1. Trang chủ >
  2. Lý luận chính trị >
  3. Triết học Mác - Lênin >

ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ XỬ LÝ NỢ XẤU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.83 KB, 14 trang )


bán nợ rõ ràng, minh bạch, có sự tham gia giám sát chặt chẽ của NHNN, để tránh tình trạng nợ

xấu trên bảng cân đối của ngân hàng có thể giảm nhưng chất lượng nợ không thay đổi, do không

giải quyết tận gốc vấn đề.

Nếu bán nợ xấu cho DATC thuộc Bộ Tài chính thực hiện, rất cần một cơ chế mua bán rõ ràng thì

hoạt động mua bán các khoản nợ xấu của ngân hàng mới có hiệu quả.

Do tính phức tạp của các khoản nợ xấu trong ngân hàng, trong bối cảnh áp lực xã hội rất lớn về

vấn đề giải trình thì vấn đề đặt ra là thành lập công ty mua bán nợ trực thuộc NHNN hay công ty

mua bán nợ quốc gia (AMC) phải đủ quyền lực, được hỗ trợ bởi các chuyên gia giỏi về lĩnh vực

này, với những bước đi hợp lý, với sự phát triển của thị trường mua bán nợ Việt Nam.

Cùng với với việc xử lý nợ xấu cũ, các NHTM cần coi trọng đúng mức đến việc hạn chế nợ xấu

mới nảy sinh bằng cách:

Rà soát lại phân loại nợ, tiến tới việc phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Để làm được việc này

các ngân hàng cần phải (i) Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II.

Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các

đối tượng khách hàng để tính toán các thước đo rủi ro xác suất/khả năng xảy ra vỡ nợ (PD); tổn

thất có thể xảy ra do vỡ nợ (LGD) và rủi ro vỡ nợ (EAD) cho các đối tượng này; đồng thời áp

dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia. Có như vậy, việc xếp hạng tín

dụng mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá

theo rủi ro của ngân hàng. (ii) Mặt khác chất lượng của xếp hạng khách hàng phụ thuộc lớn vào

mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của chính ngân hàng. Vì thế, việc hoàn thiện mô hình tổ

chức theo hướng tuân thủ các nguyên tắc về quản trị DN, đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa

các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro; tránh xung đột lợi ích là vấn đề cốt lõi để giảm

thiểu



nợ



xấu



nảy



sinh



trong



hoạt



động



tín



dụng.



Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động để giảm thiểu rủi ro

nhằm đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất

lượng, đòi hỏi nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu

quả. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng, đảm bảo chất



lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng

theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người, làm sai lệch kết quả xếp hạng, dẫn đến các quyết

định cho vay không chuẩn.

3.2. Về phía doanh nghiệp vay vốn

Giải quyết hàng tồn kho là vấn đề cấp bách hiện nay. Để xử lý hàng tồn kho, ngoài việc hạ giá

bán (chấp nhận lỗ) để thu hồi vốn về quay vòng thì một hình thức liên kết giữa các DN, sử dụng

các sản phẩm của nhau cũng là cách làm hiện nay. Bên cạnh đó, việc minh bạch thông tin tài

chính, nâng cao khả năng quản trị DN, để tạo niền tin trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.

3.3. Về phía Ngân hàng Nhà nước

Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để các ngân hàng có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng

nội bộ, hướng theo thông lệ quốc tế. Song song với việc xây dựng, hoàn thiện xếp hạng tín dụng

nội bộ, cần có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu

chung trong công tác xếp hạng tín dụng. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy,

việc phát triển các tổ chức xếp hạng tín dụng không do Nhà nước quản lý để hạn chế việc chi

phối của tổ chức hay cá nhân làm sai lệch kết quả xếp hạng là rất quan trọng trong hoạt động tín

dụng của ngân hàng.

Nhanh chóng xử lý những bất ổn trong nội tại của một số ngân hàng, giám sát dòng tiền luân

chuyển trong nội bộ ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm hệ thống ngân

hàng luôn bất ổn, và tích tụ rủi ro hệ thống lớn. Khi giám sát được dòng vốn ra khỏi vòng luẩn

quẩn bởi một số ngân hàng, nợ xấu của các ngân hàng thương mại có điều kiện được xử lý, điểm

nghẽn về vốn sẽ được khắc phục, việc tiếp cận vốn của DN sẽ dễ dàng hơn.



KẾT LUẬN



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

×