1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

CHƯƠNG III HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH MARKETING CỦA CÔNG TY AVINAA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 65 trang )


Kế hoạch Marketing cho sản phẩm rượu Avinaavodka của công ty Avinaa

nhiên, những người có trình độ sau đại học cũng không thua kém họ bao nhiêu về tỷ lệ

lạm dụng rượu.

Người dân tộc thiểu số tuy không nhỉnh hơn người Kinh về tỷ lệ uống rượu

nhưng mức lạm dụng lại cao gấp đôi; cứ 3 người uống thì 2 người lạm dụng.

Thạc sĩ Vũ Thị Minh Hạnh, Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho biết, mức

độ sử dụng bia rượu ở người Việt Nam khá cao: 6,4 đơn vị/ngày, cao gấp đôi so với

tiêu chuẩn an toàn. Lý do bắt đầu uống chủ yếu do sự tác động của bạn bè và trạng thái

hưng phấn của cá nhân. Phần lớn lượng rượuđược tiêu thụ là lại được sản xuất thủ

công, loại rượu có nguy cơ gây độc cao do chưa được loại bỏ hết các tạp chất.

Sự gia tăng mức sống của người dân

Mức sống của người dân Việt Nam không ngừng được tăng cao nhất là ở các

thành phố lớn với thu nhập trung bình của người dân tăng nhanh cùng với những dịch

vụ y tế, giáo dục, giải trí, vui chơi… Người dân càng quan tâm đến những sản phẩm

sạch, có lợi cho sức khỏe. Đây là một điều thuận lợi đối với sản phẩm rượu

Avinaavodka với ưu điểm sẵn có là loại bỏ được hoàn toàn các chất độc hại với cơ thể

mà các sản phẩm rượu thông thường không làm được.



3.1.2. Văn hóa

Văn hóa uống rượu của người Việt Nam xưa và nay.

Rượu nói chung và vodka nói riêng là một sản phẩm đã mang lại nhiều tính

năng cho loài người theo năm tháng lịch sử. Từ thời cổ đại đến nay, rượu đóng một vai

trò quan trọng trong tôn giáo và thờ cúng. Nguyên thuỷ, rượu là một thức uống bổ

dưỡng của con người và đã được sử dụng rộng rãi mang tính chữa bệnh, sát trùng và

giảm đau. Loại thức uống giải khát này giữ vai trò tất yếu, góp phần làm tăng sự vui

thú và chất lượng cuộc sống con người. Rượu có thể là một xúc tác xã hội, có thể mang

lại sự thư giãn, sự dễ chịu mang tính dược liệu và làm tăng sự ngon miệng. Mặc dù

rượu thường bị sử dụng một cách không đúng bởi người uống, rượu vẫn được minh

chứng là thức uống có ích lợi đối với đại đa số con người và được xem là ‘Hoàng đế

của các bữa tiệc’.

Người Việt Nam nói chung từ xưa đến nay đều sử dụng rượu là một loại thức

uống phổ biến dùng trong các bữa ăn. Họ lấy rượu ra làm thú vui, giúp họ có thể nói

chuyện, tán gẫu nhiều hơn, kéo dài thời gian ăn uống hơn. Họ có thể uống rượu khi



Kế hoạch Marketing cho sản phẩm rượu Avinaavodka của công ty Avinaa

chung vui, chia buồn, thậm chí khi rảnh rỗi không có việc gì làm thì lấy rượu ra làm cớ

để ngồi tán gẫu với nhau. Đối tượng uống rượu xưa chỉ có nam giới, ngày này, đối

tượng uống rượu mở rộng hơn và nữ giới cũng dùng đồ uống này phổ biến nhất là

trong những sản phẩm rượu nhẹ như rượu vang. Tuy nhiên đối với sản phẩm rượu nặng

như Vodka thì đối tượng uống chủ yếu là nam giới.

Khu vực miền núi như các tỉnh Thỏi Nguyờn, Cao Bằng…, người dân có thói

quen uống rượu trong tất cả các bữa ăn hàng ngày và thậm chí trong cả những lúc rảnh

rỗi. Tuy nhiên người tiêu dùng ở thị trường Hà Nội với lối sống công nghiệp thì việc

uống rượu hàng ngày như thế là hoàn toàn không phù hợp, mặc dù vậy trong các bữa

tiệc hay trong giao dịch kinh doanh thỡ khỏ phổi biến.

Rượu nghiện rượu được xếp hàng thứ năm trong 10 nguy cơ đối với sức khỏe

nhưng người dân chưa quan tâm nhiều đến tác hại của nó. Nhiều người vợ thường

xuyên mua rượu và đồ nhắm cho chồng uống vì cho rằng như thế là chiều chồng. Tập

quán và chuẩn mực văn hóa ở nhiều địa phương, nhất là nông thôn lại coi chén rượu là

"đầu câu chuyện", không thể thiếu trong các buổi hội hè, đình đám, các lễ chạm mặt,

ăn hỏi, ma chay...

Văn hóa uống rượu trong giao dịch kinh doanh.

Người Việt Nam thường lấy bữa ăn ra làm lời chào, sự làm quen nhất là trong

sự khởi đầu trong kinh doanh. Trong bữa ăn, người kinh doanh không chỉ bàn chuyện

công việc mà còn có thể nói về gia đình, bạn bè của nhau nhằm chiếm được tình cảm

của đối tác từ đó dẫn đến sự thuận lợi trong giao dịch kinh doanh. Và đồ uống có cồn

như bia, rượu là thức uống không thể thiếu trong bữa ăn đó. Bia, rượu không chỉ giúp

kéo dài câu chuyện trong bữa ăn mà còn là một chất kích thích khiến con người dễ

dàng nói ra suy nghĩ của mình trong kinh doanh, giúp cỏc bên lợi dụng để moi thông

tin từ đối thủ để đạt được những điều khoản có lợi trong đàm phán.



3.1.3. Chính trị, luật pháp.

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu.

Rượu là một trong những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do đó bất kỳ sự

thay đổi nào về thuế suất cũng đều ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến chi phí sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với rượu từ 20 độ trở lên từ 1/1/2010 đến hết ngày

31/12/2102 áp dụng thuế suất 45%. Còn từ ngày 1/1/2013 sẽ áp dụng thuế suất là 50%.



Kế hoạch Marketing cho sản phẩm rượu Avinaavodka của công ty Avinaa

Rượu dưới 20 độ được áp dụng mức thuế suất 25%. Trước đó các sản phẩm này có

thuế suất từ 40-75%. "Giỏ tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá là giá chưa có thuế

giá trị gia tăng và không loại trừ giá trị vỏ bao bỡ", trớch nội dung Công văn số

5371/TCT-CS.

Điều này gây khó khăn hơn đối với công ty Avinaa bởi dòng rượu Avinaavodka

là rượu Vodka thường có độ rượu từ 30 đến 40 độ.

Luật cấm quảng cáo đối với sản phẩm rượu.

“Các loại rượu sản xuất trong nước có độ cồn từ 16 độ trở lên chỉ được phép

quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất, trong nhà của các đại lý tiêu

thụ nhưng phải đảm bảo người ở vi trí bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng đại lý

không đọc được, không nghe được, không xem được.

Trong những dịp mừng năm mới, ngày kỷ niệm thành lập của doanh nghiệp,

được đăng, phát sóng một lần trên báo chí lời chúc mừng khách hàng, giới thiệu tên,

địa chỉ, biểu tượng của mỡnh”

Đoạn văn trên đây được trích ra từ thông tư hướng dẫn thực hiện một số điểm về

hoạt động quảng cáo quy định tại Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1994, Nghị định số

87/CP ngày 12/12/1995, Nghị định số 32/1999/NĐ/CP ngày 05/5/1999 của Chính phủ.

Đây là một trở ngại lớn đối với việc truyền thông hình ảnh sản phẩm mới của công ty.

Luật về sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông

Trước đây, Luật Giao thông đường bộ năm 2001 nghiêm cấm: “Người lái xe

đang điều khiển xe trên đường mà trong mỏu cú nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100

mililớt mỏu hoặc 40 miligam/1 lớt khớ thở hoặc cú cỏc chất kích thích khác mà pháp

luật cấm sử dụng”.

Hành vi uống rượu, bia là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai

nạn giao thông. Với mục tiêu tăng cường bảo đảm an toàn giao thông, Luật Giao thông

đường bộ năm 2008 cũng có quy định chặt chẽ hơn đối với hành vi sử dụng đồ uống có

cồn (rượu, bia) của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, cụ thể: nghiêm

cấm người “điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong

máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, còn đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy

thì nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở không được “vượt quá 50 miligam/100

mililớt mỏu hoặc 0,25 miligam/1 lớt khớ thở ”. Như vậy, với những đối tượng điều



Kế hoạch Marketing cho sản phẩm rượu Avinaavodka của công ty Avinaa

khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường, do mức độ nguy hiểm cao hơn

nên Luật quy định nghiêm cấm sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia...).

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường, tuy Luật không cấm

nhưng quy định nồng độ cồn thấp hơn so với quy định của Luật năm 2001 và là mức

35 nước trên thế giới áp dụng. Với quy định nồng độ cồn như vậy thì người điều khiển

xe mô tô, xe gắn máy cũng chỉ có thể được uống một lượng nhỏ đồ uống có cồn.

Về xử phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn, Nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 149-2007 của Chính phủ quy định phạt tiền từ một triệu đến ba triệu đồng và bị tước giấy

phép lái xe 60 ngày đối với người điều khiển ô tô; 400 – 800 nghìn đồng, bị tước quyền

sử dụng GPLX 30 ngày và đình chỉ lưu hành phương tiện 10 ngày đối với người điều

khiển xe mô tô, xe gắn máy. Trong Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định

146/2007/NĐ-CP sắp tới, hành vi này sẽ bị áp dụng mức phạt cao hơn nữa, nhất là đối

với người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng. Như vậy, khi nghị định

xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ mới có hiệu lực sắp tới, để

không bị phạt thì mọi người trước khi nhậu cần biết ngưỡng tửu lượng của mình. Và

nếu lỡ chộn thỡ nờn bắt taxi mà về nhà hoặc nhờ người khác chở về. Đã uống rượu bia

thì không lái xe.

Đây cũng là một điều luật ảnh hưởng và chi phối không nhỏ đến thói quen uống

rượu của người dân.



3.1.4. Kinh tế

Thu nhập trung bình của người dân Việt Nam.

Người dân Việt Nam hiện nay có thu nhập trung bình thấp (1.000- 4.000

USD/người/năm), Trong đó mức Trung bình trung bình (4.000- 8.000

USD/người/năm) và trung bình cao (tức 8.000-9.600- 9.800 USD/người/năm). Cũn

trờn 10.000 USD/người/năm là nước có thu nhập cao và gia nhập nhóm OECD (các

nước phát triển mới). Điều này khiến cho việc tiêu thụ những sản phẩm cao cấp trở nên

hạn chế và chỉ ở tầng lớp người dân có thu nhập khá trở lên trong xã hội.

Tuy nhiên thu nhập trung bình của người dân Việt Nam luôn có xu hướng gia

tăng nhất là ở các thành phố lớn là một điều kiện thuận lợi đối với những dòng sản

phẩm có chất lượng cao.



Kế hoạch Marketing cho sản phẩm rượu Avinaavodka của công ty Avinaa



Xu hướng tiêu dùng hàng Việt Nam chất lượng cao.

Đây là một xu hướng chưa phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên khi nhắc đến hàng

Việt Nam chất lượng cao thì vào thời điểm hiện nay không ai phủ nhận về mặt chất

lượng của những thương hiệu Việt thành công như Vinamilk, trà xanh O độ, Diana,

công ty Masan Food với thương hiệu Chinsu, cafộ G7, Vinacafe, dầu gội Xmen… Điều

này khẳng định hàng Việt Nam chất lượng cao đã chiếm được lòng tin của người tiêu

dùng Việt Nam. Tuy nhiên nhắc đến dòng sản phẩm rượu thì rượu Việt Nam chưa

mang lại được niềm tin về chất lượng sản phẩm từ người tiêu dùng. Các sản phẩm

được đánh giá là thực sự chất lượng là các loại rượu ngoại.

Hiện nay không có một thương hiệu rượu nội nào được coi là mạnh trên tầm

quốc gia. Ở Hà Nội, nổi tiếng với rượu Vodka Hà Nội tuy nhiên ở ngoài khu vực Hà

Nội

Xu hướng tiêu dùng hàng ngoại

Đây là một xu hướng phổ biến tại Việt Nam, tâm lý sính ngoại không chỉ phổ

biến tại tần lớp có thu nhập cao mà nó cũng lan sang cả đối với những người dân có thu

nhập trung bình khá. Xu hướng này cũng là một điều dễ hiểu bởi các sản phẩm ngoại

nhập với các thương hiệu nổi tiếng thường có được chất lượng cao do được sản xuất

bởi những công ty đa quốc gia với quy trình sản xuất tiêu chuẩn quốc tế. Xu hướng này

càng trở nên mạnh mẽ đối với sản phẩm rượu.

Từ lâu người tiêu dùng Việt Nam thường quen uống những sản phẩm rượu tự

chế biến hay rượu được sản xuất trong khu vực mình sinh sống. Nền kinh tế phát triển

tạo nên xu hướng mở rộng sản xuất nhưng với khả năng tổ chức quản lý kém, chưa có

hiểu biết, nhận thức về Marketing cộng với sự thắt chặt của phát luật đối với sản phẩm

rượu khiến các công ty trong nước không thể mở rộng thị trường trong phạm vi cả

nước. Các sản phẩm rượu ngoại nhập với chất lượng vượt trội đã hoàn toàn chinh phục

được tầng lớp có thu nhập cao tại Việt nam, tuy nhiên do giá cả quá cao nên hầu hết

những tầng lớp có thu nhập thấp và trung bình khá thường sử dụng các sản phẩm rượu

trong nước với chất lượng kém hơn. Đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

như Avinaa khảng định thương hiệu.

Xu hướng năm 2010

Theo một nghiên cứu thị trường của công ty FTA (Trích Tạp chí Marketing số

65 – 25/1/2010) cho rằng: “Xu hướng tìm đến giá trị thực đã nổi lên trong năm 2009



Kế hoạch Marketing cho sản phẩm rượu Avinaavodka của công ty Avinaa

(một phần vì ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, kinh tế) sẽ tiếp tục tác động vào

suy nghĩ, thái độ và hành vi mua sắm của người tiêu dùng vào năm 2010”. Điều này

tạo lên cơ hội cho Avinaa khi định vị mình với sản phẩm chất lượng cao và giá cả hợp

lý hơn so với các sản phẩm rượu ngoại.



3.1.5. Xã hội

Nhóm tham khảo và vai trò của người hướng dẫn dư luận

Như ở trên đã phân tích, rượu được sử dụng và tiêu dùng nhiều nhất trong các

bữa tiệc và trong mỗi bữa tiệc luụn cú một người khởi xướng, một người quyết định

loại rượu cần uống. Người này thông thường là người chịu chi phí chính cho bữa tiệc,

hay là người ưa thích và sành uống rượu. Trong bữa tiệc của người nước ngoài có thể

mỗi người dùng đồ uống tự chọn khác nhau nhưng trong bữa tiệc của người Việt Nam,

mọi người thường dùng chung một loại đồ uống. Bởi tính cộng đồng và cả nể của

người Việt Nam khiến họ luôn có xu hướng giống nhau để thể hiện sự hòa đồng của

mình. Điều này càng khiến cho vai trò của người hướng dẫn dư luận trong nhóm trở

nên mạnh mẽ.



3.1.6. Công nghệ

• Công nghệ sản xuất rượu quốc tế và trong nước.

Nguyên liệu chính

Vodka là loại đồ uống chiếm đa số ở các nước Đông Âu. Nó được làm bằng

cách lên men sau đó chưng cất dung dịch đường lên men và xử lý sau chưng cất.

Nguyên liệu để sản xuất vodka chủ yếu được làm từ ngũ cốc, khoai tây, sắn, gỉ đường

hoặc từ một số các loài cây. Ở Nga, vodka được sản xuất chủ yếu từ lúa mì và lúa

mạch trong khi ở Ba Lan lại dùng khoai tây hoặc lúa mạch để sản xuất. Thụy Điển và

các nước vùng Baltic thường sử dụng lúa mì để sản xuất vodka. Nhìn chung các nước

Châu Âu và phương tây do họ quen dùng khoai tây và bánh mì trong các bữa ăn hàng

ngày của họ nên nguyên liệu mà họ thường sử dụng để sản xuất vodka cũng vì thế mà

họ chọn là lúa mì, lúa mạch hoặc khoai tây.

Tuy nhiên, ở Châu á do người dân thường sử dụng cơm cho các bữa ăn thường

ngày của mỡnh nờn nguyên liệu sử dụng cho vodka nói riêng và rượu nói chung

thường được làm từ gạo. Việc sử dụng các vodka có nguồn gốc từ gạo đối với người

Châu á sẽ khụng gõy úi cay giống như khi họ uống rượu vodka có nguồn gốc sản xuất



Kế hoạch Marketing cho sản phẩm rượu Avinaavodka của công ty Avinaa

từ lúa mì, lúa mạch hoặc khoai tây. Nguyên nhân chủ yếu là do người Châu á khi uống

rượu gạo sẽ quyen với dạ dầy của mình và họ sẽ cảm nhận được vị ngọt sâu ở đầu lưỡi

và vòm họng.

Các loại vodka làm từ nguyên liệu như sắn, gỉ đường hoặc bằng các nguyên liệu

thứ cõy khỏc là loại vodka rẻ tiền và dùng cho những vodka không tên tuổi trên thị

trường.

Chưng cất

Việc lựa chọn phương thức chưng cất, công nghệ chưng cất có ý nghĩa căn bản

quyết định tới chất lượng vodka. Đây là điều kiện cần để có được vodka chất lượng bởi

lẽ cùng một loại nguyên liệu như nhau nhưng phương pháp chưng cất khác nhau sẽ cho

ra chất lượng vodka khác nhau. Nhìn chung, tất cả các loại vodka đều được sản xuất

qua quy trình chưng cất bằng cách đun sôi dung dịch đường đã lên men ở nhiệt độ cao

để bốc hơi sau đó hơi cồn qua bộ phận làm lạnh để ngưng tụ lại thành cồn ở dạng lỏng.

Mặc dù vậy, công nghệ chưng cất cũng đa dạng. Công nghệ thủ công theo

phương pháp truyền thống nấu rượu của dân gian là họ dùng một nồi to để chưng cất

và cho dẫn hơi cồn qua hệ thống ruột gà làm bằng đồng để trong bể nước lạnh để

ngưng tụ và cho ra cồn rượu dạng lỏng. Rượu làm từ phương pháp này không khử

được các chất độc tố Anđờhớt, Methanol hay Fuferol và nhiều tạp chất không có lợi

cho sức khoẻ khác do tất cả các tạp chất này đều bay hơi và cùng ngưng tụ với Ethanol

(Rượu).

Theo các chuyên gia phân tích thì loại rượu này có hàm lượng độc tố cao gấp

hơn 200 lần so với mức chuẩn cho phép. Chính vì vậy nếu loại rượu này sau khi chưng

cất xong mà mang ra uống ngay thì người uống sẽ bị đau đầu, mờ mắt, chóng mặt, háo

nước hoặc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và thần kinh về mặt lâu dài. Bản thân rượu sản

xuất theo công nghệ thủ công này cũng không qua cỏc khõu xử lý sau chưng cất như

lọc, tinh chế, lên hương nên rượu uống cũng không được êm dịu và tinh khiết.

Nếu rượu này được mang đi hạ thổ hoặc ủ lõu thỡ cỏc độc tố sẽ dần dần được

loại bỏ nhờ quá trình tự nhiên của việc các thành phần độc tố sẽ tác dụng với các chất

khác trong thành phần của rượu. Cho nên, các nhà khoa học và kinh nghiệm cổ truyền

chỉ ra rằng đối với rượu sản xuất từ phương pháp thủ công thì bắt buộc phải ủ lâu từ 01

năm trở lên mới nên uống.



Kế hoạch Marketing cho sản phẩm rượu Avinaavodka của công ty Avinaa

Ngày nay, loại chưng cất thủ công như trên chỉ tồn tại ở những vùng nông thôn

hoặc những nước đang phát triển và chậm phát triển.Trên thế giới, đặc biệt ở các nước

phát triển quá trình chưng cất đựợc thực hiện trờn dõy truyền 3-5 tháp tự động liên

hoàn. Đây là quá trình chưng cất khép kín tự động và mỗi tháp sẽ được chưng ở một

nhiệt độ khác nhau để từ đó làm bay hơi các chất khác nhau để tách lọc những chất như

Anđờhớt, Methanol, Fuferol và các tạp chất không có lợi cho sức khỏe ra khỏi cồn

rượu. Quá trình này được thực hiện dựa trên nguyên lý là mỗi chất hóa học sẽ bay hơi

ở nhiệt độ khác nhau nên việc chưng qua nhiều tháp liên hoàn là để tách lọc các tạp

chất khỏi rượu vodka.

Tinh chế sau chưng cất

Nếu khâu chưng cất được xem là điều kiện cần để có rượu vodka ngon thỡ khõu

tinh chế sau chưng cất chính là điều kiện đủ để có vodka đặc biệt ngon và êm dịu. Nhìn

chung cốt rượu (cồn rượu) sau chưng cất thường có nồng độ lơn hơn 90 độ cồn. Nên

cốt rượu sẽ phải được trung hòa với nước để hạ nhiệt độ cồn xuống khoảng 40 vol cồn

hoặc dưới 40 vol cồn để trở thành vodka.

Về nguyên tắc, vodka là loại dung dịch không màu trong suốt, không vị, không

mùi. Tuy nhiên, các đơn vị sản xuất thường pha trộn thêm những hương liệu khác để

tạo ra vodka có những màu, mùi, vị đặc biệt riêng cho vodka của mình. Đối với những

cơ sở sản xuất vodka thủ công hoặc sử dụng công ngệ đơn giản sản xuất vodka thỡ cỏc

khõu phối trộn hay chiết rót đều rất thô sơ không bảo đảm đồng đều về chất lượng

thậm chí không an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cơ sở này bỏ qua cỏc khõu quan trọng

của quá trình lọc tinh để khử đi những mùi khét, hôi của cồn; hay lọc lại những hạt bụi

lơ lửng của dung dịch rượu để bảo đảm độ tinh khiết và thường họ không ủ, không lên

hương mà đem đóng chai ngay cho người tiêu dùng.

Đối với các đơn vị sản xuất chuyên nghiệp thì vodka có thể được tinh chế qua

nhiều khâu đoạn sau chưng cất như: Khuấy trộn, lọc sơ bộ, lọc tinh, ủ lên hương, rồi

sau đó cho đi chiết dót đóng chai. Thời gian ủ càng lõu thỡ vodka càng dậy mùi hương

thơm tự nhiên của rượu và càng êm dịu.

Các đơn vị sản xuất hiện đại chuyên nghiệp thì tất cả cỏc khõu ở trên đều được

tự động hóa và điều chỉnh bằng các máy tính nên chất lượng sẽ đồng đều và ổn định,

chất lượng vodka sẽ êm dịu và không có những mùi lạ, mùi hôi, mùi khét như vodka

của các xưởng thủ công, nhỏ lẻ.



Kế hoạch Marketing cho sản phẩm rượu Avinaavodka của công ty Avinaa

Qua sự so sánh này chúng ta có thể thấy được sự khác biệt về công nghệ. Đây là

cơ hội để Rượu Avinaavodka có thể tận dụng công nghệ quốc tế, sự hiểu biết về người

tiêu dùng Việt Nam chiếm được lòng tin của khách hàng.



3.2. Môi trường vi mô

3.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Cường độ cạnh tranh cao đối với sản phẩm rượu trong giai đoạn bão hòa.

Rượu có nguồn gốc từ Việt Nam rất lâu đời, đây là một sản phẩm đã vào giai

đoạn bão hòa khi sản lượng tiêu thụ rượu hàng năm tại Việt nam ổn định và có chiều

hướng tăng nhẹ do dân số gia tăng.

Lượng rượu được tiêu thụ ở Việt Nam mỗi năm là 350 triệu lít. Con số thực tế

cao hơn rất nhiều do chưa kiểm soát được lượng rượu nấu thủ công. Bình quân mỗi

người dân tiêu thụ gần 16 lít bia và 4 lít rượu trong một năm. Với mức tiêu thụ này,

mỗi năm người dân Việt Nam chi hàng trăm nghìn tỷ đồng cho sản phẩm Bia và Rượu.

Đối với dòng sản phẩm rượu Vodka trong nước có vô số người bán và kinh

doanh đủ các mặt hàng rượu khác nhau. Hầu hết cỏc hóng rượu này là nhỏ lẻ và bán

chỉ trong một khu vực thị trường nhỏ, ngoại trừ rượu Dừa Bến Tre, rượu Men’s Vodka,

Zenka liên doanh là bán trển toàn quốc nhưng mức độ thâm nhập thị trường không sâu

và có thị phần nhỏ trên khu vực thị trường đó.

Đối với dòng sản phẩm rượu Vodka ngoại nhập có rất nhiều hóng trờn thị

trường nhưng phần lớn đều tập trung tại các thành phố lớn với thu nhập người dân cao.

Tuy nhiên cũng có một số sản phẩm rượu giá rẻ ngoại nhập có mặt trên thị trường toàn

quốc như Rượu Vodka Putinka..

Ngoài dòng rượu Vodka ra cũn cú vô số các nhãn hiệu rượu khác như rượu Sake

Nhật Bản, rượu Sochu…

Chỉ cần lướt qua một trang web về rượu như http://www.thegioiruou.vn bạn

cũng có thể thấy sự đa dạng và phong phú của các loại rượu. Riêng rượu Vodka tại

trang web này đó cú tới 126 loại trong hàng trăm loại trên thị trường.

Sự phân chia đối thủ cạnh tranh theo khu vực.



Kế hoạch Marketing cho sản phẩm rượu Avinaavodka của công ty Avinaa

Do có quá nhiều các nhà sản xuất nhỏ lẻ trong nước chỉ hoạt động trên khu vực

thị trường nhỏ lẻ của mỡnh nờn khi xột trờn phạm vi cả nước thì có thể ít tìm thấy

thương hiệu rượu Việt nào mạnh nhưng tìm kiếm trên phạm vi một tỉnh, một vựng thỡ

rất nhiều thương hiệu rượu đã ăn sâu vào tiềm thức người dân. Do điều kiện hạn chế về

nguồn lực thời gian và tiền bạc nên bài nghiên cứu này chỉ xem xét kỹ trên khu vực Hà

Nội.

Trong các sản phẩm rượu mạnh thì 4 thương hiệu rượu mạnh nhất tại thị trường

Hà Nội nếu xét theo thị phần và sự ưa thích của khách hàng thì đó là Vodka Hà Nội

ước tính chiếm đến 50%, Sminoff: 8%, Men’s vodka 13%, Zenka 11%, Các hãng rượu

còn lại chiếm tổng số 18% thị phần. Trong đó Sminoff là dòng rượu ngoại nhập có chất

lượng cao và nhằm vào đối tượng khách hàng có thu nhập cao.



Kế hoạch Marketing cho sản phẩm rượu Avinaavodka của công ty Avinaa

Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.

Xem xét về công nghệ của rượu Avinaavodka so với các đối thủ cạnh tranh ta có

bảng sau.

Bảng 3.1. So sánh công nghệ sản xuất rượu

Stt

1



2



3



4



5



6



7



Tiêu chí Avinaavodka

so sánh

-Nhập khẩu

Vá chai -Siêu trong nh phalê

-Thủy tinh siêu cứng

- Siêu trơ với dung dịch

rượu có độ cồn cao.

-Vỏ bạc

Nắp

-Lõi nhựa thực phẩm

cao cấp siêu trơ với

rượu có độ cồn cao.

Hệ

-Có hệ thống siêu lọc

thống

qua sữa và than hoạt

siêu lọc tính. Mỗi giọt rượu đi

đặc biệt qua 9800kg than hoạt

tính

Tự động Tự động hóa 100%

hóa

Thời

gian ủ

trong

tank

Nguyên

vật liệu



-Tối thiểu 180 ngày mới

đem đi đóng chai (rượu

ủ trong tank càng lâu

càng ngon)

-100% từ gạo ngon nhất

Việt Nam

-Men Đan Mạch



Nước Nước tinh khiết tiêu

để sản chuẩn EU (dây chuyền

xuất

của Mỹ, 23 tỷ VNĐ)

rượu



Hà nội vodka



Zenka vodka



Men vodka



- Nội địa

-Thủy tinh thường

- Thủy tinh thường

- Có thể bị lóc thủy

tinh vào rượu

-Nắp nhôm thường

- Có thể bị thôi ra

rượu



-Nội địa

-Thủy tinh thường

-Thủy tinh thường

- Có thể bị lóc thủy

tinh vào rượu

-Nắp nhôm thường

- Có thể bị thôi ra

rượu



-Nội địa

-Thủy tinh thường

-Thủy tinh thường

- Có thể bị lóc thủy

tinh vào rượu

-Nắp nhôm thường

- Có thể bị thôi ra

rượu



Không có



Không có

(chủ yếu là thủ

công)

-Không quy định

thời gian (thường

cất xong đem đi

đóng chai luôn)

- Có cả gạo, ngô,

sắn.

- Men nội, Trung

Quốc

Nước sinh hoạt

thường



Không có



Không có



Không có

(thủ công)



Không có

(thủ công)



-Không có thời -Không có thời

gian ủ (đóng chai gian ủ (đóng chai

luôn sau khi cất)

luôn sau khi cất)

- Có cả gạo, ngô,

sắn.

-Men nội, Trung

Quốc

Nước sinh hoạt

thường



- Có cả gạo, ngô,

sắn.

- Men nội, Trung

Quốc

Nước sinh hoạt

thường



(Nguồn: Công ty Avinaa)



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

×