1. Trang chủ >
  2. Kỹ thuật >
  3. Điện - Điện tử - Viễn thông >

Chế tạo tổng đoạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 91 trang )


- 23 -



mềm thực hiện như sau HTML, Multimedia Flash, Microsoft Office frontPage, PHP,

ASP, 3D Max, Solid Edge, SolidWorks v v …Vì vậy vấn đề ở đây là chúng ta phải

chọn phần mềm nào cho phù hợp.

Sơ lược về một số phần mềm

1.3.1. Phần mềm Macromedia Flash

Đây là phần mềm được đánh giá rất cao về khả năng thiết kế hình ảnh và hoạt

hình vectơ trên web. Flash là công cụ không thể thiếu được của các chuyên gia khi cần

để tạo những trang web động, diễn cảm bổ xung tính tương tác cho các phần tử của

trang, tạo ra các đoạn phim và âm thanh…

Hạn chế của phần mềm này là trong một thời gian ngắn khó có thể nắm bắt nội

dung cơ bản của nó, đòi hỏi phải nguyên cứu kỹ mới có thể sử dụng, sáng tạo theo ý

muốn.

1.3.2. Phần mềm Autocad 2004

Chúng ta đã biết phần mềm Autocad là phần mềm khá quen thuộc với sinh viên

cơ khí. Nhờ phần mềm này chúng ta có thể thiết kế các bản vẽ kỹ thuật 2D và 3D với

độ chính xác cao. Đây là phần mềm không thể thiếu.

1.3.4. Phần mềm Solid Works

Đây cũng là phần mềm đồ hoạ 3D khá mạnh, lĩnh vực 2D không mạnh bằng

Autocad nhưng Solid Works có một số ưu điểm rất nổi bậc là khả năng mô phỏng

động học, tháo rời, lắp ráp và tính lực trong các điều kiện làm việc khác nhau của các

chi tiết máy. Nhược điểm của phần mềm này là chiếm một dung lượng khá lớn đòi hỏi

máy tính phải có cấu hình cao mới cài đặt và làm việc được..

Với sự hiểu biết của em, em đã chọn các phần mềm Autocad 2004, solid works

2006, Flash MX để làm chương trình mô phỏng. Tiến hành vẽ 3D trên Autocad 2004

sau đó xuất sang Solid Works 2006 tiến hành lắp ráp mô phỏng và tạo thư viện ảnh,



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 24 -



cuối cùng là chuyển thư viện ảnh vào trong Flash để làm movi clip điều khiển được

thông qua các nút lệnh.



CHƯƠNG II



XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ

LIỆU



2.1. Giới thiệu và phân tích về các đối tượng được lựa chọn mô phỏng

Tàu được lựa chọn làm chương trình mô phỏng là tàu DAMEM do công ty Sông

Thu đóng mới.

Tổng đoạn được lựa chọn là tổng đoạn 8 ( từ sườn 64 đến sườn 70) và 4 sườn 60,

61,62, 63 ở tổng đoạn 7. Các thông số cơ bản như sau:



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 25 -



+ Kích thước bao tổng đoạn: chiều dài x rộng x cao = 6000 x 7793 x 5500 mm.

+ Khoảng cách giữa các sườn 600.

Đặc điểm các chi tiết chính của tổng đoạn



Hình: tổng đoạn



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 26 -



− Chi tiết đầu tiên phải kể đến trong tổng đoạn mũi là sống mũi. Sống mũi là bộ phận

tiên phong lại là bộ phận kéo dài, rất kiên cố của ky chính tàu. Sống mũi được uốn theo

hình đã tính, hai mép tôn mạn gặp nhau tại sống mũi và hàn đấu trực tiếp vào sống.

Sống mũi của tàu DAMEN được làm bằng thép thỏi có chiều dày là 30mm, hai tấm

tôn bao hai bên dày 13mm

− Phía sau sống mũi là mặt sàn mũi giữ vai trò tăng cường độ bền cho khu vực mũi

tàu: MSM900 dày 10mm, MSM1500, MSM2100-S, MSM2100-P, MSM3400-S,

MSM4300-P, MSM4800, TS2700(64-M)-P, TS2700(64-M)-S, BS4100(1-3), BS4100,

TD8 BS4100 dày 8mm…

− Tiếp đến là vách chống va 64 giữ vai trò quan trọng đặc biệt cho an toàn của tàu.

Vách chống va kín hoàn toàn tạo thành phân khoang kín nước hoàn toàn, ngăn ngừa

rủi ro trong quá trình vận hành. Chiều dày dải tôn sát dáy 9mm, còn dải tôn bên trên

8mm, khoảng cách các nẹp vách 600mm có quy cách như sau HP180x9, HP140x8.

− Vách 60 cũng là vách kín nước, chiều dày dải tôn sát đáy là 9mm, dãi tôn trên là

8mm, các nẹp vách cách nhau 600mm và có quy cách như sau HP180x9, HP140x8.

Các nẹp liên kết với các kết cấu dọc thông qua các mã.

− Các sườn thường: 61, 62, 63, 65, 66, 67 đều có quy cách là HP160x8. Các sườn này

liên kết với vỏ nẹp dọc, các đà ngang bằng các mã và được hàn trực tiếp tôn mạn.

− Ống chân vịt mũi nằm tại vị trí sườn 61, 62, 63, được liên kết với các vách dọc

thông qua các viền đỡ và được hàn trực tiếp với các đà ngang đáy 61, 62, 63.

− Mặt cắt dọc tâm bị đứt tại các vách, hàn trực tiếp với vách và có chiều dày 8mm.

2.2. Xây dụng cơ sở dữ liệu

Thông thường để xây dựng chương trình mô phỏng, nhất là chương trình mô

phỏng môn công nghệ đóng sửa thì chúng ta cần những cơ sở dữ liệu sau:

 Bản vẽ công nghệ 2D tàu DAMEN.



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 27 -



 Bản vẽ 3D các chi tiết kết cấu.

 Tạo dữ liệu ảnh.

2.2.1 Dữ liệu bản vẽ công nghệ 2D tàu DAMEN.

Chúng ta đã biết để thi công đóng mới một con tàu hoàn chỉnh cần rất nhiều bản

vẽ: đường hình, bố trí chung, buồng máy, cắt dọc, cắt ngang tàu trong đó có hàng chục,

hàng trăm bản vẽ thi công từng chi tiết cụ thể ở từng vị trí khác nhau, được xây dựng

một cách nghiêm ngoặc theo quy định của đăng kiểm. Trong phạm vi đề tài em chọn

chọn tổng đoạn 8 (từ sườn 64 đến sườn 70 từ đáy tàu đến boong chính ) kết hợp với 4

sườn 60, 61, 62, 63 làm chương trình mô phỏng.

Một số bản vẽ chính trong tổng đoạn của tàu DAMEM được chọn như sau:





Kết cấu mặt cắt boong chính và sàn đáy đôi ( Construction section 114-0



Topview maindeck and tanktop ).

 Kết cấu mặt cắt dọc tâm, 600, 806 ( Construction section 114-0 Longitudinal

sections CL, 600, 806 ).

 Kết cấu mặt cắt dọc 1200, 1500, 1800-3500, 2400 ( Construction section 114-0

Longitudinal sections 1200, 1500, 1800-3500, 2400 ).

 Kết cấu mặt cắt ngang sườn 61-63 ( Construction section 114-0 Cross section

frame 61 – 63 )

 Bố trí chung ( General arrangement ).

 Kết cấu mặt cắt dọc tàu ( Construction plan longitudinal sections )

 Kết cấu ống chân vịt mũi ( Linesplan bowthruster shell )

 Kết cấu mặt cắt ngang sườn 57-60 ( Construction section 114-0 cross section

frame 57-60 )





Kết cấu mặt cắt ngang sườn 64-66 ( Construction section 115-0 cross section



frame 64-66 )

 Kết cấu mặt cắt ngang sườn 67- 69 ( Construction section 115-0 cross section

frame 67-69 )



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 28 -



2.2.2 Dữ liệu 3D từng chi tiết kết cấu trong tổng đoạn lựa chọn

 Giải thích kí hiệu trong bản vẽ thi công: để thuận tiện cho việc quản lý, chế tạo

nên tất cả các chi tiết kết cấu của con tàu đều được kí hiệu. Các kí hiệu trong bản vẽ

được giải thích như sau:

 TD : kí hiệu tổng đoạn.

 TVN : tôn vách ngang.

 VDT : vách dọc tâm.

 NEP : nẹp gia cường.

 S : phía phải.

 P : phía trái.

 XDB : xà dọc boong.

 XN : xà ngang.

 DN : đà ngang.

 MSM : mặt sàn mũi.

 GC : gia cường.

 NN : nẹp ngang.

 NX : nẹp xiên.

 TS : tôn sàn.

Các chi tiết 3D trong tổng đoạn được liệt kê ở phụ lục:

Tất cả các chi tiết kết cấu trên đều ở dạng 3D, được vẽ trong phần mềm autocad

2004.



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 29 -



Sau khi tạo thư viện 3D các chi tiết kết trong Autocad2004, để xây dựng được



HÌnh: dữ liệu sườn 60

hình ảnh 3D các phân đoạn phẳng, phân đoạn khối, tổng đoạn của tàu DAMEN được

nhanh chóng thì chúng ta dùng phần mềm Solid Works2006. Tất nhiên chúng ta cũng

có thể xây dựng trong phần mềm Autocad nhưng không nhanh và hình ảnh không đẹp.

Trước tiên chúng ta chuyển tất cả các file 3D có đuôi “drawing (*dwg) trong

Autocad 2004 sang đuôi dạng part (*.prt; *.sldprt) trong solid works 2006.

Việc chuyển các file drawing (*dwg) thành part (*.prt; *.sldprt) được tiến hành

như sau:

+ Bước1: Khởi động chương trình Solid Works, nhấn đúp chuột vào open, trong

mục files of type chọn all file và chọn đối tượng cần chuyển sang Solid Works, kích

đúp chuột vào open

+ Bước 2: chọn import to a new part:

Sau khi chon import to a new part ta chon next, chọn đơn vị là mm và cuối cùng

kích đúp chuột finish để hoàn thành và lưu lai dưới dạng files part (*.prt; *.sldprt):



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 30 -



2.2.4 Xây dựng dữ liệu ảnh.

Việc xây dựng chưong trình mô phỏng được thực hiện chủ yếu trên phần mềm

solid works 2006. Do đó để thực hiện được chương trình không những chúng ta phải

nắm vững kiến thức chuyên ngành mà còn nắm vững cách sử dụng phần mềm solid

works 2006. Việc xây dựng mô hình lắp ráp được tiến hành chủ yếu trong phân hệ

Assembly

Sau khi các chi tiết được đưa vào mô hình lắp ráp thì ta tiến hành lắp bằng cách

gán các ràng buộc. Ta gán chúng vào mỗi chi tiết tại một thời điểm để gỡ bỏ các bậc tự

do.

Ta lắp từng chi tiết hoặc theo chuỗi bằng cách ràng buộc mỗi chi tiết với nhau. sử

dụng bậc tự do để mô tả bao nhiêu bậc tự do được gỡ bỏ. Thường ta cần thực hiện ít

nhất hai bậc tự do để ràng buộc một chi tiết

Mỗi lần thêm ràng buộc giữa hai chi tiết thì một hoặc nhiều bậc tự do bị hạn chế.

Một chi tiết đã ràng buộc đầy đủ không thể di chuyển trong một số phương nào đó. Có

sáu bậc tự do : ba tịnh tiến và ba quay. Các bậc tự do tịnh tiến cho phép chi tiết di

chuyển theo phương của vectơ xác định. Các bậc tự do quay cho phép chi tiết quay

quanh trục xác định.

Có nhiều cách sử dụng để có thể thêm các ràng buộc theo một số các thứ tự trong

mô hình lắp ráp. Ta không cần đặt các ràng buộc dựa trên thứ tự mà ta chèn các chi tiết

vào trong bản vẽ, ta có thể sắp xếp lại các chi tiết trong cấu trúc cây mà không ảnh

hưởng đến các ràng buộc





Từ menu File chọn New. Khi đó hộp thoại New solidWorks Document xuất hiện



− Trong hộp thoại New Solidworks Document ta chọn Assembly và nhấn Ok

 Giới thiệu các thanh công cụ dùng để lắp ráp và mô phỏng

Trong môi trường assembly có các công cụ lắp ráp cơ bản sau:



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 31 -



− Mate dùng để ràng buộc lắp ráp giữa các chi

tiết. sau khi gọi lệnh, nhấn chọn mặt( hoặc cạch) của đối

tượng thứ nhất sau đó, nhấp chọn mặt hoặc cạch của đối

tượng thứ hai khi đó hộp thoại mate có dạng như hình 3.1.4

 Concident đưa các mặt hoặc các cạnh về trùng nhau

 Parallel đưa các mặt hoặc các cạnh về song song nhau

 Perpendicular đưa các mặt hoặc các cạnh về vuông

góc với nhau

 Tangent tạo các ràng buộc tiếp xúc nhau

 Concertric đưa các lỗ hoặc các trục về đồng tâm

− Move component dùng để di chuyển các đối tượng

trong môi trường lắp ráp. Ta có thể di chuyển chi tiết theo

bấc cứ phương nào ta muốn.

− Rotate component dùng để xoay các đối tượng

trong môi trường lắp ráp.



Hinh: hộp thoại mate



− Lệnh Replace : khi chúng ta đã lắp ráp rồi mà trong quá trình mô phỏng thấy

chi tiết đó không hợp lý ta có thể dùng lệnh này để thay thế đối tượng khác hợp lý

hơn.

− Lệnh mirror component dùng để lấy đối xứng các chi tiết hoặc cụm chi tiết

trong môi trường lắp ráp qua mặt phẳng

− Lệnh Explode View: sau khi lắp ráp các chi tiết kết cấu xong chúng ta dùng

lệnh này để tách các chi tiết kết cấu và quy định hướng, khoảng cách để chi tiết vào

lắp ráp.

Sau khi lắp ráp và tách các chi tiết ta tiến hành cho chương trình chạy mô phỏng

quá trình lắp ráp theo hướng nhìn ta chọn trước. Bao gồm các bước thực hiện như

sau.



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 32 -



− Chúng ta đang ở cửa sổ Model để chạy chương trình mô phỏng ta chuyển

sang cửa sổ Animation.

− Trong cửa sổ Animation có các lệnh để ta mặt định cho quá trình mô phỏng



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



- 33 -



Đề Tài Tốt Nghiệp : Ngô Đình Tuấn



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

×