1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Marketing >

Tổng quan về phân phối sản phẩm:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.13 KB, 62 trang )


Trong hệ thống này các hoạt động từ sản xuất đến phân phối thuộc quyền

kiểm sốt của một chủ sở hữu. Các thành viên trong hệ thống thừa nhận sự phụ

thuộc này và tơn trọng vai trò của người chủ sở hữu. Ưu điểm là có thể kiểm sốt

hồn tồn các giai đoạn trong q trình phân phối, điều khiển hệ thống phân phối dễ

dàng do thuộc quyền sở hữu của mình, giữ độc quyền về phân phối.

 VMS theo hợp đồng:( Contractual VMS)

Hệ thống này bao gồm các cơng ty độc lập thuộc các giai đoạn khác nhau

của q trình sản xuất, phân phối. Trong hệ thống này quyền kiểm sốt cũng thuộc

của một chủ sở hữu. Sự phụ thuộc của các thành viên trong hệ thống thơng qua một

hợp đồng, tùy theo hợp đồng mà có 3 kiểu sau:

+ Liên kết tự nguyện của người bán lẻ: các nhà bán lẻ nhỏ liên

kết với nhau trong hoạt động phân phối.

+ Hợp tác xã của người bán lẻ

+ Trung gian có quyền ưu đãi (franchise)



 VMS có quản lý:( Adminisetered VMS)

Trong hệ thống này các nhà phân phối khơng có hợp đồng ràng buộc hoặc sự phụ

thuộc nào với nhà sản xuất. Quan hệ phụ thuộc dựa vào thế mạnh của một thành

viên trong kênh có khả năng chi phối các thành viên khác, phụ thuộc vào sự chia sẻ

những lợi ích mà một thành viên tham gia trong kênh.

2.1.3.2. Hệ thống Marketing theo chiều ngang( Horizontal

Marketing System):

Trong hệ thống này hai hay nhiều cơng ty sẽ hợp lực lại để cùng khai thác thị

trường do các cơng ty khơng đủ nguồn lực để thực hiện riêng .

2.1.3.3. Hệ thống nhiều kênh( Multichannel Marketing system):

Trong hệ thống này cơng ty sẽ sử dụng nhiều kênh phân phối để chiếm lĩnh

thị trường hoặc phục vụ cho nhữnh nhóm khách hàng giống nhau

2..2. Kênh phân phối:

2.2.1. Định nghĩa:

Có nhiều định nghĩa về kênh phân phối nhưng có thể rút gọn lại với một định

nghĩa sau:



- Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp các tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ

chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.

Kênh phân phối kết hợp tất cả các thành viên tham gia vào tiến trình phân phối gồm

nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, nhà bn sỉ, nhà bn lẻ, đại lý và người tiêu

dùng.

2.2.2. Chức năng của kênh phân phối:

- Giới thiệu thơng, thơng tin về sản phẩm, thu thập thơng tin về khách hàng

hiện có và khách hàng tiềm năng, thơng tin về đối thủ cạnh tranh.

- Kích thích tiêu thụ

- Tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ thương mại

- Thích ứng hồn thiện sản phẩm đáp ứng nhu cầu người mua.

- Tiến hành thương lượng

- Lưu thơng hàng hóa.

- Tài chính, trang trải chi phí.

- Chấp nhận rủi ro.

2.2.3. Luồng lưu chuyển trong kênh phân phối:

2.2.3.1. Khái niệm:

Luồng lưu chuyển trong kênh phân phối thể hiện sự vận động của các yếu

tố trong kênh phân phối khi một kênh phân phối được phát triển. Các luồng lưu

chuyển này cung cấp sự kết nối, ràng buộc giữa các thành viên trong kênh với nhau

và giữa các tổ chức khác với nhau.

2.2.3.2. Các luồng lưu chuyển trong kênh phân phối:

- Luồng lưu chuyển sản phẩm: thể hiện sự vận động của sản phẩm về khơng

gian và thời gian thơng qua các phương tiện vận tải.

- Luồng lưu chuyển quyền sở hữu:quyền sở hữu được chuyển từ nhà sản xuất

qua các thành viên phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.

- Luồng lưu chuyển thanh tốn: thể hiện sử di chyển,vận động của tiền mặt

hay chi phiếu và hối phiếu đi ngược từ người tiêu dùng qua trung gian đến nhà sản

xuất.

- Luồng lưu chuyển thơng tin: thể hiện sự trao đổi thơng tin về mua bán sản

phẩm giưõa các thành viên và cả thơng tin phản hồi từ người tiêu dùng cuối cùng.



- Luồng lưu chuyển các hoạt động xúc tiến:thể hiện những hoạt động thơng

tin và thúc đẩy việc bán hàng giữa các thành viên trong kênh. Các hoạt động này

cũng nhằm hướng đến người tiêu dùng cuối cùng.

2.2.4. Cấu trúc kênh phân phối:

Cấu trúc kênh phân phối được hiểu là việc thiết lập một tổ chức các thành

viên của kênh, nhằm thực hiện các chức năng phân phối được phân bố cho họ. Cấu

trúc kênh phân phối được xác định bởi 3 yếu tố : nhiệm vụ mỗi loại trung gian phải

thực hiện, loại trung gian được sử dụng, số lượng mỗi trung gian.

Có các loại cấu trúc phân phối sau:

2.2.4.1.Kênh trực tiếp(Kênh Zero cấp):

Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. Cách bán đó là:

Bán hàng đến từng nhà

Bán tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

Bán theo thư hoặc điện thoại đặt hàng.

Bán hàng qua Internet.

2.2.4.2. Kênh gián tiếp:

Là phương thức di chuyển của đối tượng phân phối thơng qua một số trung

gian nhất định.

Từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng có thể có một hoặc nhiều trung

gian. Số lượng các tổ chức trung gian trong một kênh phân phối được gọi là “mật

độ” hay “độ dày” của kênh phân phối.

Một vài kênh phân phối gián tiếp:

Kênh một cấp:

Kênh này chỉ có một trung gian bán hàng, nhà sản xuất đưa hàng của mình

đến các nhà bán lẻ( đối với hàng tiêu dùng) hoặc các nhà mơi giới, đại lý( đối với

hàng cơng nghiệp).

Kênh này thường được sử dụng khi người sản xuất khi người sản xuất làm ra

hàng hóa theo đơn đặt hàng của nhà bán lẻ và tất cả các mặt hàng đã được bao gói,

chỉnh lý sẵn sàng cho người tiêu dùng.



 Kênh hai cấp ( kênh truyền thống):



Có hai cấp trung gian. Trong thị trường hàng tiêu dùng thì thường là nhà bán

sỉ và nhà bán lẻ. Trong thị trường kỹ nghệ thì đó là bộ phận phân phối của cơng ty

và của các nhà bán bn.

 Kênh ba cấp( kênh dài suốt):

Thường có đầy đủ thành phần trung gian tham gia như nhà đại lý – mơi giới,

nhà bán bn, nhà bán lẻ. Kênh này được sử dụng khi hàng hóa cần dự trữ, bao gói

phân phối cho vùng xa.

Kênh phân phối gián tiếp góp phần quan trọng trong việc đưa hàng hóa đến

tay người tiêu dùng ở các vùng địa lý khác nhau và phân khúc thị trường khác nhau

một cách nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên nhà sản xuất sẽ có thể điều khiển

được các kênh này.

Việc lựa chọn một kênh phân phối có hiệu quả cần phải định rõ hơn tới mục

tiêu nào, thị trường nào. Những mục tiêu đề ra có thể là mức phục vụ khách hàng

tới đâu và các trung gian phải hoạt động như thế nào. Mỗi nhà sản xuất triển khai

những mục tiêu của mình trong tình hình ràng buộc từ phía khách hàng, sản phẩm

trung gian, đối thủ cạnh tranh, chính sách của cơng ty và mơi trường xung quanh.

2.2.5. Các thành viên kênh phân phối( trung gian phân phối):

2.2.5.1.Tầm quan trọng của các trung gian phân phối:

 Hỗ trợ nghiên cứu Marketing

Các trung gian phân phối giữ vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu

Marketing. Nhờ sự gần gũi với thị trường, họ có khả năng thấu hiểu rất tốt những

đặc trưng và nhu cầu của khách hàng.

 Ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp

Khi mua sản phẩm, các nhà phân phối đơi khi chỉ trả một khoản tiền hàng,

phần còn lại gối đầu đến khi bán hết. Những khoản tiền hàng chưa được thanh tốn

sẽ ảnh hưởng đến khoản thu tiền mặt của nhà sản xuất. Những vấn đề thanh tốn

tiền hàng, trả lại hàng vốn, lỗi thời, hư hỏng… là những giao dịch phức tạp với

trung gian sẽ ảnh hưởng đến mức bán sản phẩm của nhà sản xuất đến khách hàng.

 Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp

Các nhà sản xuất và cơng ty dịch vụ thường thực hiện những chiến dịch

khuyến mãi trên tồn quốc hoặc tồn cầu. Những nhà bán bn hỗ trợ những hoạt



động khuyến mãi trong khu vức đến các nhà bán lẻ hoặc huấn luyện nhân viên bán

hàng cho nhà bán lẻ. Hầu hết các nhà bán lẻ thực hiện quảng cáo tại địa phương,

bán hàng cá nhân và tổ chức các sự kiện.

 Hỗ trợ cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Các dịch vụ cho khách hàng như giao hàng,huấn luyện sử dụng, bảo hành…

có thể được một thành viên phân phối cung cấp nhưng cũng có thể là sự phối hợp

giữa các thành viên.

 Ảnh hưởng đến các quyết định về sản phẩm

Các trung gian phân phối có thể góp phần hoạch định sản phẩm bằng nhiều

cách. Họ thường cho những lời khun về sản phẩm mới hoặc hiện có. Những thử

nghiệm Marketing cũng cần có sự hợp tác của họ. Những nhà trung gian rất hữu

dụng trong việc định vị sản phẩm so với cạnh tranh và trong việc đề nghị những sản

phẩm nên loại bỏ.

 Ảnh hưởng đến các quyết định về giá

Những nhà bán bn và bán lẻ thường có ảnh hưởng lớn đến quyết định về

giá. Họ u cầu nhưõng mức giá ưu đãi. Vì những lý do tế nhị nên nhà sản xuất bị

giới hạn trong việc kiểm sốt giá cuối cùng. Trong trường hợp đó các trung gian có

thể linh động quyết định giá.

 Cầu nối sản xuất với tiêu dùng

Trung gian thực hiện dịch vụ chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến

người tiêu dùng. Do sản xuất và tiêu dùng có sự khác biệt về khơng gian, thời gian

nên cần quản lý dự trữ tại các điểm bán. Những giao dịch với khách hàng cũng cần

có cửa hàng hoặc điểm bán, trưng bày, vật dụng trang trí … tại cửa hàng của trung

gian.

 Hỗ trợ nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu đa dạng, nhỏ lẻ của

khách hàng

Nhà sản xuất muốn bán một số lượng lớn sản phẩm hơn là những đơn hàng

lẻ tẻ của khách hàng, người tiêu dùng lại thích có nhiều nhãn hiệu,màu sắc,kích

cỡ…để lựa chọn. Để giải quyết những khác biệt này cần sử dụng trung gian trong

tiến trình phân phối bao gồm các cơng việc như tập hợp các nguồn hàng, phân chia,

phân loại, sắp xếp đồng bộ…



Như vậy có thể thấy trung gian giữ vai trò rất quan trọng trong phân phối nhằm thỏa

mãn nhu cầu của khách hàng bằng cách đưa đúng sản phẩm vào đúng lúc và đúng

nơi họ cần.

2.2.5.2. Các trung gian trong kênh phân phối:

 Nhà bán lẻ:

- Bán lẻ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh liên quan đến bán sản phẩm

cho người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, hộ gia đình. Đây là khâu cuối cùng

trong kênh phân phối. Họ thường mua hàng hóa từ nhà bán bn với số lượng ít,

quy mơ kinh doanh nhỏ và tỷ lệ lời trên sản phẩm khá cao.

Các nhà bán lẻ có chức năng chủ yếu sau:

- Tham gia tiến trình phân phối bằng cách tập hợp phân loại sản phẩm từ

những nhà cung cấp khác nhau, sắp xếp sản phẩm để phục vụ nhu cầu phong phú và

đa dạng của khách hàng.

- Cung cấp thơng tin cho người tiêu thụ thơng qua quảng cáo, trưng bày…hỗ

trơï nghiên cứu Marketing, cung cấp thơng tin phản hồi cho các thành viên phân

phối khác trong kênh.

- Dự trữ sản phẩm, ghi giá, chất xếp và những cơng việc chăm sóc sản phẩm

khác.

- Tạo thuận tiện và hồn tất giao dịch bằng cách cung cấp vị trí, giờ giấc

bán hàng và những dịch vụ khác cho khách hàng.

Một số hình thức hoạt động của các cửa hàng bán lẻ:

- Cửa hàng bán lẻ độc lập: các cửa hàng bán lẻ hoạt động khơng phụ thuộc

nhau

- Hệ thống bán lẻ: có nhiều đầu mối bán lẻ có chung sở hữu và được tiêu

chuan hóa,chun mơn hóa và chung hệ thống kiểm sốt.

- Bán lẻ đặc quyền: sự hợp tác giữa nhà đặc quyền (franchisor) và nhà bán

lẻ(franchisee) cho phép nhà bán lẻ kinh doanh với tên hiệu, qui tắc riêng.

- Hợp tác bán lẻ: một số cửa hàng bán lẻ hợp tác với nhau để chia sẻ chi phí

bán hàng, dự trữ, vận chuyển, quảng cáo…

 Nhà bán bn:



- Là những người mua sản phẩm từ những nhà sản xuất hoặc cung cấp sản

phẩm để bán lại cho các nhà sử dụng cơng nghiệp , nhà bán lẻ và những nhà bán

bn khác. Họ khơng bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Những chức năng chủ yếu của nhà bán bn:

- Giúp nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ phân phối sản phẩm đến những

địa phương mà họ chưa tạo được quan hệ với khách hàng.

- Cung cấp những thơng tin nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu Marketing của nhà

sản xuất,nhà cung cấp dịch vụ.

- Hỗ trợ nhà sản xuất bằng cách đặt hàng trước và trả tiền hàng đúng hạn,

đồng thời cũng hỗ trợ nhà bán lẻ bằng cách cấp tín dụng.

- Thu mua và phân loại sản phẩm tạo điều kiện dễ dàng cho khách hàng.

- Giúp đỡ nhà bán lẻ trong việc huấn luyện nhân viên bán hàng, trưng bày và

giới thiệu sản phẩm…

- Dự trữ sản phẩm để đảm bảo cung cấp hàng hóa đều đặn cho những nhà

bán lẻ hay các nhà sản xuất khác.

 Đại lý, người mơi giới, bán bn hàng hóa ăn h hồng:

- Là các trung gian độc lập đảm nhiệm phần lớn các cơng việc kinh doanh

của họ. Họ khơng sở hữu mà họ phân phối và thường nhận được sự thu nhập dưới

hình thức h hồng trên doanh số bán hoặc khoản tỷ lệ phí nhất định.

2.2.6. Lựa chọn kênh phân phối:

Một số các căn cứ mà các cơng ty nên áp dụng để lựa chọn kênh phân phối:

-



Căn cứ mục tiêu phân phối:



Nếu để chiếm lĩnh thị trường thì nên chọn kênh dài với hệ thống cửa hàng nhiều

tầng nấc để sản phẩm có thể bao qt thị trường mục tiêu. Nếu để dễ kiểm sốt thì

doanh nghiệp nên chọn kênh ngắn, ít trung gian…

- Căn cưù vào đặc điểm thị trường: tùy vào loại thị trường, qui mơ khách

hàng tiềm năng, qui mơ đơn hàng mà các doanh nghiệp chọn các loại kênh cho phù

hợp. Nếu lượng khách hàng ít nên sử dụng kênh trực tiếp hay kênh ngắn, kênh dài

chỉ sử dụng khi lượng khách hàng nhiều…

- Căn cứ vào sản phẩm: bao gồm đặc điểm của sản phẩm và các giai đoạn

chu kỳ sống sản phẩm. Nếu sản phẩm dễ hư hỏng,cồng kềnh thì nên chọn kênh



ngắn, đối với sản phẩm có tính kỹ thuật cao cần dịch vụ chun mơn hỗ trợ đòi hỏi

phải chọn các trung gian chun nghiệp…

- Căn cứ vào đặc điểm của trung gian: căn cứ vào năng lực của các trung

gian thể hiện qua khả năng tiêu thụ sản phẩm ,uy tín trên thị trường…doanh nghiệp

sẽ tùy theo năng lực của trung gian để giao nhiệm vụ phân phối khác nhau. Ngồi ra

còn bị chi phối bởi ý muốn của các trung gian và chính sách kinh doanh của doanh

nghiệp.

- Căn cứ vào năng lực của doanh nghiệp: những yếu tố như năng lực và kinh

nghiệm quản lý, khả năng tài chính, danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp là các

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn kênh phân phối của doanh nghiệp.

- Ngồi ra còn một số căn cứ nữa như căn cứ vào ý muốn cạnh tranh của

doanh nghiệp, căn cứ đặc điểm mơi trường… cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn

kênh của doanh nghiệp.

2.2.7. Quản lý kênh phân phối và thúc đẩy hoạt động của các

thành viên của kênh:

2.2.7.1. Tuyển chọn thành viên kênh:

 Tìm kiếm danh sách các thành viên kênh tiềm năng: tìm kiếm thơng qua

hệ thống thơng tin thương mại, qua việc điều tra các trung gian hiện tại, qua khách

hàng, quảng cáo hội chợ thương mại…

 Đánh giá khả năng phù hợp của các thành viên kênh

 Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá:

- Điều kiện tài chính tín dụng

- Sức mạnh bán hàng: đây là tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng.

- Danh tiếng: hầu hết các nhà sản xuất đều muốn chọn các nhà phân phối

danh tiếng để làm trung gian cho mình.

- Khả năng chiếm lĩnh thị trường: được xem xét ở khả năng chiếm lĩnh thị

phần và được đánh giá thơng qua tìm hiểu trực tiếp qua các nhà phân phối cạnh

tranh trong khu vực, qua khách hàng, các nguồn tin địa phương…

2.2.7.2. Khuyến khích các thành viên của kênh:



- Các trung gian cần được động viên liên tục để hồn thành tốt nhất cơng

việc của họ. Nhà sản xuất phải tạo được mối liên hệ chặt chẽ với các thành viên, kịp

thời khen thưởng động viên họ và tiến hành các hoạt động xúc tiến đối với thành

viên như là những bạn hàng, khách hàng của nhà sản xuất. Một số chương trình mà

nhà sản xuất có thể áp dụng để khuyến khích các thành viên kênh của mình:

- Trợ cấp quảng cáo.

- Chi phí cho sản phẩm mẫu trưng bày.

- Thi tuyển chọn người bán.

- Trợ cấp cho các bộ phận chức năng, kho bãi.

- Thanh tốn phí cho khoản khơng gian trưng bày.

- Cử người diễn thuyết, giới thiệu sản phẩm.

- Đào tạo nhân viên cửa hàng…

Một số cơng ty thành lập bộ phận trong cơng ty gọi là phòng quan hệ với những

người phân phối để có thể nắm bắt các nhu cầu và khó khăn của các nhà phân phối

để có chính sách kịp thời và phù hợp.

2.2.7.3. Đánh giá các thành viên kênh:

Định kỳ hoặc có thể đột xuất người làm Marketing cần phải đánh giá hoạt

động của các thành viên kênh như mức doanh số, hàng tồn kho, thời gian giao hàng,

các dịch vụ mà họ cung cấp và qui trình xử lý hàng thất thốt hư hỏng…

Ngồi việc thiết kế một hệ thống kênh tốt và đưa nó vào hoạt động người sản xuất

còn phải làm nhiều việc nữa. Hệ thống đó đòi hỏi phải định kỳ phải thay đổi cho

phù hợp với những điều kiện mới trên thị trường. Việc sửa đổi rất cần thiết khi cách

thức mua hàng của người tiêu dùng thay đổi, thị trường mở rộng, sản phẩm sung

mãn, sự cạnh tranh mới nảy sinh, và những kênh phân phối mới xuất hiện.

2.2.8. Sử dụng Marketing – mix trong quản lý kênh:

2.2.8.1. Yếu tố sản phẩm:

Việc quản lý mang tính chiến lược một dòng sản phẩm là một thách thức với

tất cả các nhà sản xuất. Các chiến lược sản phẩm thành cơng phụ thuộc vào một loạt

các nhân tố như là: chất lượng, sự cải tiến và tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật của

sản phẩm, khả năng quản lý sản phẩm, khả năng tài chính… Một trong số các nhân

tố thường bị bỏ qua là vai trò của các thành viên kênh phân phối trong việc thực



hiện các chiến lược sản phẩm. Vì phần lớn nhà sản xuất khơng đưa trực tiếp sản

phẩm của mình đến tới người tiêu dùng sử dụng mà do các thành viên kênh phân

phối thực hiện. Do vậy, thành cơng của chiến lược sản phẩm của một nhà sản xuất ít

nhiều phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các thành viên kênh phân phối .

2.2.8.2. Yếu tố giá cả:

Định giá trong phân phối có thể được xem là là việc xác định những phần

tương ứng mà từng thành viên kênh nhận được trong mức giá bán cuối cùng.

Các nhà quản lý kênh cần phải chú ý trong việc định giá, sẽ khơng đủ nếu quyết

định giá dựa trên thị trường, chi phí sản xuất và nhân tố cạnh tranh. Hơn nữa với

các cơng ty sử dụng thành viên độc lập, sự xem xét rõ ràng về giá sẽ ảnh hưởng

đến hành vi của các thành viên kênh là một phần quan trọng của chiến lược định

giá. Vì vậy, các quyết định giá có ảnh hưởng thực sự tới hoạt động của các thành

viên kênh.

2.2.8.3. Yếu tố xúc tiến:

Chiến lược xúc tiến sử dụng những cơng cụ tác động trực tiếp vào người tiêu

dùng cuối cùng để tạo ra mong muốn của họ là chiến lược kéo. Nhà sản xuất cần

phải làm việc trực tiếp với các thành viên của kênh để nhận được sự hỗ trợ mạnh

mẽ và vững chắc về xúc tiến của họ, đó gọi là chiến lược đẩy. Nó đòi hỏi sự tham

gia trực tiếp hơn của nhà sản xuất với các thành viên kênh trong việc sử dụng các

cơng cụ xúc tiến chủ yếu.



CHƯƠNG II- TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI TẠI THỊ TRƯỜNG

NỘI ĐỊA CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ

1. Giới thiệu sơ lược về cơng ty cổ phần May Nhà Bè:

Tên cơng ty: Cơng ty cổ phần nay Nhà Bè

Tên quốc tế: Nha Be Garment Joint Stock Company

Tên viết tắt: NHABECO

Logo:



Địa chỉ: Khu phố 3 – Đường Bến Nghé – Phường Tân Thuận Đơng – Quận

7, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.8720077 - 08.8729124 - 08.8729125

Website: http//www.nhabe.com.vn

Ngành nghề: Sản xuất, kinh doanh, xây dựng, du lịch, chế biến, vận tải, nhà

hàng, khách sạn, bn bán.

Vốn điều lệ: 95.000.000.000 VNĐ

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty cổ phần May Nhà Bè:

- Cơng ty cổ phần May Nhà Bè là doanh nghiệp thuộc Tập đđòan Dệt May Việt

Nam, được thành lập sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, thống nhất đất nước

(30/4/1975) trên cơ sở Xí nghiệp may Khu chế xuất Sài Gòn, với diện tích ban đầu

rộng khoảng 35.000 m2 ,700 cơng nhân, tháng 4 năm 2005 Cơng ty chuyển đổi

thành Cơng ty cổ phần theo Quyết định số88/2004/QĐ/BCN của Bộ Cơng nghiệp.

- Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ 2 xí nghiệp ban đầu, đến nay Cơng

ty cổ phần may Nhà Bè đã có 27 đơn vị, xí nghiệp thành viên, 3 cơng ty liên

doanh, 6 đơn vị cổ phần mà cơng ty giữ cổ phần trên 50%(cơng ty mẹ con), 1 xí

nghiệp và 3 trung tâm may đo cao cấp tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội với 12000

cán bộ, cơng nhân viên , và các loại thiết bị, máy móc chun dùng hiện đại. Hoạt

động tại nhiều địa phương trong cả nước như TPHCM, Tiền Giang, An giang, Bình

Dương, Bình Thuận, Đà Lạt, Kontum, Gia lai, Nam định...

- Tổng nguồn vốn hiện nay: 95 tỷ đồng.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

×