1. Trang chủ >
  2. Kỹ thuật >
  3. Điện - Điện tử - Viễn thông >

Phần I: Bảo mật mạng máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.59 KB, 124 trang )


Tìm hiểu về an toàn và bảo mật trên mạng



Giả sử ta không có những dữ liệu cần bảo mật, chúng ta vẫn phải quan

tâm đến an toàn trên mạng vì ngoài tính bảo mật, ta còn phải quan tâm đến

tính toàn vẹn và sẵn sàng của dữ liệu. Nếu như dữ liệu của ta không cần bảo

mật, chúng ta vẫn có nguy cơ trong trường hợp dữ liệu bị xoá hay bị sửa đổi

đi. Hậu quả là chúng ta sẽ phải tốn rất nhiều thời giờ và tiền bạc để khôi

phục lại dữ liệu. Ngoài ra nếu an toàn mạng bị phỏ, thỡ nhà quản trị tiêu tốn

rất nhiều tiền của và công sức cho việc khôi phục lại hiện trạng cho mạng

như ban đầu.

1.2. Nguồn tài nguyên

Hầu hết mọi người muốn sử dụng những chiếc máy tính của chính

mình và buộc người khác phải trả chi phí khi sử dụng máy tính của họ.

Nhưng không ai có thể đòi hỏi điều này đối với những kẻ xâm nhập trái

phép. Chúng ta phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc cho tài nguyên và

ta có quyền quyết định chúng phải được sử dụng như thế nào.

Hơn nữa, trên thực tế, trong các cuộc tấn công tên Internet, kẻ tấn

công sau khi đã làm chủ được hệ thống bên trong có thể sử dụng sử dụng

cỏc mỏy này để phục vụ cho mục đích của họ như chạy các chương trình dò

mật khẩu người dùng, sử dụng các liên kết mạng sẵn có để tiếp tục tấn công

các hệ thống khác v.v...

1.3. Danh tiếng của chúng ta

Trong một số trường hợp, các hacker ăn cắp user của mạng máy tính

của chúng ta rồi dựng nú để truy nhập Internet và thực hiện các cuộc tấn

công vào các mạng máy tính khác. Trong hầu hết các trường hợp, các mạng

bị tấn công đó sẽ gọi đến mạng chúng ta và chất vấn về việc có người dùng

ở đây xâm nhập vào mạng của họ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín

của mạng.



Tìm hiểu về an toàn và bảo mật trên mạng



Đôi khi, những kẻ mạo danh cũn dựng thư điện tử của mạng chúng ta

để gửi những thư có nội dung xấu đến các nơi khác. Điều này cũng có ảnh

hưởng rất xấu đến mạng của chúng ta.



2. Những nguy hiểm hệ thống phải đương đầu

2.1. Những kiểu tấn công

Có rất nhiều kiểu tấn công khác nhau vào hệ thống, và có nhiều cách

để phân loại chúng. Trong phần này, ta chia các kiểu tấn công thành 3 loại :

xâm nhập, từ chối dịch vụ và ăn cắp thông tin

a. Xâm nhập

Kiểu tấn công vào hệ thống thông thường nhất là xâm nhập

(intrusions), bằng xâm nhập, tin tặc có khả năng sử dụng những máy tính

của hệ thống như những người quản lý hệ thống thực sự.

Tin tặc có hàng chục con đường để xâm nhập vào. Chúng có thể dùng

kiểu tấn công bằng mánh lới (tìm hiểu tên tuổi của người lãnh đạo cấp cao

của công ty, sau đó giả danh là người đó gọi điện đến người quản trị hệ

thống yêu cầu đổi mật khẩu truy cập) hay dựng cỏch đoỏn mật khẩu (sử

dụng việc thử hàng loạt tên và mật khẩu khác nhau để tìm ra tên và mật khẩu

đúng) và có thể dựng cỏc cỏch phức tạp để truy nhập vào mạng mà không

cần dùng tên và mật khẩu.

Tường lửa có thể chống lại kiểu tấn công bằng xâm nhập. Một cách lý

tưởng, tường lửa khoá tất cả các đường vào hệ thống nếu như không biết tên

và mật khẩu. Khi được cài đặt hoàn hảo, nó làm giảm số lượng tài khoản có

khả năng truy cập từ bên ngoài, do đó làm giảm nguy cơ tấn công bằng đoán

mật khẩu hay dựng mỏnh khoộ. Nhiều hệ thống thiết kế tường lửa chỉ cho



Tìm hiểu về an toàn và bảo mật trên mạng



phép mật khẩu đưa vào một lần mà thôi, nếu như sai mật khẩu thì lập tức từ

chối truy nhập ngay lập tức để tránh việc đoán mật khẩu.

b. Từ chối dịch vụ

Kiểu tấn công từ chối dịch vụ là kiểu tấn công hệ thống bằng cách

ngăn cản người dùng sử dụng các dịch vụ của hệ thống

Tin tặc làm tràn ngập hệ thống mạng bằng những thông điệp, hay

những yêu cầu hệ thống làm cho mạng phải mất nhiều thời gian để trả lời

những thông điệp và yêu cầu đó, mạng sẽ có thể bị nghẽn vì quá tải.

Trong khi làm tràn ngập là một cách thức thông thường và đơn giản

nhất để tiến hành tấn công từ chối dịch vụ, tin tặc thông minh hơn có thể làm

vô hiệu hoỏ cỏc dịch vụ, thay đổi đường dẫn hay thay thế chúng.

Khó có thể tránh được tất cả các cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Ví dụ

rất nhiều mạng thiết kế để người dùng sẽ bị khoá sau một số lần truy cập sai.

Thiết kế như vậy để bảo vệ kiểu tấn công bằng cách đoán mật khẩu. Nhưng

mặt khác, nó tạo cơ hội cho tin tặc tấn công bằng từ chối dịch vụ. Nú khoỏ

tài khoản của bất kỳ người dùng nào bằng cách thử truy nhập vào mạng

nhiều lần bằng tài khoản đó.

Nguy cơ của việc bị tấn công bằng từ chối dịch vụ là không thể tránh

khỏi. Nếu hệ thống chấp nhận việc nhận thông tin từ bên ngoài : thư điện tử,

gói tin ... thì rất có khả năng hệ thống sẽ bị làm nghẽn. Điều quan trọng là

khi thiết lập những dịch vụ, phải đảm bảo rằng nếu như một dịch vụ bị

nghẽn (flooded) thì phần còn lại của hệ thống vẫn phải hoạt động đồng thời

với việc tìm kiếm và sửa chữa lỗi.

c. Ăn cắp thông tin



Tìm hiểu về an toàn và bảo mật trên mạng



Một số kiểu tấn công cho phép tin tặc lấy được dữ liệu mà không cần

trực tiếp sử dụng máy tính của hệ thống. Dữ liệu đó có thể là tài khoản của

người dùng là tên truy nhập và mật khẩu. Tin tặc có thể lấy được dữ liệu đó

bằng cách nối trộm thiết bị vào mạng và thu lấy tất cả thông tin đi qua.

Thông tin về tên truy nhập và mật khẩu thường dễ dàng đoán ra ở ngay

thông tin tương tác ban đầu trong rất nhiều mạng máy tính. Việc nối trộm

vào mạng để dò la thông tin thường được gọi là sniffing.



3. Các phương pháp để bảo vệ hệ thống

Ở trên là liệt kê một loạt các kiểu tấn công. Thông thường người quản

trị mạng chọn rất nhiều kiểu bảo mật, từ kiểu bảo mật gọi là “ Bảo mật qua

việc che giấu” và bảo mật máy chủ , đến bảo mật cho toàn mạng.

3.1. Bảo mật qua việc che giấu

Một kiểu bảo mật được sử dụng thông thường là “bảo mật qua việc

che giấu”. Với kiểu bảo mật này, hệ thống được an toàn đơn giản là không ai

biết gì về nó : sự tồn tại của nó, nội dung bên trong, các biện pháp bảo mật

hay những cỏi khỏc. Kiểu này thường khó có thể làm việc được lõu vỡ có rất

nhiều cách để tìm ra một hệ thống.

Nhiều người cho rằng thậm chí khi tin tặc tìm thấy hệ thống, chúng

cũng không thèm để ý đến khi thấy đó chỉ là một mạng máy tính nhỏ. Trong

thực tế thì lại khác. có rất nhiều tin tặc nhằm vào bất kỳ hệ thống nào nếu có

thể. Đối với chúng, những mạng nhỏ được coi là những mục tiêu dễ tấn công

nhất.

3.2. Bảo mật máy chủ

Kiểu bảo mật máy chủ là kiểu hay sử dụng nhất hiện nay. Theo kiểu

này, hệ thống thiết lập bảo mật cho từng máy chủ một cách riêng rẽ. Khó



Tìm hiểu về an toàn và bảo mật trên mạng



khăn lớn nhất cho kiểu bảo mật này là nó rất phức tạp khi thiết lập cho

những hệ thống lớn. Những hệ thống hiện đại bao gồm nhiều máy chủ từ

nhiều nhà cung cấp khác nhau, chạy với nhiều hệ điều hành khác nhau, và

mỗi máy chủ với hệ điều hành khác nhau đó sẽ có vấn đề riêng về bảo mật.

Thậm chí khi hệ thống chỉ gồm máy chủ từ một nhà cung cấp, việc sử dụng

các phiên bản khác nhau của một hệ điều hành sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về

bảo mật khác nhau. Ngay cả khi những máy chủ đó chạy cùng một phiên

bản của hệ điều hành, các cài đặt khác nhau (các dịch vụ chạy trờn cỏc mỏy

là khác nhau) có thể gây ra các vấn đề về bảo mật khác nhau.

Kiểu bảo mật máy chủ chỉ nên áp dụng ở những hệ thống mạng nhỏ,

hay ở những hệ thống đòi hỏi phải được bảo mật thật cao. Tuy nhiên mọi

mạng thực sự đều cần vài mức bảo mật máy chủ trong toàn bộ kế hoạch bảo

mật. Thậm chí khi hệ thống sử dụng kiểu bảo mật toàn mạng (được trình bày

ở phần tiếp theo), một số thiết lập áp dụng kiểu bảo mật máy chủ cũng rất có

ích. Ví dụ như một hệ thống mạng được bảo vệ bởi một bức tường lửa thì

cũng có một số phần của hệ thống phải đứng ngoài tường lửa để liên hệ với

các mạng khác cần được bảo mật theo kiểu bảo mật máy chủ. Vấn đề là nếu

chỉ một kiểu bảo mật máy chủ thụi thỡ sẽ không đạt hiệu quả về kinh tế (trừ

những hệ thống nhỏ, đơn giản); nó đòi hỏi quá nhiều hạn chế và nhiều người

để vận hành.

3.3. Bảo mật toàn mạng

Khi hệ thống mạng luôn thay đổi và phát triển, và khi việc bảo mật

chúng theo kiểu bảo mật từng máy chủ càng ngày càng khó khăn, rất nhiều

mạng đã chuyển sang kiểu bảo mật toàn mạng. Với kiểu bảo mật toàn mạng,

hệ thống tập trung vào quản lý truy nhập mạng cho rất nhiều máy chủ và các

dịch vụ chạy ở trên các máy chủ đó chứ không bảo mật từng máy chủ một.



Tìm hiểu về an toàn và bảo mật trên mạng



Phương pháp bảo mật toàn mạng bao gồm xây dựng tường lửa để bảo vệ hệ

thống mạng bên trong, sử dụng việc kiểm tra quyền truy cập một cách chặt

chẽ( như vào mật khẩu một lần), và sử dụng mó hoỏ để bảo vệ những dữ liệu

quan trọng khi dữ liệu đó truyền trên mạng.

Một hệ thống mạng dùng phương pháp bảo mật toàn mạng sẽ đạt

được hiệu quả rất lớn. Ví dụ một tường lửa bảo vệ mạng có thể bảo vệ hàng

trăm, hàng ngàn những máy tính chống lại sự tấn công từ bên ngoài mà

không hề cần đến mức bảo vệ từng máy chủ cho từng máy tính.



4. Tường lửa Internet

Như đã nói trên, tường lửa là một kiểu bảo mật hữu hiệu trong bảo

mật hệ thống. Phần này đề cập ngắn gọn về tác dụng của tường lửa đối với

bảo mật mạng máy tính.

Trong xây dựng, một tường lửa được thiết kế để ngăn lửa không cháy

lan từ một phần của ngôi nhà đến các phần khác. Về nguyên lý, một tường

lửa Internet thực hiện cùng công việc đú : nú ngăn những nguy hiểm của

Internet lan sang mạng máy tính của chúng ta. Trong thực tế, một tường lửa

Internet giống như một cái hào của lâu đài thời Trung cổ hơn là tường lửa

trong xây dựng. Nó thực hiện các chức năng sau:

• Nó hạn chế người đi vào tại những điểm cần kiểm soát cẩn thận

• Nó ngăn cản những tin tặc lại gần những điểm cần bảo vệ

• Nó hạn chế người đi ra tại những điểm cần kiểm soát cẩn thận

Một tường lửa Internet thường được thiết lập tại điểm kết nối giữa

mạng bên trong và Internet. Như hình vẽ :



Tìm hiểu về an toàn và bảo mật trên mạng



Tất cả dòng thông tin đi từ Internet vào hay đi từ mạng bên trong ra

đều phải qua tường lửa, do đó tường lửa có khả năng đảm bảo những thông

tin đó là tin cậy.

Một tường lửa có chức năng chia, hạn chế và phân tích thông tin.

Thông thường, một tường lửa là một tập hợp của các thiết bị phần cứng :

một bộ dẫn đường (router), một máy tính chủ, hay là một sự kết hợp của các

router, máy tính và mạng với phần mềm thích hợp. Có rất nhiều cách thức để

định cấu hình những thiết bị đó và điều này phụ thuộc vào chiến lược, ngân

quỹ của từng mạng.

Một tường lửa ít khi là một thực thể vật lý đơn chiếc, thông thường

một tường lửa bao gồm nhiều phần, và một số trong đó thực hiện các nhiệm

vụ khác bên cạnh chức năng là một phần của tường lửa. Kết nối với Internet

hầu như luôn là một phần của tường lửa.

4.1 Tường lửa có thể làm gì

Tường lửa có thể làm nhiều việc trong việc bảo mật mạng. Dưới đây

là liệt kê một số ưu điểm của việc sử dụng tường lửa

a. Một tường lửa là trung tâm cho những quyết định bảo mật



Tìm hiểu về an toàn và bảo mật trên mạng



Tường lửa giống như một điểm kiểm tra. Tất cả dòng thông tin vào và

ra phải qua một điểm kiểm tra duy nhất. Hệ thống có khả năng bảo mật lớn

vì tường lửa cho phép hệ thống tập trung những biện pháp bảo mật vào điểm

kiểm tra này, điểm mà mạng bên trong nối với Internet.

b. Một tường lửa có thể thi hành những chính sách bảo mật

Rất nhiều những dịch vụ mà người dùng mong muốn từ Internet

thường là không an toàn. Một tường lửa giống như một cảnh sát giao thông

cho những dịch vụ đú. Nú thi hành những chính sách bảo mật của mạng, chỉ

cho phép những dịch vụ đã được duyệt đi qua và chỉ những dịch vụ đó mà

thôi.

c. Một tường lửa có thể ghi lại những hoạt động của mạng một

cách hữu hiệu

Với một điểm truy cập, tường lửa có thể ghi lại tất cả các sự kiện xảy

ra giữa mạng bên trong và mạng bên ngoài.

4.2 Tường lửa không thể làm những gì

Tường lửa đưa ra những bảo vệ hoàn hảo chống lại những nguy cơ

với mạng máy tính, những chúng không thể giải quyết hoàn toàn các vấn đề

bảo mật. Một số nguy cơ nằm ngoài phạm vi kiểm soát của tường lửa. Hệ

thống cần phải đưa ra các phương pháp khác để chống lại các nguy cơ đó

như kết hợp các phương pháp bảo mật vật lý, bảo mật máy chủ và đào tạo

người sử dụng trong kế hoạch bảo mật toàn bộ hệ thống. Một số điểm yếu

của tường lửa được liệt kê dưới đây

a. Một tường lửa không thể bảo vệ hệ thống chống lại tấn công

từ những người trong nội bộ



Tìm hiểu về an toàn và bảo mật trên mạng



Nếu như tin tặc ở ngay trong tường lửa thì tường lửa không thể làm gì

được. Người dùng ở bên trong mạng có thể ăn cắp dữ liệu, làm hư hại phần

cứng và phần mềm, và có thể sửa đổi chương trình mà không đến gần tường

lửa. Nguy cơ từ bên trong đòi hỏi hệ thống phải có những phương pháp bảo

mật bên trong, như là máy chủ pháo đài hay nâng cao cảnh giác của người

dùng.

b. Một tường lửa không thể bảo vệ hệ thống với những kết nối

không đi qua tường lửa

Một tường lửa có thể quản lý hiệu quả những luồng thông tin đi qua;

tuy nhiên tường lửa không thể làm gì với những luồng thông tin không qua

nó. Ví dụ nếu như một hệ thống mạng cho phép truy nhập bằng phương

pháp quay số vào mạng bên trong ở sau tường lửa thì tường lửa rõ ràng

không có cách gì ngăn cản tin tặc dùng modem nối vào.

c. Một tường lửa không thể ngăn cản những nguy cơ hoàn

toàn mới

Một tường lửa được thiết kế để ngăn cản những nguy cơ đã biết. Một

tường lửa được thiết kế tốt có thể bảo vệ hệ thống chống lại nhiều nguy cơ

mới. ( Ví dụ bằng việc từ chối tất cả các dịch vụ khác, chỉ cho phép một số

dịch vụ tin cậy đi qua, tường lửa sẽ ngăn chặn người dùng thiết lập các dịch

vụ mới không an toàn). Tuy nhiên, không tường lửa nào có thể tự động bảo

vệ hệ thống chống lại mọi nguy cơ mới đang ngày càng tăng lên. Càng ngày

tin tặc càng nghĩ ra nhiều cách thức mới để tấn công vào mạng máy tính, do

đó không thể chỉ xây dựng tường lửa một lần mà có thể đảm bảo nó sẽ bảo

vệ hệ thống mãi mãi.

d. Một tường lửa không thể bảo vệ chống lại virus



Tìm hiểu về an toàn và bảo mật trên mạng



Tường lửa không thể kiểm soát virus trên mạng. Mặc dù nhiều tường

lửa quét tất cả luồng thông tin để quyết định xem thông tin nào được phép đi

qua tường lửa vào hệ thống mạng bên trong, nhưng việc quét này chỉ nhằm

xác định địa chỉ nguồn, địa chỉ đích và cổng mà dữ liệu sẽ gửi đến mà thôi,

chứ không xác định chi tiết về dữ liệu đó. Thậm chí với những phần mềm

lọc gói dữ liệu tinh vi hay những phần mềm proxy, việc bảo vệ chống lại

virus ở tường lửa không thực tế lắm. Đơn giản là vì có quá nhiều loại virus

và quá nhiều cách thức mà virus có thể ẩn trong dữ liệu.

4.3 Lựa chọn phương án mua hay xây dựng tường lửa

Ngày nay, một hệ thống mạng muốn có một tường lửa, thì hệ thống đó

phải lựa chọn hoặc là mua, hoặc là tự xây dựng lấy. Trong vài năm gần đây,

rất nhiều tường lửa được đưa ra bán ở thị trường. Những sản phẩm đó ngày

càng tăng về số lượng và chức năng với tốc độ rất nhanh, do đó nhiều hệ

thống mạng có thể dễ dàng tìm ra một sản phẩm thích hợp. Tuy nhiên, khi

xây dựng tường lửa, chúng ta phải hiểu rõ là hệ thống cần những gì để quyết

định xem cú nờn mua tường lửa hay không hay là chỉ cần dùng những công

cụ mà ta có thể tự xây dựng. Đây là một sự tính toán đòi hỏi phải xem xét

thật kỹ lưỡng. Một mạng có khả năng về tài chính nhưng cú ớt chuyên gia

thường mua sản phẩm tường lửa, trong đó mạng có nhiều chuyên gia nhưng

hạn chế về tài chính có thể tự xây dựng lấy.



5. Các vấn đề bảo mật với các dịch vụ của mạng

Internet

Khi xây dựng bức tường lửa, ta phải xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố để

quyết định, trong đó việc nghiên cứu kỹ về các vấn đề ta cần bảo mật là

quan trọng nhất.Cỏi mà chúng ta cần bảo vệ là những dịch vụ mà ta sẽ dùng



Tìm hiểu về an toàn và bảo mật trên mạng



hay cung cấp lên mạng Internet. Do đó phần này đi vào xem xét các dịch vụ

của Internet và những vấn đề về bảo mật liên quan.

Có rất nhiều các dịch vụ Internet chuẩn người dùng mạng yêu cầu, và

hầu hết các mạng đều cố gắng cung cấp. Có nhiều lý do quan trọng trong

việc sử dụng các dịch vụ đó. Nếu không có chỳng thỡ việc kết nối với

Internet là vô nghĩa. Nhưng cũng có rất nhiều vấn đề về bảo mật với từng

loại dịch vụ đó.

Có rất nhiều các loại dịch vụ trong Internet, nhưng có 6 dịch vụ cơ

bản quan trọng nhất. Đó là:

• Thư điện tử (SMTP)

• Truyền file (FTP)

• Tin tức trên mạng (NNTP)

• Truy nhập thiết bị từ xa ( Telnet)

• Truy cập World Wide Web (HTTP)

• Dịch vụ cung cấp tên và địa chỉ (DNS) : người dùng về cơ

bản không sử dụng trực tiếp dịch vụ này, nhưng nó nằm dưới 5

dịch vụ trờn vỡ nú chuyển đổi từ tên miền Internet sang địa chỉ

IP và ngược lại.

Cả 6 dịch vụ trên có thể được cung cấp một cách an toàn bằng nhiều

cách khác nhau, bao gồm dùng lọc cỏc gúi hay dùng bức tường lửa proxy sẽ

được đề cập ở phần sau. Việc cung cấp các dịch vụ này cho phép người dùng

có thể truy cập được vào hầu hết các nguồn tài nguyên trên Internet.

5.1 Thư điện tử

Thư điện tử là một trong những dịch vụ mạng cơ bản và thông dụng

nhất. Nó ít khi bị nguy hiểm, nhưng không thể nói là hoàn toàn không bị



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

×