1. Trang chủ >
  2. Kỹ thuật >
  3. Điện - Điện tử - Viễn thông >

Mạng riêng ảo VPN trong MPLS và các giao thức VPN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 74 trang )


Đồ án tốt nghiệp

8



Xây dựng mạng riêng ảo VPN Trường T/C nghề Số



nối. Các ứng dụng MPLS có thể thay đổi rất rộng, từ mạng phân phát dữ liệu đơn giản

tới các mạng nâng cao với khả năng đảm bảo phân phát dữ liệu có kèm thông tin dành

cho con đường phụ.

Một công nghệ mới MPLS đã xuất hiện và hứa hẹn những năng lực hỗ trợ rất lớn

của WAN cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, tổ chức được đề cập ở đây có thể

là bất kỳ một tổ chức nào, tập đoàn kinh tế, cơ quan chính phủ, hay hệ thống giáo dục.

Một phương thức tiếp cận đáp ứng được các yêu cầu trên được biết đến hiện nay là

công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS. Các nhà cung cấp dịch vụ đang triển khai MPLS

trên khắp mạng đường trục với sự quan tâm đặc biệt bởi khả năng vượt trội trong cung

cấp dịch vụ chất lượng cao qua mạng IP, bởi tính đơn giản, hiệu quả và quan trọng

nhất là khả năng triển khai VPN. Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức là một

trong nhưng công nghệ tiến được một số hãng nổi tiếng chuyên về viễn thông đầu tư,

nghiên cứu và đưa ra được nhưng tiêu chuẩn quốc tế. Với những ưu điểm nổi bật của

MPLS mà nó đưa lại cho ngành viễn thông.

Chuyển mạch nhãn đa giao thức là cơ chế ánh xạ địa chỉ lớp 3 vào nhãn ở lớp 2 và

chuyển tiếp gói dữ liệu, thích hợp với cơ chế định tuyến ở tầng mạng. Nguyên tắc cơ

bản của MPLS là thay đổi các thiết bị lớp 2 trong mạng như các thiết bị chuyển mạch

ATM thành các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSR. LSR có thể được xem như một

sự kết hợp giữa hệ thống chuyển mạch ATM với các bộ định tuyến truyền thống. Trên

đường truyền dữ liệu, LSR đầu được gọi là quyền lối vào (Ingress) LSR; LSR cuối

cùng được gọi là quyền được ra (Egress) LSR, còn lại các LSR trung gian gọi là các

Core LSR. Trong một mạng MPLS mỗi gói dữ liệu sẽ chứa một nhãn dài 20 bits nằm

trong tiêu đề MPLS dài 32 bits. Đầu tiên, một nhãn sẽ được gán tại lối vào LSR để sau

đó sẽ được chuyển tiếp qua mạng theo thông tin của bảng định tuyến. Khối chức năng

điều khiển của mạng sẽ tạo ra và duy trì các bảng định tuyến này và đồng thời cũng có

sự trao đổi về thông tin định tuyến với các nút mạng khác.



GVHD: TS.Trần Văn Dũng



19



SVTH: Bùi Quang Huy



Đồ án tốt nghiệp

8



Xây dựng mạng riêng ảo VPN Trường T/C nghề Số



Hình 2.1: Mô hình mạng MPLS



Việc chia tách riêng hai khối chức năng độc lập nhau là: chuyển tiếp và điều khiển

là một trong các thuộc tính quan trọng của MPLS. Khối chức năng điều khiển sử dụng

một giao thức định tuyến truyền thống (OSPF) để tạo ra và duy trì một bảng chuyến

tiếp. Khi gói dữ liệu đến một LSR, chức năng chuyển tiếp sẽ sử dụng thông tin ghi

trong tiêu đề để tìm kiếm bảng chuyển tiếp phù hợp và LSR đó sẽ gán một nhãn vào

gói tin và chuyển nó đi theo tuyến chuyển mạch nhãn LSP (Label-Switched Path). Tất

cả các gói có nhãn giống nhau sẽ đi theo cùng tuyến LSP từ điểm đầu đến điểm cuối.

Đây là điểm khác với các giao thức định tuyến truyền thống, có thể có nhiều tuyến

đường nối giữa hai điểm.

Các Core LSR sẽ bỏ qua phần tiêu đề lớp mạng của gói, khối chức năng chuyển tiếp

của những LSR này sử dụng số cổng vào và nhãn để thực hiện việc tìm kiếm bảng

chuyển tiếp phù hợp rồi sau đó thay thế nhãn mới và chuyển ra ngoài vào tuyến LSP.

MPLS được xây dựng dựa trên các công nghệ của hai tầng nên nó không phụ thuộc

vào công nghệ của tầng nào, hướng tiếp cận khác cho rằng công nghệ MPLS là công

nghệ lớp 2.5, nên MPLS được gọi là đa giao thức. Ngoài ra không yêu cầu một giao

thức phân bố nhãn cụ thể nào. MPLS có một số ứng dụng quan trọng như kỹ thuật điều

khiển lưu lượng, hỗ trợ QoS và mạng riêng ảo.

Công nghệ MPLS là một dạng phiên bản của công nghệ IPOA (IP over ATM)

truyền thống, nên MPLS có cả ưu điểm của ATM, tốc độ cao, QoS và điều khiển

luồng và của IP độ mềm dẻo và khả năng mở rộng. Giải quyết được nhiều vấn đề của



GVHD: TS.Trần Văn Dũng



20



SVTH: Bùi Quang Huy



Đồ án tốt nghiệp

8



Xây dựng mạng riêng ảo VPN Trường T/C nghề Số



mạng hiện tại và hỗ trợ được nhiều chức năng mới, MPLS được cho là công nghệ

mạng trục IP lý tưởng.



Hình 2.2: Mô hình lớp MPLS trong OSI



2.1.2. Nguyên tắc hoạt động của MPLS

Chế độ hoạt động này xuất hiện khi sử dụng MPLS trong môi trường các thiết bị

định tuyến thuần nhất định tuyến các gói tin IP điểm-điểm. Các gói tin gán nhãn được

chuyển tiếp trên cơ sơ khung lớp 2.

Các hoạt động trong mảng số liệu

Quá trình chuyển tiếp một gói tin IP qua mạng MPLS được thực hiện qua một số

bước cơ bản sau:

• LSR biên lối vào nhận gói IP, phân loại gói vào nhóm chuyển tiếp tương đương

FEC và gán nhãn cho gói với ngăn xếp nhãn tương ứng FEC đã xác định. Trong

trường hợp định tuyến một địa chỉ đích, FEC sẽ tương ứng với mạng con đích và

việc phân loại gói sẽ đơn giản là việc so sánh bảng định tuyến lớp 3 truyền thống.



GVHD: TS.Trần Văn Dũng



21



SVTH: Bùi Quang Huy



Đồ án tốt nghiệp

8



Xây dựng mạng riêng ảo VPN Trường T/C nghề Số



Hình 2.3: Chế độ hoạt động khung của MPLS



• LSR lõi nhận gói tin có nhãn sử dụng bảng chuyển tiếp nhãn để thay đổi nhãn nội

vùng trong gói đến với nhãn ngoài vùng tương ứng cùng với vùng FEC.

• Khi LSR biên lối ra của vùng FEC này nhận được gói có nhãn, nó loại bỏ nhãn

và thực hiện việc chuyển tiếp gói IP theo bảng định tuyến lớp 3 truyền thống.

Mào đầu nhãn MPLS

Vì rất nhiều lý do nên nhãn MPLS phải được chèn trước số liệu đánh nhãn trong

chế độ hoạt động khung. Như vậy nhãn MPLS được chèn giữa mào đầu lớp 2 và nội

dung thông tin lớp 3 của khung lớp 2 như thể hiện trong hình dưới đây:



Hình 2.4: Vị trí của nhãn MPLS trong khung lớp 2



GVHD: TS.Trần Văn Dũng



22



SVTH: Bùi Quang Huy



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

×