớp 3 mỗi chủ điểm nói trên được chia thành nhiều

chủ điểm nhỏ tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết sâu hơn nữa.

- Về kỹ năng: Từ chỗ biết đọc trơn và đọc nhẩm ở lớp 1, lớp 2 thì

bây giờ học sinh lớp 3 được rèn để có kỹ năng đọc thầm và bước đầu

biết đọc lướt để nắm ý trả lời câu hỏi, từ chỗ biết nói một số câu đơn

giản với âm, vần đã học, học sinh có thể đặt câu theo mẫu đã cho và nói

về bản thân, gia đình, bạn bè, trường lớp... bằng một số câu đơn giản.

c. Mục đích vai trò của nội dung kể chuyện

Giờ kể chuyện có liên quan đến nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ

em góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc lành mạnh

cho tâm hồn học sinh. Thích nghe kể chuyện là một đặc điểm của trẻ

em. Phân môn kể chuyện trong chương trình Tiểu học trước tiên đáp

ứng yêu cầu thích kể chuyện của trẻ, kể chuyện có sức mạnh riêng trong

chương trình Tiểu học trước tiên đáp ứng yêu cầu thích kể chuyên của

trẻ, kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ. Sức mạnh này

bắt nguồn từ công cụ mà môn kể chuyện sử dụng đó là tác phẩm văn

học nghệ thuật giáo viên dùng kể trước lớp. Các tác phẩm văn học có

tác dụng lớn đến tâm hồn và cảm xúc của các em, đem lại những cảm

xúc thẩm mỹ lành mạnh.

* Giờ kể chuyện góp phần tích lũy vốn văn học, mở rộng vốn

sống cho trẻ. Giờ kể chuyện giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn

học. Suốt những năm ở bậc Tiểu học, học sinh được nghe và tham gia

kể hàng trăm câu chuyện với đủ thể loại, gồm những tác phẩm văn học

có giá trị của Việt Nam và thế giới, từ chuyện cổ tích đến chuyện hiện

đại. Do đó vốn của học sinh được tích lũy dần. Đây là những hành trang

quí sẽ theo em nhiều trong suốt cuộc đời của mình. Các chuyện kể còn

chấp cánh cho trí tưởng tượng của các em bay bổng. Cùng với lý tưởng,



5



óc tưởng tượng là bệ phóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi

các em bước vào cuộc sống, bệ phóng cho sự sáng tạo.

Giờ kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triển kĩ năng nói kể

trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khơi gợi tư duy hình

tượng cho trẻ. Sống với các nhân vật trong chuyện, tư duy hình tượng

cho trẻ được khêu gợi và có điều kiện phát triển cùng cảm xúc thẩm mỹ.

Qua từng câu chuyện, các em biết giá trị của từng chi tiết, thấm thía với

hình ảnh nghệ thuật, từng nhân vật... Do đó kể chuyện là mảnh đất màu

mỡ để trên đó tư duy hình tượng của em phát triển. Mặt khác giờ kể

chuyện phát triển ngôn ngữ nói cho học sinh. Điều đáng chú ý, đây là

cách nổi trước đám đông một cách nghệ thuật. Còn phải rèn luyện để

nắm được các thủ thuật hấp dẫn người nghe để có thể điều khiển được

giọng kể hợp với giọng kể, hợp với diễn biến từng loại chuyện khác

nhau. Có thể nói ngôn ngữ “nói” được rèn luyện trong giờ kể chuyện

hướng tới phong cách nghệ thuật.

d. Cách tổ chức dạy kể chuyện

* Cách tổ chức tiết dạy kể chuyện theo hướng vận dụng quan

điểm tích hợp ở lớp 3. Để tổ chức tốt một tiết kể chuyện ở lớp 3 giáo

viên có thể tiến hành theo hai cách:

- Cách thứ nhất tiến hành hiện nay theo hướng dẫn chương trình

của Bộ giáo dục đã quy định sẵn các truyện cần kể từ tiết 1 đến tiết cuối

cùng của năm học. Giáo viên là người chủ động kể lại câu chuyện có

trong sách, hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn và cả câu chuyện.

- Cách thứ hai là tạo một khoảng trời xanh, rộng rãi hơn cho giáo

viên và chủ yếu là học sinh.

Trong tiết kể chuyện do giáo viên và học sinh lựa chọn còn các

truyện trong sách chỉ là một gợi ý. Từ những cách tổ chức giờ dạy kể



6



chuyện như trên không nhất thiết người kể đầu tiên là giáo viên. Có thể

trong tiết học giáo viên chỉ nêu đề tài, mỗi học sinh có câu chuyện riêng

của mình xung quanh đề tài đã cho và kể lại. Lúc đó nghệ thuật kể sao

cho hấp dẫn sẽ gây sự hứng thú đối người nghe. Hai cách tổ chức tiết

dạy kể tạo cho giáo viên và học sinh có vị trí chủ động khác nhau nhấn

mạnh vào các yêu cầu rèn kĩ năng khác nhau, mỗi cách tổ chức kể

chuyện tạo ra vai trò chủ động làm sao phải chú trọng đến học sinh để

học sinh được nghe và kể lại cho mọi người cùng nghe.

* Các hoạt động chính trong tiết kể chuyện là nghe và kể của giáo

viên và học sinh. Do đó kỹ năng kể chuyện và phương pháp điều khiển

tiết kể chuyện là của giáo viên, phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe và

kể chuyện và kỹ năng điều khiển tiết kể chuyện của giáo viên. Tài kể

chuyện của giáo viên có vai trò quan trọng trong tiết kẻ chuyện. Đó là

yếu tố hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, là phương tiện đầu tiên để chuyển nội

dung câu chuyện cần kể tới học sinh là các mẫu mực về kể chuyện cho học

sinh noi theo, tài kể chuyện còn phụ thuộc vào năng khiếu nhưng chủ yếu

do công phu luyện tập mà có. Chính vì vậy người giáo viên cần:

- Nắm vững nội dung câu chuyện cần kể

- Lựa chọn giọng điệu kể và ngôn ngữ.

- Lựa chọn điểm nhấn, điểm dừng làm kích thích hứng thú người

nghe

- Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ phụ trợ cho lời kể, cử chỉ và

điệu bộ cho lời kể.

- Với cấp Tiểu học, tranh ảnh minh họa có tác dụng kích thích trí

tò mò và gây hứng thú cho các em. Sử dụng những tranh ảnh phù hợp

đúng chỗ là một nghệ thuật có sáng tạo.

* Rèn kỹ năng nghe và kỹ năng kể chuyện cho học sinh.



7



+ Rèn kỹ năng nghe: Nghe là để tiếp nhận và sử lý thông tin để có

thể hiểu nội dung các thông tin đó. Nghe kể chuyện là một trong nhiều

hình thức nghe. Đối tượng của hình thức nghe này là một văn bản nói

mang tính nghệ thuật. Do đó người nghe không những cần nhớ, cần hiểu

mà còn cần cảm thụ đối với câu chuyện. Chính vì vậy, nghe kể chuyện

vừa phải vận dụng cả tư duy lẫn cảm xúc, vừa huy động cả trí nhớ lẫn

tình cảm. Đây là điều đặc thù của kỹ năng nghe kể chuyện.

Kỹ năng nghe của học sinh được tất cả các môn học rèn luyện. Vì

vậy phân môn kể chuyện hướng vào rèn luyện thao tác đặc thù, yêu cầu

đặc thù của kỹ năng nghe kể chuyện. Rèn kỹ năng nghe và nắm các chi

tiết của chuyện, rèn kỹ năng nghe để thấu hiểu được tình cảm, cảm xúc

của người kể qua nội dung câu chuyện, qua giọng điệu, ngôn ngữ của

người kể.

+ Rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh. Kể chuyện là một cách nói

có nghệ thuật về một văn bản mang tính thẩm mỹ, kỹ năng kể chuyện

chỉ có thể rèn luyện đạt kết quả trên cơ sở học sinh có kỹ năng nói tốt.

Muốn rèn luyện kỹ năng kể chuyện, trước tiên phải rèn luyện kỹ năng nói

tốt, rõ ràng, khúc chiết, lưu loát. Một yêu cầu quan trọng của kỹ năng kể

chuyện là phải hấp dẫn, phải có sự truyền cảm. Người kể chuyện phải có

người nghe, phải tạo cho người nghe cảm xúc theo nội dung câu chuyện

phù hợp với diễn biến, nội tâm nhân dân để tạo sự hấp dẫn, truyền cảm

người nghe. Bên cạnh đó người kể chuyện phải kể đúng, trung bình với

câu chuyện, không bỏ sót những tình tiết, chi tiết quan trọng.

e. Qui trình tiến hành một giờ kể chuyện

- GV kể lần một toàn bộ nội dung câu chuyện theo hướng dẫn

hoặc tranh minh họa.

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện



8



- GV kể lại lần hai theo tóm tắt câu hỏi gợi ý tranh minh họa

- Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện

- Học sinh tập kể toàn bộ câu chuyện

2. Cơ sở thực tiễn

a. Chương trình sách giáo khoa - sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3

Chương trình tiếng Việt ở tiểu học yêu cầu dạy cả bốn kỹ năng

(nghe, nói, đọc, viết). Tiếng Việt gắn liền với đời sống, với thực tiễn, sự

tích hợp trong môn Tiếng Việt là vòng tròn đồng tâm kiến thức phân

mảng theo chủ đề, chủ điểm từ lớp một đến lớp năm. Sự tích hợp trong

việc rèn luyện các kỹ năng Tiếng Việt thể hiện trọng tâm môn kể

chuyện lớp hai là (nghe, nói, đọc, viết) trong bốn kỹ năng tối thiểu.

Đồng thời qua môn kể chuyện nhằm phát triển tốt lối nói và khả năng tư

duy trước khi giao tiếp cho trẻ. Sự đổi mới chương trình về sách giáo

khoa sau năm 2000 kéo theo sự đổi mới về phương pháp dạy học hết

sức cần thiết. Để dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học phân môn kể

chuyện nói riêng có hiệu quả như quan điểm tích hợp. Lời giáo viên cần

vận dụng triệt để các tính chất và phương pháp dạy học phát huy tính

tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

b. Về nội dung chương trình lớp 3

Với 35 tuần bằng 31 câu chuyện và 4 bài ôn tập. Mỗi câu chuyện

chính là một bài tập của đầu tuần theo chủ điểm. Số tiết kể chuyện được

bố trí theo bảng sau:

STT

Chủ đề

1

Măng non

2

3



Câu chuyện

- Cậu bé thông minh



Số tiết

0,5



Mái ấm



- Ai có lỗi

- Chiếc áo len



0,5

0,5



Tới trường



- Người mẹ

- Người lính dũng cảm.



0,5

0,5



9



4

5



Cộng đồng



- Bài tập làm văn

- Trận bóng dưới lòng đường



0,5

0,5



Quê hương



- Các em nhỏ và cụ già

- Giọng quê hương



0,5

0,5



- Đất quí, đất yêu

Trung - - Nắng phương Nam



0,5

0,5



6



Bắc -



7



Nam

Anh em một nhà



8



- Hũ bạc của người cha

Thành thị và nông - Đôi bạn.



0,5

0,5



9



thôn

Bảo vệ Tổ quốc



- Mồ côi xử kiện

- Hai Bà Trưng



0,5

0,5



Sáng tạo



- Ở lại với chiến khu

- Ổng tổ nghề thêu.



0,5

0,5



Nghệ thuật



- Nhà bác học và bà cụ

- Nhà ảo thuật



0,5

0,5



Lễ hội



- Đối đáp với vua

- Hội vật



0,5

0,5



Thể thao



- Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

- Kho báu



0,5

0,5



Bác Hồ



- Những quả đào

- Cuộc chạy đua trong rừng



0,5

0,5



- Buổi học thể dục



0,5



10

11

12

13

14



- Người con của Tây Nguyên

- Người lên lạc nhỏ



0,5

0,5



Nhận xét: Nhìn vào bảng thống kê ta thấy với 15 chủ đề với 33

câu chuyện mỗi tuần 1 chuyện với nhiều thể loại phong phú cho cả

chương trình kể chuyện. Thời gian kể chuyện tương ứng là 15 - 20 phút

mỗi tiết. Thời gian như vậy đủ cho học sinh phát huy hết khả năng nghe

kể lại câu chuyện đã được học kỹ trong hơn một tiết tập đọc trước đó.



10



c. Về nội dung và yêu cầu kỹ năng

- Các chuyện được lựa chọn dạy trong chương trình kể chuyện lớp

3 là những câu chuyện thần thoại, cổ tích, truyện về nhân dân, truyện

người tốt việc tốt... có tính hấp dẫn trẻ nhỏ ở những tình tiết thần bí.

- Mức độ kỹ năng cần đạt đối với học sinh lớp 3 là biết kể lại một

đoạn ngắn trong câu chuyện mà giáo viên đã kể.

* Hình thức kể chuyện là kể theo tranh, kể theo dàn ý cho sẵn,

phân vai diễn lại một đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện.

* Sách giáo khoa: Sách giáo khoa Tiếng Việt in chung tất cả các

phân môn trong Tiếng Việt. Phân môn kể chuyện là một phần trong sách

giáo khoa - Nội dung ở bài tập đọc đã học trước đó - Phần hướng dẫn kể

chuyện là những câu hỏi gợi ý hoặc tranh minh họa. Bên cạnh đó còn có

một cuốn truyện đọc riêng nhưng cuốn sách đó chỉ là bổ trợ cho những

câu chuyện mở rộng của giáo viên nếu còn thời gian.

II. THỰC TIỄN VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP ĐỂ

TỔ CHỨC DẠY KỂ CHUYỆN LỚP 3

1. Thuận lợi

- Nội dung kể chuyện ở lớp 3 là kể lại câu chuyện đã học ở bài tập

đọc hai tiết trước đó.

- Hình thức kể chuyện thì phong phú, giáo viên có thể vận dụng

tất cả hình thức kể chuyện vào như: Kể chuyện theo tranh, kể chuyện

theo dàn ý cho sẵn hoặc phân vai (đóng vai) kể chuyện trong bất kỳ câu

chuyện nào nếu phù hợp với yêu cầu của bài học.

- Tranh ảnh ở phân môn kể chuyện rất đẹp và nhiều về số lượng

hầu như câu chuyện nào cũng có một vài tranh minh họa rất cụ thể và

chia làm hai loại rất rõ ràng là tranh minh họa và có kèm theo gợi ý là

một câu đầu hoặc một đối thoại trong đoạn truyện và tranh không kèm



11



theo gợi ý nhưng cũng rất hài hòa phù hợp kích thích hứng thú quan sát

cho học sinh.

- Hệ thống câu hỏi gợi ngắn gọn, rõ ràng tạo ra một dàn ý ngắn

gọn dễ hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện.

Giáo viên khi dạy kể chuyện cho học sinh bao giờ cũng dùng những câu

hỏi gợi ý rất gần với nhận thức của các em, nên các em để nắm bắt được

ý đồ của câu gợi ý để kể lại đoạn truyện một cách ngắn gọn và cô đọng

nhất.

- Kể chuyện phân vai là hình thức gây hứng thú cho học sinh

mạnh nhất vì ở đó các em kể chuyện đang biểu diễn diễn cho nhân vật

của mình hoàn thiện nhất, đồng thời khi kể chuyện các em có thể đối

thoại với nhau theo đúng cảm xúc của lời nhân vật để làm cho nhân vật

đó nổi bật nhất một con người có tình cảm, cảm xúc và hoạt động phù

hợp.

- Khi dạy phân môn kể chuyện thực tế nơi tôi ở và trực tiếp làm

công tác giảng dạy, giáo viên chúng tôi đã phần nào vận dụng tốt quan

điểm tích hợp để dạy học làm cho môn học, giờ học sinh động, thu hút

và kích thích tốt hứng thú học tập của các em và phần lớn các em đã tự

tin, tự nhiên hơn trong giờ học kể chuyện.

2. Khó khăn

- Các em học sinh ở trường tôi chủ yếu là con em ở vùng nông

thôn xen lẫn hộ kinh doanh và con cán bộ, nên trình độ nhận thức không

đồng đều, lời nói Tiếng Việt của các em còn hạn chế.

Kể chuyện

Tiết 186: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

I. Mục đích, yêu cầu:



12



- Có khả năng khái quát ND để đặt tên cho từng đoạn chuyện dựa

vào tranh.

- Kể lại được từng đoạn chuyện theo tranh, Giọng kể phù hợp với

từng ND.

- GD ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh họa trong SGK

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kể chuyện: Hội vật

- 3 HS kể nối tiếp - Nhận xét

3. Bài mới: Giới thiệu bài

a. Hoạt động 1: HD kể chuyện

- GV nêu nhiệm vụ: Sắp xếp lại các tranh - HS lắng nghe

theo đúng thứ tự của câu chuyện Đối đáp

với vua rồi kể lại toàn bộ câu chuyện



- HS quan sát 4 tranh



- Hướng dẫn HS kể chuyện:



- HS phát biểu thứ tự đúng



của từng tranh 3-1-2-4

- Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 - 4 HS dựa vào thứ tự đúng

đoạn trong tranh



của 4 tranh, tiếp nối nhau kể



- Kể lại toàn bộ câu chuyện.



lại câu chuyện

- 1-2 Hs kể lại toàn bộ câu



- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm



chuyện

- HS nhận xét đánh giá



Qua giáo án trên, một giờ dạy kể chuyện tôi đã dạy ở lớp 3 đã trôi

đi nhanh chóng trong thời gian 10 phút. Thời gian tôi kể mẫu cho các

em nghe có tới 5 - 7 phút, thời gian hướng dẫn các em quan sát, sắp xếp

tranh hết đến 6 phút và các em nói nội dung tranh ấp a ấp úng hết 6 -7



13



phút. Vậy thời gian để các em kể, các em luyện nói chỉ còn khoảng 5

phút thì quả là ít vì nếu mỗi em đứng dậy nói nhanh chóng có lưu loát

thì cũng hết 3 phút/1em cho một nội dung tranh. Vậy thì thời gian để

nói đúng còn chưa đủ cho các em kể chứ chưa nói gì đến việc các em kể

chuyện hay, kể chuyện hấp dẫn, thu hút người nghe và liên hệ thực tế

nữa. Chính vì thế mà tôi phải cố gắng hết sức mình cho giờ học này đạt

kết quả nhưng không như mong muốn. Số học sinh được nói, được kể

chuyện ít, khả năng nói kém, hiệu quả giờ học thấp.

III. CÁC BIỆN PHÁP MỚI

1. Giáo viên phải nắm vững mục đích yêu cầu, nội dung chính của

giờ dạy. Biết dự tính trước những tình huống có thể xảy ra trong giờ học

để chọn phương pháp dạy học thích hợp.

2. Muốn học sinh có khả năng biết kể chuyện tốt cần rèn luyện

cho các em biết diễn đạt trực tiếp không chỉ trong giờ kể chuyện mà

phải tiến hành tất cả các giờ học khác để hình thành cho các em một

thói quen tự tin, có văn hóa. Giờ kể chuyện cần nâng cao kỹ năng nói

thành lời nói nghệ thuật có hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp.

3. Kể chuyện là môn học kế tiếp phân môn tập đọc, thừa kế những

kiến thức kỹ năng được phát triển tự nhiên. Tập đọc nên nó cần có sự

củng cố bổ trợ từ phân môn Tập đọc cùng các phân môn khác trong rèn

kỹ năng nói cho học sinh lớp 3 chuẩn bị cho những cấp học tiếp theo.

4. Câu hỏi gợi ý trong phân môn kể chuyện là hết sức ngắn gọn

không có sự chẻ nhỏ như các phân môn khác nên khi dạy học, người

giáo viên cần đặc biệt lưu ý khả năng trả lời, trả lời rõ ràng đúng nội

dung mà câu hỏi nêu ra đối với học sinh. Giáo viên không nên nêu câu

hỏi quá khó, quá tổng quát, dài dòng không rõ nghĩa, rõ ý làm cho học

sinh không kể được hoặc không có khả năng tổng hợp được nội dung để



14



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

×