Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.91 KB, 32 trang )
2.1. Lịch sử ngành PR: nhân vật và
sự kiện
2.1.1. Ivy Ledbetter Lee và cuộc khủng hoảng
ở Colorado năm 1914
2.1.2. Edward Bernays và phong trào đòi
quyền được “Hút thuốc lá” của phụ nữ Mỹ
năm 1928.
2.1.1. Ivy Ledbetter Lee và cuộc
khủng hoảng ở Colorado năm 1914
2.1.1.1. Ivy Ledbetter Lee (16.7.1877 9.11.1934)
2.1.1.2. Cuộc khủng hoảng ở Colorado năm
1914.
2.1.1.1. Ivy Ledbetter Lee (16.7.1877 - 9.11.1934)
Sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Tốt nghiệp Đại học Princeton.
Từng cộng tác với các báo New York American, New York
Time và New York World
Năm 1903, bắt đầu đến với nghề PR bằng chức danh
giám đốc quảng cáo cho Hiệp hội Citizen. Sau đó chuyển
sang hoạt động cho Uỷ ban Quốc gia Dân chủ - cơ quan
đầu não của đảng Dân chủ
Cùng với đồng nghiệp của mình là George Parker thành
lập công ty chuyên về quan hệ công chúng với tên gọi
George & Lee, xây dựng được niềm tin mạnh mẽ với
khách hàng và từ đó ông ngày càng phát triển tài năng
trong lĩnh vực PR
Năm 1912, Lee làm việc cho một sở công nghiệp than đá
và hảng đường sắt Pensylvania.
Năm 1914, ông trở thành cố vấn cho nhà tài phiệt dầu
lửa John D. Rockefeller với nhiều vinh quang và tai tiếng
Trong Thế chiến thứ 1, Lee tham gia hoạt động cho Hội
Chữ thập đỏ Mỹ. Các hoạt động PR của ông được công
chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Qua các bài báo của ông,
Lee đã thu về cho Hội gần 40 triệu USD và giúp tuyển
thêm hàng triệu tình nguyện viên mới
Lee đã đề ra các nguyên tắc cơ bản trở thành bài học
“kinh điển” cho những tổ chức muốn nhận được sự ủng
hộ của công chúng:
– Cởi mở cung cấp thông tin cho báo chí
– Khi có sự cố, lãnh đạo phải là người chịu trách nhiệm
– Tránh mọi phô trương, sáo rỗng. Nói sự thật và cung
cấp minh chứng khi được yêu cầu
Các nguyên tắc trên đã trở thành cương lĩnh hoạt động
của người làm PR và vẫn còn nguyên giá trị đến ngày
nay.
2.1.1.2. Cuộc khủng hoảng ở Colorado năm 1914
Năm 1914, một cuộc đình công và tiếp đó là bạo loạn đã xảy ra tại
khu mỏ ở Colorado của tập đoàn Rockefeller giữa công nhân và lực
lượng bảo vệ khu mỏ đã lấy đi sinh mạng của 2 phụ nữ và 11 trẻ
em. Cuộc khủng hoảng giữa công nhân khu mỏ và giới chủ bắt đầu
Trước tình hình đó, Lee xuất hiện với tư cách là cố vấn của
Rockefeller, chủ tịch tập đoàn. Ông thu thập những bài báo trước
đó viết về Rockefeller, tính hào hiệp cũng như gia đình mẫu mực
của Rockefeller. Sau đó, Lee đích thân lên kế hoạch và tổ chức cho
vị chủ tịch này đến khu mỏ để trực tiếp chứng kiến sự việc,
Rockefeller đã sống tại khu mỏ với anh em công nhân trong hai
tuần và còn đến thăm hỏi gia đình họ
Chuyến đi đó của Rockefeller đã khiến giới báo chí cũng như công
nhân mỏ vô cùng ngạc nhiên và cảm kích. Họ đã ca ngợi về ông
như là một lãnh đạo nhân hậu, khác hẳn với các nhà tư bản lạnh
lùng, độc đoán khác. Rockefeller còn cho sửa chữa xưởng chế biến
than cũ trở thành sàn nhảy cho công nhân giải trí. Ông đã cùng
khiêu vũ với họ. Khi trở về New York, Rockefeller quyết định bồi
thường thoả đáng cho gia đình các nạn nhân. Với sự cố vấn và trợ
giúp của Lee, cuộc khủng hoảng đã được giải quyết êm đẹp.
2.1.2. Edward Bernays và phong
trào đòi quyền được “Hút thuốc lá”
của phụ nữ Mỹ năm 1928
2.1.2.1. Edward Bernays (22.11.1891 9.3.1995)
2.1.2.2. Phong trào đòi quyền được “Hút
thuốc lá” của phụ nữ Mỹ năm 1928.
2.1.2.1. Edward Bernays (22.11.1891 - 9.3.1995)
Sinh ra trong một gia đình danh giá tại Áo, nhưng phần lớn cuộc đời
và sự nghiệp diễn ra tại Mỹ. Là cháu ruột của nhà phân tâm học nổi
tiếng Sigmund Freud, ông là người đầu tiên vận dụng tâm lý học và
các môn khoa học xã hội khác để thiết kế các chiến dịch PR
Bernays được miêu tả như một huyền thoại về quan hệ công chúng,
một con người thông minh, hấp dẫn và ăn nói rất có duyên. Hơn thế
nữa, ông còn là một nhà tư tưởng đổi mới và là nhà triết học về lĩnh
vực giao tế nhân sự
Tròn 24 tuổi, Bernays đã khởi đầu tài năng của mình bằng việc giúp
đưa môn múa ba lê của Nga du nhập vào Mỹ thông qua các hoạt
động PR
Năm 1917, ông cộng tác với Uỷ ban thông tin công cộng trong thời
gian phục vụ tại một binh đoàn bộ binh Mỹ. Ông đã tiến hành các
hoạt động nhằm tranh thủ sự ủng hộ của công chúng Mỹ trong Thế
chiến thứ nhất
Năm 1919, ông mở văn phòng quan hệ công chúng đầu tiên tại Mỹ.
Năm 1920, Bernays cho ra đời nhiều tác phẩm gây xôn xao dư
luận, điển hình là hai tác phẩm Tuyên truyền (Propaganda) và Kết
tinh quan điểm công chúng (Crystallizing Public Opinion)
Năm 1924, ông làm việc cho hảng sản xuất và kinh doanh vải lụa
Cheney Brothers và đã có cống hiến xuất sắc trong việc quảng bá
vải lụa của Mỹ chinh phục công chúng Pháp
Năm 1929, Bernays cộng tác với ngành điện tổ chức một sự kiện
nhằm kỷ niệm 50 năm thành lập, đồng thời nhằm tôn vinh Thomas
Edison và phát minh vĩ đại của ông. Sự kiện kéo dài trong 5 tháng,
thu hút sự quan tâm của các nhân vật có tiếng tăm như tổng thống
Hoover, Henry Ford, John D. Rockefeller, v.v… cũng như giới
truyền thông và báo chí Mỹ
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bernays luôn cố gắng để
PR được công nhận về mặt pháp lý như một nghề nghiệp chính
thức, góp phần thiết thực cho đời sống xã hội. Năm 1992, Bernays
soạn ra bản dự thảo số 374 đề xuất việc cấp giấy phép hoạt động
và bằng chứng nhận cho nghề. Tiếc thay, ông đã không được mãn
nguyện khi phải vĩnh viễn ra đi ba năm sau đó khi đề xuất này vẫn
chưa được phê chuẩn.
2.1.2.2. Phong trào đòi quyền được “Hút thuốc lá” của
phụ nữ Mỹ năm 1928
Cho đến những năm 1920, việc phụ nữ công khai hút thuốc lá vẫn còn là
điều cấm kỵ tại Mỹ
Năm 1928, Hãng thuốc lá Mỹ đã thuê Bernays trong việc phát triển kinh
doanh thuốc lá hiệu Lucky Strike của mình. Bernays nhận ra rằng giới phụ nữ
là nguồn khách hàng tiềm năng to lớn của hảng.
Năm 1929, Bernays đã vận động những người phụ nữ có tư tưởng đổi mới,
tiến hành một cuộc biểu tình qua thành phố New York với khẩu hiệu “ Cuộc
tuần hành vì tự do”. Điếu thuốc lá vẫn thường được đánh đồng với phái mày
râu, nay sẽ tượng trưng cho ngọn đuốc tự do của người phụ nữ. Bên cạnh
đó, một chiến dịch quảng bá với nhiều mẫu chuyện, nhiều bài báo cũng được
đăng trên các báo trong nước. Bernays đã đi đầu trong cuộc diễu hành với
những người phụ nữ ngang nhiên hút thuốc lá như là một tuyên bố chống lại
những tiêu chuẩn xã hội đang ngự trị bởi các đấng mày râu. Ông đã phóng
rất nhiều ảnh về cuộc diễu hành này đăng trên các báo
Những nỗ lực này đã giúp cho doanh thu của Hãng thuốc lá Mỹ tăng vùn vụt
Tuy nhiên, sau này khi nhận ra những tác hại của thuốc lá, Bernays đã thay
đổi quan điểm và tỏ ra hối tiếc về hoạt động nói trên của mình.
2.2. Các giai đoạn phát triển
2.2.1. Giai đoạn khởi thuỷ (1600 - 1799)
2.2.2. Giai đoạn hình thành nền tảng (1800 1899)
2.2.3. Giai đoạn tăng trưởng (1900 - 1939)
2.2.4. Giai đoạn trưởng thành (1940 - 1979)
2.2.5. Giai đoạn chuyên nghiệp hoá (1980 đến
nay).
2.2.1. Giai đoạn khởi thuỷ (1600 1799)
Từ nước Mỹ, đây là giai đoạn hình thành và
phát triển các kênh truyền thông và các kỹ
thuật PR (tuyên truyền, khuyến mãi, thành
lập toà soạn báo, v.v…).