1. Trang chủ >
  2. Kỹ thuật >
  3. Điện - Điện tử - Viễn thông >

Bảng 1.2 : So sánh một số đặc tính chức năng giữa MPOA và MPLS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 118 trang )


 Chương 1: Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS



Đặc tính

Môi trường hoạt động

Router

Mô hình

Đánh địa chỉ

Giao thức định tuyến



MPOA

Campus, WAN

Router ảo

Chồng lấn

Tách biệt, IP, ATM

Unicast, Multicast

PNNI

Thiết lập kênh chuyển Theo luồng thông tin

mạch



MPLS

WAN

LSR

Ngang cấp

Chỉ đánh địa chỉ IP

IP, Unicast, Multicast IP

Theo cấu trúc (có thể hỗ

trợ theo luồng hoặc dự trữ

trước)



Giao thức điều khiển



IP, MPOA, NHRP, giao IP và LDP

thức ATM-Forum

Thiết bị

Host, thiết bị biên, Router Router và chuyển mạch

Hỗ trợ ATM gốc



Không nhưng có thể cùng

tồn tại

Lựa chọn đường số liệu

PNNI pha 1

Định tuyến động IP hoặc

tuyến hiện

Tiêu chuẩn

ATM Forum

IETF

Các kênh số liệu phi ATM Qua thiết bị biên



Lỗi tại 1 điểm



Có, MPLS Router Server



Không



1.7.2. Tốc độ và độ trễ

Chuyển mạch nhãn được cung cấp để giải quyết vấn đề về tốc độ và độ trễ

một cách hiệu quả. Chuyển mạch nhãn nhanh hơn nhiều chuyển mạch IP cổ điển

bởi vì giá trị nhãn được đặt trong header của gói đến, được sử dụng để quản lý bảng

định tuyến theo cách nhãn sẽ được sử dụng là chỉ mục trong bảng. Việc tìm kiếm

này yêu cầu chỉ một lần là tìm ra, ngược lại định tuyến cổ điển có thể phải tìm trong

bảng đó vài nghìn lần. Kết quả, trên luồng vận chuyển, các gói được gửi thông qua

mạng nhanh hơn thông thường, giảm thời gian trễ, và đáp ứng thời gian cho người

dùng.

1.7.3. Chất lượng dịch vụ trong MPLS

Chất lượng dịch vụ QoS chính là yếu tố thúc đẩy MPLS. So sánh với các yếu

tố khác, như quản lý lưu lượng và hỗ trợ VPN thì QoS không phải là lý do quan

trọng nhất để triển khai MPLS. Hầu hết các công việc được thực hiện trong MPLS



 SVTH: Phạm Thanh Hải



Trang 30



GVHD: ThS. Đào Minh Hưng



 Chương 1: Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS

QoS tập trung vào việc hỗ trợ các đặc tính của IP QoS trong mạng. Nói cách khác,

mục tiêu là thiết lập sự giống nhau giữa các đặc tính QoS của IP và MPLS, chứ

không phải là làm cho MPLS QoS chất lượng cao hơn IP QoS.

Một trong những nguyên nhân để khẳng định MPLS đó là không giống như

IP, MPLS không phải là giao thức xuyên suốt. MPLS không chạy trong các máy

chủ, và trong tương lai nhiều mạng IP không sử dụng MPLS vẫn tồn tại. QoS mặt

khác là đặc tính xuyên suốt của liên lạc giữa các LSR cùng cấp. Ví dụ, nếu một

kênh kết nối trong tuyến xuyên suốt có độ trễ cao, độ tổn thất lớn, băng thông thấp

sẽ giới hạn QoS có thể cung cấp dọc theo tuyến đó. Một cách nhìn nhận khác về vấn

đề này là MPLS không thay đổi về căn bản mô hình dịch vụ IP. Các nhà cung cấp

dịch vụ không bán dịch vụ MPLS, họ bán dịch vụ IP (hay dịch vụ Frame Relay hay

các dịch vụ khác), và do đó, nếu họ đưa ra QoS thì họ phải đưa ra IP QoS (Frame

Relay QoS, v.v…) chứ không phải là MPLS QoS.

Điều đó không có nghĩa là MPLS không có vai trò trong IP QoS. Thứ nhất,

MPLS có thể giúp nhà cung cấp đưa ra các dịch vụ IP QoS hiệu quả hơn. Thứ hai,

hiện đang xuất hiện một số khả năng QoS mới hỗ trợ qua mạng sử dụng MPLS

không thực sự xuyên suốt, tuy nhiên có thể chứng tỏ là rất hữu ích, một trong số

chúng là băng thông bảo đảm của LSP.

1.7.4. Đơn giản hóa chức năng chuyển tiếp

MPLS sử dụng cơ chế chuyển tiếp căn cứ vào nhãn có độ dài cố định nên

quyết định chuyển tiếp có thể xác định ngay chỉ với một lần tra cứu chỉ mục trong

LFIB. Cơ chế này đơn giản và nhanh hơn nhiều so với giải thuật “longest prefix

match” dùng trong chuyển tiếp gói datagram thông thường.

1.7.5. Kỹ thuật lưu lượng

Ưu điểm lớn nhất của MPLS là ở khả năng thực hiện kỹ thuật lưu lượng TE

(Traffic Engineering). MPLS có khả năng đảm bảo lưu lượng được định tuyến đi

qua một mạng theo một cách thức tin cậy và hiệu quả nhất. Kỹ thuật lưu lượng cho

phép các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) định tuyến lưu lượng theo cách họ có thể cung

cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng ở khía cạnh thông lượng và độ trễ. MPLS-TE

cho phép lưu lượng được phân bố hợp lý qua toàn bộ hạ tầng mạng, tối ưu hóa hiệu

suất sử dụng mạng. Đây cũng là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này và sẽ

được trình bày kỹ ở các chương tiếp theo.



 SVTH: Phạm Thanh Hải



Trang 31



GVHD: ThS. Đào Minh Hưng



 Chương 1: Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS

1.7.6. Định tuyến QoS từ nguồn

Định tuyến QoS từ nguồn là một cơ chế trong đó các LSR được xác định

trước ở nút nguồn (LSR lối vào) dựa vào một số thông tin về độ khả dụng tài

nguyên trong mạng cũng như yêu cầu QoS của luồng lưu lượng. Nói cách khác, nó

là một giao thức định tuyến có mở rộng chỉ tiêu chọn đường để bao gồm các tham

số như băng thông khả dụng, việc sử dụng link và đường dẫn end-to-end, độ chiếm

dụng tài nguyên của nút, độ trễ và biến động trễ.

1.7.7. Mạng riêng ảo VPN

VPN (Virtual Private Network) cho phép khách hàng thiết lập mạng riêng,

giống như thuê kênh riêng nhưng với chi phí thấp hơn nhiều, bằng cách sử dụng hạ

tầng mạng công cộng dùng chung. Kiến trúc MPLS đáp ứng tất cả các yêu cầu cần

thiết để hỗ trợ VPN bằng cách thiết lập các đường hầm LSP sử dụng định tuyến

tường minh. Do đó, MPLS sử dụng các đường hầm LSP, cho phép nhà khai thác

cung cấp dịch vụ VPN theo cách tích hợp trên cùng hạ tầng mà họ cung cấp dịch vụ

Internet. Hơn nữa, cơ chế xếp chồng nhãn cho phép cấu hình nhiều VPN lồng nhau

trên cùng hạ tầng mạng đó.

1.7.8. Chuyển tiếp có phân cấp (Hierachical forwarding)

Thay đổi đáng kể nhất được MPLS đưa ra không phải ở kiến trúc định tuyến

mà là kiến trúc chuyển tiếp. Sự cải tiến trong kiến trúc chuyển tiếp có tác động đáng

kể đến khả năng cung cấp chuyển tiếp phân cấp. Chuyển tiếp phân cấp cho phép

lồng một LSP vào trong một LSP khác (xếp chồng nhãn hay còn gọi là điều khiển

gói đa cấp). Thực ra chuyển tiếp phân cấp không phải là kỹ thuật mới; ATM đã

cung cấp cơ chế chuyển tiếp 2 mức với khái niệm đường ảo (VP) và kênh ảo (VC).

Tuy nhiên MPLS cho phép các LSP được lồng vào nhau một cách tùy ý, cung cấp

điều khiển gói đa cấp cho việc chuyển tiếp.

1.7.9. Khả năng mở rộng (Scalability)

Chuyển mạch nhãn cung cấp một sự tách biệt toàn diện hơn giữa định tuyến

liên miền (inter-domain) và định tuyến nội miền (intra-domain). Điều này cải thiện

đáng kể khả năng mở rộng của các tiến trình định tuyến. Hơn nữa, khả năng mở

rộng của MPLS còn nhờ vào FEC (thu gom luồng), và xếp chồng nhãn để hợp nhất

(merging) hoặc lồng nhau (nesting) các LSP. Ngoài ra, nhiều LSP liên kết với các

FEC khác nhau có thể được trộn vào cùng một LSP. Sử dụng các LSP lồng nhau

cũng cải thiện khả năng mở rộng của MPLS.



 SVTH: Phạm Thanh Hải



Trang 32



GVHD: ThS. Đào Minh Hưng



 Chương 1: Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS

1.7.10. Khả năng ứng dụng MPLS trong mạng thế hệ sau NGN

Những ưu việt của MPLS đã tăng cường khả năng cạnh tranh của các nhà

khai thác dịch vụ. Các sản phẩm MPLS đã được triển khai trên phạm vi toàn cầu.

Tuy vẫn còn nhiều vấn đề về mặt công nghệ cần giải quyết nhưng MPLS hiện đang

được coi là giải pháp tốt cho mạng thế hệ sau của các nhà cung cấp dịch vụ hàng

đầu trên thế giới.

Cấu hình này hứa hẹn khả năng điều khiển định tuyến, chuyển mạch đơn

giản dựa trên các nhãn của MPLS, khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ xuyên

suốt bảo đảm. Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề kỹ thuật phải quan tâm phân tích khi

xây dựng cấu hình chi tiết để bảo đảm khả năng tương thích giữa các thiết bị và

hoạt động của mạng. Một trong những vấn đề quan trọng cần quan tâm đó là cần

xác định nguyên tắc tổ chức của những nút LSR trong mạng, cần phân định rõ ràng

giao diện và chức năng của từng thành phần thiết bị trong mạng lõi, mạng biên.

Trong quá trình xây dựng cấu hình này nên tham khảo mô hình do MSF

(Multiservice Switch Forum), một tổ chức chuyên về các thiết bị chuyển mạch

trong mạng thế hệ sau đề xuất.

Các dịch vụ có thể cung cấp trong mạng MPLS đề xuất bao gồm:

- Tải tin cho các mạng số liệu, Internet và thoại quốc gia. Lưu lượng thoại

được chuyển dần sang mạng trục MPLS quốc gia. Mạng này sẽ thay thế dần mạng

trục TDM quốc gia đang hoạt động.

- Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao tại một số địa phương trọng

điểm trên toàn quốc. Bước đầu hình thành mạng trục quốc gia trên cơ sở công nghệ

gói.

- Cung cấp dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao cho các doanh nghiệp như Ngân

hàng, các hãng thông tấn báo chí.

- Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo VPN cho các công ty xuyên quốc gia và

các doanh nghiệp lớn. Đây đang được coi như dịch vụ quan trọng nhất tác động đến

việc thay đổi cơ cấu kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của các nhà khai thác.



 SVTH: Phạm Thanh Hải



Trang 33



GVHD: ThS. Đào Minh Hưng



 Chương 1: Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS

- Cung cấp dịch vụ Video.

1.7.11. MPLS và kiến trúc Internet

Từ khi ARPNET được triển khai, thời đại của Internet bắt đầu, kiến trúc của

Internet cũng được thay đổi. Nó mở ra các đáp ứng về sự tiến bộ của kỹ thuật, phát

triển và hỗ trợ cho nhiều dịch vụ mới. Hầu hết các sự thay đổi gần đây của kiến trúc

Internet là do sự thêm vào của MPLS. Nhưng cần chú ý rằng kỹ thuật chuyển tiếp

của Internet là dựa vào việc định tuyến địa chỉ đích, và nó không hề thay đổi từ khi

ARPANET xuất hiện. Sự thay đổi chính đó là sự thay thế của giao thức định tuyến

cổng biên giới phiên bản 4 (Border Gateway Protocol Version 4 – BGP4) từ giao

thức định tuyến cổng bên ngoài (Exterior Gateway Protocol – EGP), sự bổ sung của

định tuyến miền trong không phân lớp (Classless Interdomain Routing – CIDR), các

nâng cấp cố định của băng thông và các thiết bị đầu cuối như có thêm nhiều các bộ

định tuyến mạnh.

MPLS đã tác động đến cả kỹ thuật chuyển tiếp gói tin IP và việc xác định



đường đi (đường đi của các gói tin được chuyển tiếp trên mạng Internet). Và kết quả

là sự ra đời các cấu trúc mạng của Internet. MPLS có thể hỗ trợ cho IP phiên bản 6

(IP version 6) bởi vì thuật toán chuyển tiếp của MPLS cho IP phiên bản 4 cũng có

thể áp dụng cho IP phiên bản 6 với việc sử dụng các giao thức định tuyến hỗ trợ cho

địa chỉ IP phiên bản 6. MPLS được triển khai bởi vì nó có ưu điểm gần gũi và trực

tiếp đến Internet. Hầu hết ưu điểm gần gũi của MPLS với các chi tiết cụ thể cho

mạng đường trục của nhà cung cấp dịch vụ Internet là khả năng triển khai kỹ thuật

lưu lượng (Traffic Engineering). Kỹ thuật lưu lượng cho phép các nhà cung cấp

dịch vụ loại bỏ tải của các tuyến (link) bị tắc nghẽn và điều khiển các tải chia xẻ

sang các tuyến khác chưa được sử dụng đúng mức. Kết quả của công việc trên là độ

tận dụng tài nguyên sẽ ở cấp độ cao hơn và cũng có nghĩa là sẽ hiệu quả và chi phí

sẽ được tiết kiệm hơn.



 SVTH: Phạm Thanh Hải



Trang 34



GVHD: ThS. Đào Minh Hưng



 Chương 1: Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS

1.8. Các nhược điểm của MPLS

Việc triển khai mạng MPLS không đơn giản như những gì đã đề cập trong

phần trên. Ở đây còn rất nhiều vấn đề phải nghiên cứu giải quyết trước khi triển

khai trên mạng.

Thứ nhất: cần xác định phạm vi triển khai MPLS chỉ trong lớp trục hay

xuống đến các tổng đài đa dịch vụ. Khi xác định chỉ triển khai trong lớp trục (3 nút)

thì tính ưu việt của công nghệ không được phát huy hết, nếu triển khai đồng loạt

đến tận các tổng đài đa dịch vụ thì mức độ đầu tư lớn hơn rất nhiều và sẽ xuất hiện

nhiều vấn đề kỹ thuật hơn khi triển khai. Hơn nữa hiện nay sự chín muồi của công

nghệ cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Thứ 2: giải quyết việc phân cấp điều khiển. Đối với MPLS các thủ tục điều

khiển chuyển mạch, định tuyến thông qua LDP, tuy nhiên khi xây dựng mạng MPLS

cần thực hiện theo nguyên tắc mở: điều khiển thông qua softswitch với các giao

thức như Megaco/H.248, Sigtran, SIP, BICC...thì vấn đề kết hợp để điều khiển các

LSR như thế nào là điều cần quan tâm. Như vậy cần xác định rõ phạm vi và các

khối chức năng trong các nút chuyển mạch MPLS và trình tự thực hiện kết nối cuộc

gọi thông qua Megaco, LDP.

Thứ ba: các dịch vụ giá trị gia tăng và VPN. Để tăng hiệu suất sử dụng mạng

MPLS cần gia tăng các dịch vụ khuyến khích khách hàng sử dụng đặc biệt như



VPN. Với MPLS, mạng riêng ảo VPN được tổ chức đơn giản, hiệu quả và tăng

doanh thu cho nhà khai thác mạng.

Thứ tư: Hỗ trợ đồng thời nhiều giao thức sẽ gặp phải những vấn đề phức tạp

trong kết nối.

Thứ năm: Khó hỗ trợ QoS xuyên suốt.

Thứ sáu: Hợp nhất VC cần phải được nghiên cứu sâu hơn để giải quyết vấn

đề chèn gói tin khi trùng nhãn (interleave).



 SVTH: Phạm Thanh Hải



Trang 35



GVHD: ThS. Đào Minh Hưng



 Chương 1: Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS

Tổng kết chương

Với các khuyết điểm thuộc về bản chất và ngày càng bộc lộ ra khi sự phát

triển mạng ngày càng nhanh về tốc độ và số lượng thì TCP/IP cổ điển đang đứng

trước những vấn đề hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của chuyển mạch

nhãn đa giao thức MPLS cùng các ưu điểm đã được nêu trên và nếu như được áp

dụng vào thực tế cho các mạng đường trục lớn của các nhà cung cấp dịch vụ thì có

thể giải quyết nhanh chóng các bài toán mà TCP/IP cổ điển đang mắc phải. Và thực

tế chứng minh điều đó khi đã có một số nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng MPLS vào

mạng đường trục của mình và thu được khá nhiều lợi ích.

Trong các giao thức lớp mạng truyền thống, khi một gói đi từ một router đến

hop kế tiếp thì quyết định chuyển tiếp phải được đưa ra độc lập ở mỗi hop. Việc

chọn hop kế dựa trên việc phân tích header của gói và kết quả chạy giải thuật định

tuyến. Một router xem hai gói là thuộc cùng một luồng nếu chúng có cùng prefix

địa chỉ mạng bằng cách áp dụng luật “longest prefix match” cho địa chỉ đích của

từng gói. Khi gói di chuyển qua mạng, ở mỗi hop đến lượt mình sẽ lại kiểm tra gói

và gán lại vào một luồng.

Công nghệ chuyển mạch nhãn cho phép thay thế chuyển tiếp gói truyền

thống theo kiểu hop-by-hop dựa trên địa chỉ đích bằng kỹ thuật chuyển tiếp hoán

đổi nhãn. Kỹ thuật này dựa vào các nhãn có độ dài cố định, cải thiện được năng lực

định tuyến lớp 3, đơn giản hóa việc chuyển gói, cho phép dễ dàng mở rộng và đặc

biệt là hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng.



 SVTH: Phạm Thanh Hải



Trang 36



GVHD: ThS. Đào Minh Hưng



 Chương 2: Định tuyến và báo hiệu trong MPLS

CHƯƠNG 2: ĐỊNH TUYẾN VÀ BÁO HIỆU TRONG MPLS

2.1. Định tuyến trong MPLS

MPLS hỗ trợ cả hai kỹ thuật định tuyến: định tuyến từng chặng (hop-by-hop)

và định tuyến cưỡng bức (constrain-based routing). Định tuyến từng chặng cho

phép mỗi nút nhận dạng các FEC và chọn hop kế cho mỗi FEC một cách độc lập,

giống như định tuyến trong mạng IP. Tuy nhiên, nếu muốn triển khai kỹ thuật lưu

lượng với MPLS, bắt buộc phải sử dụng kiểu định tuyến cưỡng bức.

2.1.1. Định tuyến cưỡng bức (Constrain-based Routing)

Để có thể hiểu được khái niệm định tuyến cưỡng bức một cách cặn kẽ, trước

hết phải xem cơ chế định tuyến truyền thống được sử dụng trong mạng IP. Một

mạng được mô hình hóa như tập hợp các hệ thống độc lập (AS). Trong đó việc định

tuyến trong mỗi AS tuân theo giao thức định tuyến nội vùng và việc định tuyến giữa

các AS tuân theo giao thức định tuyến liên vùng. Các giao thức định tuyến nội vùng

nổi bật như : RIP, OSPF, IS-IS.. Và giao thức định tuyến liên vùng điển hình đang

được sử dụng rộng rãi là BGP.

Cơ chế tính toán xác định đường đi trong các các giao thức định tuyến nội

vùng tuân theo thuật toán tối ưu. Trong trường hợp giao thức RIP là tối ưu số nút

mạng trên đường. Chúng ta biết rằng bao giờ cũng có thể lựa chọn nhiều đường để

đi đến một đích. RIP sử dụng thuật toán Bellman-Ford để xác định sao cho đường

đi sẽ qua số nút mạng nhỏ nhất. Trong trường hợp của giao thức OSPF hay IS-IS

dùng thuật toán tìm đường ngắn nhất. Nhà quản trị mạng ứng với giao thức OSPF

(hay IS-IS) sẽ ấn định cho mỗi kênh trong mạng một giá trị tương ứng với độ dài

của kênh đó. OSPF (IS-IS) sử dụng thuật toán tìm đường ngắn nhất Dijkstra để lựa

chọn đường ngắn nhất trong số các đường có thể tới đích. Với định nghĩa độ dài

đường là tổng độ dài của các kênh trên đường đó.

Về cơ bản có thể định nghĩa thuật toán định tuyến cưỡng bức như sau : Một

mạng có thể được biểu diễn dưới dạng sơ đồ theo V và E (V,E), trong đó V là tập

hợp các nút mạng và E là tập hợp các kênh liên kết nối giữa các nút mạng. Mỗi

kênh sẽ có các đặc điểm riêng. Đường kết nối giữa những nút thứ nhất đến nút thứ 2

trong cặp thỏa mãn một số các điều kiện ràng buộc. Tập hợp các điều kiện ràng

buộc này được coi là các đặc điểm của các kênh và chỉ có nút đầu tiên trong cặp

đóng vai trò khởi tạo đường kết nối mới biết các đặc điểm này. Nhiệm vụ của định

tuyến cưỡng bức là tính toán xác định các đường kết nối từ nút này đến nút kia sao

cho đường này không vi phạm các điều kiện ràng buộc và là một phương án tối ưu



 SVTH: Phạm Thanh Hải



Trang 36



GVHD: ThS. Đào Minh Hưng



 Chương 2: Định tuyến và báo hiệu trong MPLS

theo một tiêu chí nào đó (Số nút ít nhất hoặc đường ngắn nhất). Khi đã xác định

được một đường kết nối thì định tuyến cưỡng bức sẽ thực hiện thiết lập, duy trì và

chuyển trạng thái kết nối dọc theo các kênh trên đường đó.

Định tuyến cưỡng bức là một phương tiện để thực hiện xử lý tự động hóa kỹ

thuật lưu lượng, khắc phục được các hạn chế của định tuyến theo đích (Destinationbased routing). Nó xác định các tuyến đường (route) không chỉ dựa trên topology

mạng (thuật toán chọn đường ngắn nhất SPF – Shortest Path First) mà còn sử dụng

các metric đặc thù khác như băng thông, trễ, cost và biến động trễ. Giải thuật chọn

đường có khả năng tối ưu hóa theo một hoặc nhiều metric này. Metric thường được

dùng dựa trên số lượng hop và băng thông. Để đường được chọn có số lượng hop

nhỏ nhất nhưng phải đảm bảo băng thông khả dụng trên tất cả các chặng liên kết,

quyết định cơ bản như sau: chọn đường ngắn nhất trong số tất cả các đường có băng

thông khả dụng thỏa mãn yêu cầu.



Hình 2.1: Một ví dụ định tuyến cưỡng bức



Để minh họa hoạt động của định tuyến cưỡng bức, xét cấu trúc mạng “con

cá” điển hình như hình 2.1 trên. Giả sử rằng định tuyến cưỡng bức sử dụng số hop

(hop-count) và băng thông khả dụng làm các metric. Lưu lượng 600 Kbps được

định tuyến trước tiên, sau đó là lưu lượng 500 Kbps và 200 Kbps. Cả 3 loại lưu

lượng này đều hướng đến cùng một egress-router. Ta thấy rằng:

- Vì lưu lượng 600 Kbps được định tuyến trước nên nó đi theo đường ngắn

nhất là R8-R2-R3-R4-R5.Vì băng thông khả dụng là như nhau trên tất cả các chặng

kênh (1 Mbps), nên lưu lượng 600 Kbps chiếm 60% băng thông.

- Sau đó, vì băng thông khả dụng của đường ngắn nhất không đủ cho cả 2

lưu lượng 600Kbps và 500 Kbps, nên lưu lượng 500 Kbps được định tuyến đi theo

đường mới qua R6 và R7 mặc dù nhiều hơn một hop so với đường cũ. Với lưu

lượng 200 Kbps tiếp theo, vì vẫn còn băng thông khả dụng trên đường ngắn nhất

nên đường này được chọn để chuyển lưu lượng 200 Kbps.



 SVTH: Phạm Thanh Hải



Trang 37



GVHD: ThS. Đào Minh Hưng



 Chương 2: Định tuyến và báo hiệu trong MPLS

Định tuyến cưỡng bức có 2 kiểu: định tuyến online và định tuyến offline.

Kiểu online cho phép các router tính đường cho các LSP bất kỳ lúc nào. Trong kiểu

offline, một server tính đường cho các LSP theo định kỳ (chu kỳ có thể được chọn

bởi nhà quản trị, thường là vài giờ hoặc vài ngày). Các LSP được báo hiệu thiết lập

theo các đường đã được chọn.

2.1.2. Định tuyến tường minh (Explicit Routing)

Định tuyến tường minh (Explicit Routing) là một tập con của định tuyến

cưỡng bức, trong đó sự ràng buộc là đối tượng tuyến tường minh ER (explicit

route). Tuyến tường minh ER là một danh sách các “nút trừu tượng” (abstract node)

mà một đường chuyển mạch nhãn cưỡng bức CR-LSP phải đi qua. Nút trừu tượng

có thể là một nút (địa chỉ IP) hoặc một nhóm nút (như IP prefix hoặc một AS).

Nếu ER chỉ quy định một nhóm trong số các nút mà CR-LSP đi qua thì nó

được gọi là tuyến tường minh thả lỏng (loose ER). Ngược lại, nếu ER quy định toàn

bộ các nút trên CR-LSP thì được gọi là tuyến tường minh nghiêm ngặt (strict ER).

CR-LSP được mã hóa như là một chuỗi các ER-Hop (chặng tường minh)

chứa trong một cấu trúc Type-Length-Value cưỡng bức (constraint-based route

TLV). Mỗi ER-Hop có thể xác định một nhóm các nút. CR-LSP khi đó bao gồm tất

cả các nhóm nút đã được xác định theo thứ tự xuất hiện trong cấu trúc TLV.

2.1.3. Định tuyến dựa trên QoS

Ngày nay, Internet hỗ trợ chỉ dịch vụ "kết quả tốt nhất", nhưng không có cơ

chế đảm bảo cho việc mất gói, băng thông, độ trễ, jitter… trong khi các dịch vụ cũ

như là FPT, mail… làm việc tốt với nền tảng Internet cũ, thì các dịch vụ hiện tại

như là điện thoại Internet, Video trực tuyến… yêu cầu băng thông cao, độ trễ thấp

và jitter nhỏ.

QoS là một tập các yêu cầu về dịch vụ cho mạng khi truyền tải dữ liệu. Nói

cách khác, QoS là mức độ yêu cầu về dịch vụ của người dùng, được đặc trưng bởi tỉ

lệ mất gói, băng thông, độ trễ đầu cuối. QoS là thỏa thuận giữa người dùng và nhà

cung cấp mạng bởi Thỏa Thuận Về Mức Độ Dịch Vụ SLA (Service Level

Agreement).

Định tuyến dựa trên QoS: định tuyến sao cho tuyến đường đảm bảo dịch vụ

QoS (là thỏa thuận giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ mạng về băng thông,

độ trễ, tỉ lệ mất gói… ). Bên cạnh đó là các ràng buộc, các ràng buộc phải đảm bảo

là tối ưu tài nguyên mạng.



 SVTH: Phạm Thanh Hải



Trang 38



GVHD: ThS. Đào Minh Hưng



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×