1. Trang chủ >
  2. Lý luận chính trị >
  3. Triết học Mác - Lênin >

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.83 KB, 14 trang )


đó trực tiếp xảy ra trước kết quả và có liên hệ với kết quả, nhưng là mối liên hệ bên ngoài, không

cơ bản, không sinh ra kết quả thì sự kiện đó chỉ là nguyên cớ mang tính chất chủ quan và tuy

không gây ra kết quả nhưng nguyên cớ góp phần xúc tiến gây ra kết quả. Do đó, trong thực tiễn

khi xem xét sự vật, hiện tượng ta phải phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ.

Trong thực tế, mối liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp, có thể cùng một nguyên

nhân dẫn đến nhiều kết quả, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, một kết quả cũng có thể

do nhiều nguyên nhân tác động ở những mức độ điều kiện khác nhau: nếu các nguyên nhân tác

động cùng chiều với nhau dẫn đến kết quả nhanh hơn, nếu tác động ngược chiều thì làm cho tiến

trình hình thành kết quả chậm hơn, thậm chí triệt tiêu tác động của nhau.

Khi một kết quả do nhiều nguyên nhân tạo ra thì tác động, vai trò của từng nguyên nhân

không như nhau. Do đó, cần phân loại và xác định vai trò của từng loại nguyên nhân. Triết học

duy vật biện chứng đưa ra nhiều hình thức nguyên nhân: nguyên nhân bên trong, nguyên nhân

bên ngoài, nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản, nguyên nhân chủ yếu và nguyên

nhân thứ yếu, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan thường gắn liền với những kết quả

xuất hiện do có sự tham gia của con người. Nguyên nhân khách quan là sự tác động các mặt, các

yếu tố của hiện thực độc lập với ý thức của chủ thể trong quá trình tạo ra kết quả. Nếu nguyên

nhân khách quan tồn tại với tính cách là khả năng gây ra kết quả thì nguyên nhân chủ quan quyết

định việc biến kết quả ấy thành hiện thực hay không. Ngược lại, nếu nguyên nhân khách quan có

thể tự phát huy tác dụng tạo ra kết quả thì nguyên nhân chủ quan có thể làm cho kết quả đạt đến

trình độ cao hơn hay thấp hơn, nên nó sẽ tác động cùng chiều hay khác chiều với nguyên nhân

khách quan. Vì vậy, muốn tạo ra kết quả trước hết phải tạo ra nguyên nhân và điều kiện sản sinh

ra nó. Ngược lại, muốn xóa bỏ một hiện tượng thì phải xóa bỏ nguyên nhân và sự chuyển hóa

giữa nguyên nhân và kết quả.

Mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ cơ bản và quan trọng, thường gắn với tính chất

của sự vật hiện tượng là tính khách quan, tính tất yếu, tính phổ biến. Theo chủ nghĩa duy vật biện

chứng nguyên nhân của sự vật không phụ thuộc vào việc con người có nhận thức được nó hay

không, không có sự vật hiện tượng nào là không có nguyên nhân. Con người chỉ có thể phát hiện

và vận dụng mối liên hệ khách quan của nhân quả chứ không thể xóa bỏ nó. Do đó, một trong



những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà khoa học, xã hội học là vạch ra được những mối liên hệ

nhân quả để có một phương pháp phân tích khoa học, phân biệt các loại nguyên nhân và tìm ra

nguyên nhân của các sự vật. Trong mối liên hệ nhân quả, kết quả do nguyên nhân gây ra phụ

thuộc vào những điều kiện nhất định, những điều kiện này là những hiện tượng cần thiết cho một

biến cố nào đó xảy ra nhưng bản thân chúng không gây ra những biến cố ấy. Tuy nhiên, nếu

thiếu chúng thì nguyên nhân không thể gây nên những kết quả được. Vì vậy, trong những điều

kiện nhất định thì những nguyên nhân nhất định sẽ tạo ra những kết quả nhất định. Những điều

kiện thế nào thì kết quả thế ấy hay nói cách khác đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả.

Mối liên hệ nhân quả thể hiện trong thực tế rất phức tạp, đa dạng và cùng một sự việc

xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, khi chúng ta giải quyết một vấn đề nào

đó trước hết phải từ nguyên nhân cơ bản để có biện pháp giải quyết đúng đắn, thích hợp, đồng

thời phải biết khai thác, vận dụng các kết quả đạt được để nâng cao nhận thức, tiếp tục thúc đẩy

sự vật phát triển. Do đó, trong nhận thức và hành động của con người cần phải xem xét hiện

tượng một cách toàn diện và tích cực để chống lại các quan điểm siêu hình, chật hẹp, phiến diện,

và áp đặt mối quan hệ nhân quả. Trong hoạt động thực tiễn phải phân tích sâu sắc những hạn chế

của yếu tố chủ quan và đề ra những giải pháp khắc phục, để trên cơ sở đó tác động một cách có

hiệu quả làm biến đổi những nguyên nhân khách quan theo hướng có lợi.



Chương 2

NỢ XẤU NGÂN HÀNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CẶP PHẠM TRÙ NHÂN QUẢ

2.1. Khái quát chung về nợ xấu

Hiện nay, để đánh giá đúng chất lượng của các tài sản Có của tổ chức tín dụng (ngân

hàng, công ty tài chính…), các khoản cho vay/cấp tín dụng (thường được gọi với tên thông dụng

là các khoản nợ) và cam kết ngoại bảng (bảo lãnh, chấp nhận thanh toán, cam kết cho vay không

hủy ngang…) được phân loại từ Nhóm 1 - 5 và được trích lập dự phòng rủi ro tương ứng.

Ngày 21/1/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Thông tư

này đã sửa đổi, bổ sung cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và



sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Theo đó, việc phân loại nợ để trích lập dự phòng cụ

thể được quy định lại theo hướng siết chặt hơn so với Quyết định 493. Thông tư 02 sẽ được áp

dụng từ ngày 1/6/2013. Nhưng vào ngày 27/5/2013 thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư

số 12/2013/TT-NHNN sửa đổi một số điều trong Thông tư 02. Theo đó, ngày áp dụng Thông tư

02/2013/TT-NHNN sẽ được gia hạn thêm 1 năm và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày

1/6/2014.

Theo Thông tư 02 nợ xấu dùng để chỉ các khoản nợ phân loại vào các nhóm 3, 4 và 5. Nợ

xấu về bản chất là khái niệm dùng để chỉ các khoản nợ cho vay khách hàng đang đối diện với rủi

ro cao trong việc thu hồi nợ gốc và lãi vay do khách hàng gặp khó khăn

Các nhóm nợ thuộc khoản nợ xấu:

-



Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm

+ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

+ Nợ gia hạn nợ lần đầu

+ …………….



2.2. Phân tích nợ xấu dưới 2 góc nhìn khác nhau

2.2.1. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu

2.2.1.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Thứ nhất: Nhận thức về rủi ro tín dụng có hạn chế nhất định. Nguyên nhân của hạn chế

này do nhiều yếu tố:

(i) Nhận thức sai lầm trong mối quan hệ và tầm quan trọng giữa rủi ro, kinh doanh và

nguồn vốn, xem xét chưa đầy đủ về những khả năng mất vốn do những rủi ro tiềm ẩn gây ra, chủ

quan về mở rộng kinh doanh, tăng trưởng cho vay phụ thuộc chủ yếu vào huy động tiền gửi, phát

triển kinh doanh thiếu căn cứ

(ii) Một số nhà quản lý ưa thích rủi ro, khi xem xét hồ sơ của khách hàng truyền thống

chỉ dựa vào các tài liệu được cung cấp, như báo cáo bằng văn bản, báo cáo tài chính, không thực

hiện đánh giá rủi ro một cách khách quan. Do đó làm mất đi sự chính xác và tính hiện thực khi

xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Thiếu kinh nghiệm và hạn chế trong kỹ năng quản lý: có hiện tượng ngân hàng thiếu biện

pháp hiệu quả để xác định, định hướng và kiểm soát rủi ro trong từng khu vực, số liệu quá khứ



không đầy đủ, hệ thống thông tin không cập nhật, kinh nghiệm cá nhân nhiều khi lạm dụng có

thể để lại hậu quả cho hoạt động ngân hàng. Do đó, biện pháp quản lý yếu kém có nguy cơ tập

trung và mang tính hệ thống.

Thứ hai: Quản lý rủi ro không diễn ra xuyên suốt cả quá trình:

(i) Công tác thẩm định không kỹ lưỡng, nghiêm ngặt: trong quá trình thẩm định trước khi

cho vay, có trường hợp quan hệ cá nhân có ảnh hưởng nhất định, vì vậy có hiện tượng buông

lỏng công tác thẩm định, không đánh giá một cách toàn diện, chính xác những rủi ro của khoản

vay, thiếu hiểu biết đầy đủ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại

cũng như tương lai, đánh giá quá lạc quan, thiếu phân tích ảnh hưởng tiềm ẩn của môi trường

xung quanh, biến động bất thường của kinh tế trong và ngoài nước.

(ii) Quá trình xét duyệt hồ sơ: có trường hợp ngân hàng bỏ qua một thực tế thủ tục và hồ

sơ vay vốn của khách hàng không đầy đủ, hay hồ sơ vay vốn của khách hàng là hồ sơ ảo.

(iii) Rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng: là mối quan tâm lớn trong công tác quản trị ngân

hàng. Những vấn đề thường gây ra rủi ro trong nghiệp vụ như: năng lực phân tích, thẩm định

khách hàng yếu kém dẫn đến việc ngân hàng bị lừa đảo, mất vốn do phải thực hiện nghĩa vụ bảo

lãnh trong khi bên được bảo lãnh mất khả năng thanh toán. Hạn chế trong vận dụng quy định

của pháp luật trong nước, quốc tế liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng làm phát sinh

những tranh chấp kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Năng lực của cán bộ tín

dụng về thẩm định còn hạn chế cũng là yếu tố dẫn đến rủi ro khi thực hiện bảo lãnh ngân hàng.

Thứ ba: do quá trình tăng trưởng tín dụng quá nóng ở các ngân hàng, với áp lực về vốn,

nhiều ngân hàng phải tìm cách để tăng trưởng tín dụng. Khi ấy ngân hàng phải tăng lãi suất huy

động lên, điều này kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng lên. Lúc này doanh nghiệp càng gặp nhiều

khó khăn hơn vì phải gánh thêm một mức chi phí vốn đang tăng cao, hoạt động sản xuất trở nên

bế tắc, dẫn đến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, suy giảm sản xuất hoặc tạm đóng

cửa, và những khoản vay ngân hàng của những doanh nghiệp đó đã góp phần làm cho tỷ lệ nợ

xấu của toàn ngành tăng lên. Bên cạnh đó với áp lực tăng vốn và một số ngân hàng chưa đạt

chuẩn về vốn ban đầu nên vẫn đang cố tìm cách để huy động vốn và đạt tăng trưởng tín dụng

nhanh, khi ấy các ngân hàng sẽ nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay để đảm bảo hiệu quả trên đồng

vốn. Cả những khách hàng không đủ các điều kiện đảm bảo cần thiết cũng được chấp nhận cho

vay. Chính điều này là nguyên nhân xuất hiện con số nợ xấu sau này.



2.2.1.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, từ yếu tố kinh tế vĩ mô: Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, môi

trường kinh tế vĩ mô khó khăn làm giảm khả năng trả nợ của người vay khiến chất lượng tài sản

của hệ thống ngân hàng suy giảm. Trong giai đoạn 2008-2010, nền kinh tế Việt Nam đã đối diện

với tình trạng lạm phát cao, đồng thời chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và

suy thoái kinh tế toàn cầu, tái lặp lạm phát cao làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm.

Trong hai năm 2011-2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút rõ rệt.

Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP chỉ đạt 5,89%, và đến năm 2012 chỉ còn

5,03%. Chỉ số tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm xuống đáng kể, chỉ đạt lần lượt 6,8% và

4,8%. Tiêu dùng cá nhân chậm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2011 và

2012 chỉ tăng 24,2% và 21,5%, nếu loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá chỉ số này chỉ tăng 4,7%

và 3,4%. Chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Cuối năm 2011,

chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23% so với cùng kỳ năm 2012. Tại

thời điểm 31/12/2012, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến tăng 20% so với cùng kỳ năm

trước.

Điều này phản ảnh khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như sức cầu tiêu dùng của nền kinh

tế đang ở mức rất yếu dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các tổ

chức tín dụng. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như tình trạng tăng trưởng tín dụng quá

mức và tập trung vào một số ngành, sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài quốc

gia, hiệu quả của hoạt động giám sát hệ thống, ảnh hưởng từ những cú sốc bên ngoài cũng khiến

nợ xấu ngân hàng tăng cao.

Thứ hai: Từ phía các doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp đã phán đoán không chính xác xu hướng phát triển của thị trường,

dẫn đến mở rộng quy mô sản xuất trong các ngành đang phát triển quá nóng mà không có sự

đánh giá kỹ lưỡng. Hậu quả là sự mất cân bằng trong cung và cầu. Một số doanh nghiệp khi thực

hiện các dự án lớn lại chia nhỏ dự án để tìm tài trợ từ nhiều ngân hàng khác nhau, qua đó giúp

các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc vay vốn từ các ngân hàng cũng như giảm bớt sự kiểm

soát của ngân hàng. Chính những yếu tố này làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc kiểm

soát các khoản cho vay, dẫn đến tình trạng nợ xấu.



Nhiều doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thiếu hiệu quả, hoạt động kinh doanh yếu

kém, thua lỗ. Trong giai đoạn 2009-2012, thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào trạng thái

suy giảm trong dài hạn, ảnh hưởng tới xu hướng huy động vốn của các doanh nghiệp. Phần lớn

các doanh nghiệp tìm đến các tổ chức tín dụng (TCTD) để vay vốn tài trợ cho kinh doanh thay vì

có thể phát hành chứng khoán. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn này giúp các

doanh nghiệp có thể tháo gỡ khó khăn về vốn, song lại khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với

trạng thái tăng rủi ro tài chính. Khi nền kinh tế bộc lộ những bất ổn vĩ mô, lạm phát bị đẩy lên ở

mức cao, sức mua giảm sút thì tình trạng tồn kho kéo dài. Điều này khiến nhiều doang nghiệp ứ

đọng vốn, không có khả năng trả nợ vay của TCTD. Do đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính

không hiệu quả cùng với kết quả kinh doanh lỗ của nhiều doanh nghiệp đã trở thành nguyên

nhân gia tăng nợ xấu của các TCTD.

2.2.2. Tác động của việc gia tăng nợ xấu đối với ngân hàng và nền kinh tế

Khi xem xét mối quan hệ nhân – quả dưới góc độ nợ xấu đóng vai trò là một nguyên nhân, thì

những hậu quả mà nợ xấu đem lại đối với ngân hàng và nền kinh tế đó chính là:

- Thứ nhất: Việc giải quyết nợ xấu chậm sẽ dẫn đến tình trạng các bảng cân đối kế toán

của các ngân hàng (NH) vẫn chiếm tỷ lệ nợ xấu cao, đồng nghĩa với việc NH sẽ không thể cho

vay và các DN không tiếp cận được vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình trạng

này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm tiếp

theo.

- Thứ hai: Khi nợ xấu càng kéo dài thì các chi phí bỏ ra về mặt hữu hình và vô hình đối

với xử lý nợ xấu càng lớn. Về mặt hữu hình là việc các tài sản cầm cố tại ngân hàng sẽ ngày càng

bị hao mòn, hư hỏng, giá trị và giá trị sử dụng sẽ mất dần, nếu nợ xấu được xử lý nhanh thì các

tài sản này sẽ được đem ra sử dụng nhanh chóng, tạo nên giá trị và giá trị thặng dư cho nền kinh

tế. Về mặt vô hình khi quá trình xử lý nợ xấu kéo dài, dẫn tới hệ số tín nhiệm của Việt Nam sẽ

khó mà duy trì được mức tín nhiệm như hiện nay, điều này gây ảnh hưỏng không nhỏ tới môi

trường đầu tư.

- Thứ ba: Tỷ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực cho vay bất động sản thương mại và bất động

sản dân dụng mặc dù trong các báo cáo là không thật sự lớn, tuy nhiên có thể vì lý do nào đó

trong phương án kinh doanh, số tiền cho vay lẽ ra được rót vào các lĩnh vực sản xuất nhưng kỳ

thực lại được rót vào bất động sản hoặc lĩnh vực phi sản xuất. Không thể có số liệu thống kê



chính thức trong lĩnh vực này nhưng có thể dư nợ cho vay loại này không hề nhỏ đối với nền

kinh tế, tình trạng bất động sản xuống giá như thời gian vừa qua càng làm cho nhu cầu đối với

bất động sản giảm mạnh, hàng tồn kho về bất động sản ngày càng tăng lên, các DN bất động sản

bắt buộc phải liên tục hạ giá bán nhưng vẫn không thể bán được, quá trình này diễn ra liên tục

trong thời gian dài dẫn tới hiện tượng bán tháo, tuột dốc không phanh, khi đã dẫn tới tình trạng

bán tháo mà vẫn không có người mua thì số tiền mà các DN bất động sản bán được cũng không

thể nào trả được hết nợ gốc cho ngân hàng.

- Thứ tư: Việc giải quyết nợ xấu bị kéo dài sẽ làm suy giảm năng lực tài chính của các

NH, năng lực tài chính của các NH là xấu thì việc điều hành chính sách tiền tệ mới sẽ trở nên

khó khăn và hoạt động cung cấp tín dụng cho nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

- Thứ năm: Việc tỷ lệ nợ xấu tăng đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các ngân

hàng. Bởi vì khi con số nợ xấu tăng cao sẽ làm tăng chi phí hoạt động, vì phải trích lập dự phòng

nhiều hơn đối với các khoản nợ nhóm 3, 4, 5. Trong trường hợp thu hồi được vốn nhưng lợi

nhuận thu được giảm so với tính toán khi ký kết hợp đồng tín dụng. Khi lợi nhuận giảm thì

những khoản đóng góp vào ngân sách cũng giảm đi, kéo theo việc đầu tư vào hiện đại hóa công

nghệ ngân hàng, đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ nhân viên cũng giảm sút.

Bên cạnh đó khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao gấp 2 đến 4 lần tín dụng quốc tế thì uy tín và hệ số

tín nhiệm của ngân hàng bị sụt giảm nghiêm trọng. Một ngân hàng mà mang con số nợ xấu quá

cao thì dễ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng lẫn nhân viên. Trong trường hợp ngân hàng

mất vốn, phải khoanh nợ, giảm nợ thậm chí là xóa nợ, ngoài phần lớn phần vốn do ngân sách cấp

bù đắp, chủ yếu do các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro, phải giảm thu nhập, giảm lương, và

lại phải bắt đầu đối mặt với tình trạng cán bộ nghĩ việc, thiếu nhân viên có đủ năng lực làm việc,

mà nguồn nhân lực chất lượng cao thì rất quan trọng đối với hệ thống ngân hàng, dẫn đến kết quả

hoạt động kinh doanh càng đi xuống.

- Thứ sáu: Việc tăng cao của tỷ lệ nợ xấu có tác động gián tiếp đến nền kinh tế thông qua

mối quan hệ hữu cơ ngân hàng – khách hàng – nền kinh tế. Trước tiên nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến

hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sau đó ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Bởi vì

khi nợ xấu phát sinh và tăng cao sẽ làm hạn chế khả năng khai thác và đáp ứng vốn, dịch vụ của

ngân hàng cho nền kinh tế. Mặt khác nếu nợ xấu phát sinh do khách hàng hoặc doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế vì nguồn vốn bị ứ động và



việc sản xuất bị đình trệ làm cho nền kinh tế bị trì trệ, thậm chí là tuột dốc theo tác động dây

chuyền.

Bên cạnh đó nợ xấu cao sẽ dẫn đến rủi ro vỡ thanh khoản cao, vỡ cơ cấu kỳ hạn của ngân

hàng trong trường hợp không thu hồi được nợ. Do những mối liên hệ trên thị trường tài chính nói

chung và thị trường liên ngân hàng nói riêng, nên bất kỳ một ngân hàng nào gặp phải những rủi

ro trên thì đều có khả năng sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng cao

không những ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân các ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền

kinh tế.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

×