1. Trang chủ >
  2. Kỹ thuật >
  3. Điện - Điện tử - Viễn thông >

Chuẩn bị máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 91 trang )


- 15 -



 Máy lốc tôn: có hai loại





Máy lốc kín có kết cấu vững chắc, có



chiều dài làm việc của các trục cán từ 8 ÷15 m, có thể cán

các tấm dày từ 25 ÷ 50 mm tùy thuộc vào độ lớn của trục

cán. Máy cán này dùng để cán các tấm tôn bao mạn và

boong tàu, nó chỉ cán tới góc 1800 . Máy cán này còn sử

dụng rộng rãi cho việc gấp mép tấm hoặc dập gân các vách



Hình: máy lốc hở



không có gia cố bằng thép hình.





Máy lốc hở cho khả năng nâng một đầu trục và tháo một trong hai ổ đỡ ở



đầu trục khi cần thiết lấy vật uốn được cán tròn ra.

Có thể dùng máy cán hở vào việc uốn hình côn.

 Máy chấn tôn

Máy chấn tôn có thể thực hiện các công việc gấp

khúc tấm, hạ mép tấm, dập gân tấm, dập các gai

phồng… Máy chấn tôn có thể là máy chấn cơ khí

hoặc máy chấn thủy lực, hiện nay được dùng rộng rãi là



Hình: máy chấn tôn



máy chấn thủy lực vì nó có kích thước nhỏ gọn, làm việc êm và tạo ra lực chấn lớn

 Máy hàn

Hiện nay phương pháp liên kết các chi tiết được dùng chủ yếu trong ngành đóng

tàu là phương pháp hàn. Do vậy công nghệ hàn hiện nay được quan tâm đặc biệt hơn

hết nhằm nâng cao chất lượng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp hàn khác nhau

- Hàn hơi

Thiết bị hàn hơi cho nhiệt độ khoảng 3200 0C. Thiết bị hàn hơi về cơ bản không

khác nhiều so với thiết bị cắt hơi thủ công bao gồm nguồn hơi đốt, ống cao su dẫn hơi,

mỏ hàn và que hàn. Phương pháp này không phù hợp cho việc chế tạo chi tiết, phân

đoạn, tổng đoạn nhưng phù hợp cho việc chế tạo trang thiết bị trên tàu, còn trong



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 16 -



trường hợp sửa chửa phương pháp này chỉ phù hợp trong một số trường hợp cụ thể mà

thôi.

- Hàn điện hồ quang

Các phương pháp hàn điện hồ quang

 Hàn hồ quang hở.

 Hàn hồ quang trong khí bảo vệ.

 Hàn hồ quang dưới chất trợ dung.

 Hàn điện xỉ.

Nhìn chung phương pháp này phù hợp cho việc chế tạo chi tiết, cụm chi tiết, phân

đoạn, tổng đoạn, lắp ráp trên triền, trang thiết bị cũng như việc sửa chửa khắc phục sự

cố nhưng lạc hậu.

− Hàn điện hồ quang dưới chất trợ dung

Đây là một phương pháp hàn hiện đại, có năng suất

hàn cao, được sử dụng rộng rãi trong ngàng đóng

tàu.

Trong phương pháp hàn này, nhân tố ảnh hưởng

lớn nhất tới chất lượng mối hàn là: dây hàn và chất

trợ dung. Việc lựa chọn loại dây hàn phụ thuộc vào

thành phần hoá học của kim loại cơ bản, thành phần



Hình: hàn điện hồ quang

dưới chất trợ dung



hoá học của chất trợ dung và điều kiện hàn. Để tăng

độ dẫn nhiệt và chống rỉ, dây hàn thường được bọc một lớp đồng mỏng.

- Hàn hồ quang kim loại với khí bao bọc (MIG)

Phương pháp hàn MIG cũng là một phương pháp hàn điện hồ quang hở trong đó

ngọn lửa hồ quang được bảo vệ bằng khí CO 2. Phương pháp này chỉ phù hợp cho việc

chế tạo trang thiết bị.



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 17 -



1.2.2. Công tác phóng mẫu

Việc phóng mẫu được tiến hành khi bản vẽ thiết kế có tỷ lệ nhỏ hơn nhiều khi so

với kích thước thật. Cho nên việc phóng mẫu để đưa về tỷ lệ 1:1 phục vụ cho việc làm

mẫu gia công hoặc lắp ráp.

Các phương pháp phóng mẫu

 Phương pháp phóng mẫu cổ điển.

 Phương pháp phóng mẫu quang học.

 Phương pháp phóng mẫu bằng máy tính điện tử.

Hiện nay phần lớn các nhà máy đóng tàu của nước ta đều dùng phương pháp phóng

mẫu cổ điển vì nó tỏ ra phù hợp và hiệu quả với quy mô các nhà máy đóng tàu trong

nước

Việc phóng mẫu là việc thực hiện các nguyên công sau

 Vẽ các đường hình dáng thân tàu từ các bản vẽ thiết kế với tỷ lệ nhỏ (1:100 ; 1:50;

1:25; 1:10…) thành tỷ lệ 1:1 và lập đường sườn kết cấu với đầy đủ vị trí từng kết cấu

thân tàu.

 Khai triển và xác định kích thước, hình dáng thật của từng chi tiết kết cấu thân tàu.

 Chế tạo các loại dưỡng mẫu phục vụ cho việc vạch dấu, lắp ráp và kiểm tra.

Do những yêu cầu trên nên nhà phóng mẫu cổ điển phải có một diện tích tương

đối lớn để có thể phóng mẫu con tàu tỷ lệ 1:1 và chỗ để các dưỡng mẫu

Nhà phóng dạng phải đảm bảo một số yêu cầu sau

− Được bố trí gần xưởng gia công, đảm bảo chiếu sáng.





Sàn phóng mẫu phải đảm bảo bằng phẳng, nhẵn và ít bị biên dạng



nhất dưới ảnh hưởng của thời tiết

1.2.3. Chế tạo dưỡng mẫu

Tất cả các kích thước cũng như hình dáng chi tiết sau khi được phóng mẫu hoăc khai

triển trong nhà phóng mẫu cổ điển (tỷ lệ 1:1) được đưa sử dụng vạch dấu trên nguyên



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 18 -



vật liệu, gia công chi tiết, lắp đặp và kiểm tra các chi tiết vv…bằng hình thức dưỡng

mẫu. Tuỳ thuộc vào hình dạng dưỡng mẫu người ta phân ra.

- Dưỡng đo chiều dài.

- Dưỡng phẳng.

- Dưỡng khung.

- Mẫu.

Các phương pháp lập dưỡng mẫu phải đảm bảo độ chính xác đồng thời trên dưỡng

mẫu phải có đầy đủ thông tin sao cho có cùng lượng thông tin trên bản vẽ. Do đó trên

mỗi dưỡng mẫu phải có thông tin về các mặt sau:

− Vị trí đường lý thuyết và đường kiểm tra.

− Hình dáng mép và lượng dư nguyên liệu.

− Cách gia công mép.

− Vị trí các lỗ khoét.

− Cách gia công lỗ.

− Đường uốn.

− Vị trí và phương pháp ghép nối với các chi tiết khác.

− Số bản vẽ và vị trí chi tiết trên thân tàu.

Vật liệu làm dưỡng thường dùng nhất là gỗ. Ngoài ra đối với những kích thước

quá dài có thể dùng thước cuộn, đối với các kích thước ngắn có thể dùng các loại thước

kẻ bằng gỗ hoặc kim loại. Ngày nay nhiều nơi đã bắt đầu dùng chất dẻo làm dưỡng

mẫu.

1.2.4 Chế tạo chi tiết

1. Phân công nhóm công nghệ.



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 19 -



Các chi tiết kết cấu thân tàu có nhiều hình dạng phức tạp kích thước khác nhau.

Do đó để gia công một chi tiết, nguyên liệu phải qua nhiều nguyên công khác nhau của

dây chuyền công nghệ. Để có thể tổ chức quá trình gia công một cách hợp lý, các chi

tiết kết cấu phân ra thành các nhóm công nghệ.

Trong một nhóm công nghệ gia công bao gồm các chi tiết kết cấu thân tàu có

quy trình gia công như nhau hoặc gần giống nhau và được thực hiện trên cùng một loại

máy móc, thiết bị.

2. Vạch dấu trên nguyên vật liệu

Mục đích của công tác vạch dấu lên nguyên vật liệu là chuyển tất cả những số

liệu cần thiết cho gia công, chế tạo các phân đoạn tổng đoạn hoặc lắp ráp chi tiết kết

cấu trên thiết bị hạ thủy.

Cơ sở để tiến hành vạch dấu là các số liệu, dưỡng mẫu, bản vẽ từ nhà phóng mẫu

cung cấp tùy thuộc vào quá trình chế tạo thân tàu thủy, có các nhóm vạch dấu sau

− Vạch dấu cho gia công các chi tiết.

− Vạch dấu cho việc chế tạo các phân đoạn và tổng đoạn.

− Vạch dấu trên thiết bị hạ thủy.

3. Cắt kim loại

Trong gia công chế tạo chi tiết thân tàu thường sử dụng hai phương pháp cắt kim

loại cơ bản : cắt hơi và cắt cơ khí. Tuỳ thuộc vào quy cách và hình dạng của chi tiết

cần cắt mà chọn phương pháp cắt cho phù hợp và thuận tiện nhất

Trong công nghiệp đóng tàu thuỷ máy cắt cơ khí thông dụng nhất là:

− Máy cắt dao ngắn.

− Máy cắt dao dài.

− Máy cắt một bánh lăn.

− Máy cắt hai bánh lăn.



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

×