1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Nguồn vốn trong nước mang tính ổn đinh và bền vững, có thể chủ động trong việc huy động và sử dụng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.42 KB, 62 trang )


Để không lệ thuộc nước ngoài về kinh tế, Đảng ta luôn xác định nhiệm vụ và giải

pháp quan trọng phát triển kinh tế xã hội là “ huy động tối đa nguồn lực để phát triển kinh

tế xã hội, nhất là nội lực, nguồn lực trong dân và tăng sức thu hút đầu tư nước ngoài, sử

dụng có hiệu quả vốn đầu tư, tăng cường quản lý sử dụng đất đai, đề cao kỷ luật tài chính,

đẩy mạnh thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, phấn đấu giảm bội chi”. Ở Việt Nam, khu

vực đầu tư trong nước đang ngày càng khẳng định được vai trò quyết định của mình đối

với nền kinh tế và đã đạt được một số thành công nhất định.

Bảng 1: Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế

Năm

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009



100%

100

100

100

100

100

100

100

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0



Nguồn vốn trong nước

Nguồn vốn nước ngoài

69,6

30.4

74,0

26,0

72,0

28,0

79,2

20,8

82,7

17,3

82,0

18,0

82,4

17,6

82,6

17,4

84,0

16,0

85,8

14,2

85,1

14,9

83,8

16,2

75,7

24,3

69,1

30,9

74,5

25,5

Nguồn: Tổng Cục thống kê



Thực tế cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư khu vực trong nước luôn chiếm khoảng trên 70%

so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Vốn đầu

tư trong nước chiếm tỷ trọng lớn và ổn đinh như vậy giúp các nhà hoạch định chính sách

dễ dàng hơn trong việc lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự đoán được tốc độ phát

triển của nền kinh tế. Đặc biệt, trong cơ cấu vốn đầu tư, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà

nước chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng liên tục từ năm 1995 đến năm

2001 (từ 42.0% lên 59.8%) nhưng đến nay đang có xu hướng giảm dần đồng thời khu vực

kinh tế ngoài nhà nước ngày càng lớn mạnh hơn, chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng vốn

đầu tư toàn xã hội (năm 2007, 2008 vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã

24



vượt qua cả khu vực kinh tế nhà nước). Điều này là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế bởi

khu vực tư nhân là một khu vực năng động, có thể tăng trưởng nhanh và tạo việc làm mà

không cần có sự hỗ trợ nào từ ngân sách nhà nước. Việc khuyến khích huy động mọi

nguồn lực cho phát triển kinh tế đặc biệt là ngồn lực trong dân cũng là chủ trương của

Đảng và nhà nước ta trong những năm qua và trong thời gian tới. Nhà nước chủ trương cơ

cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước, thực hiện chuyển đổi hình thức doanh nghiệp nhà

nước. Trước đây vốn cho doanh nghiệp nhà nước chủ yếu được cấp từ ngân sách thì nay

thực hiện cổ phần hóa để đa dạng hóa các nguồn vốn, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà

nước.

Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nói chung của nền kinh tế, quy

mô tổng thu ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác

nhau. Trong giai đoạn 1996 – 2000, để phù hợp với sự phát triển kinh tế, ngân sách nhà

nước bước đầu được cơ cấu lại theo hướng tích cực và có hiệu quả hơn. Việc cải cách thuế

giai đoạn hai cùng với triển khai luật ngân sách đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh

phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách. Tổng thu ngân sách tăng bình quân hàng năm

trên 7%, cao hơn mức tăng bình quân GDP của giai đoạn này. Trong giai đoạn 2001- 2005,

tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 15%, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước

hàng năm bình quân đạt gần 23% GDP. Trong giai đoạn 2006 – 2007, tổng thu ngân sách

nhà nước ước đạt 1.547 ngìn tỷ đồng, vượt 16,2% so với dự toán và gấp 2,8 lần tổng số thu

giai đoạn 2001 – 2005. Nguồn vốn ngân sách nhà nước ổn định và gia tăng qua từng thời

kỳ sử dụng để cân đối chính yếu trong nền kinh tế, là một trong những công cụ đầu tư trực

tiếp của nhà nước. Ngân sách nhà nước góp phần trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một

số lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, đảm bảo đúng định hướng và quy hoạch phát

triển kinh tế xã hội.

Đi cùng với sự mở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triển từ ngân

sách nhà nước cũng gia tăng đáng kể. Trong giai đoạn 1996 – 2000, chi cho đầu tư phát

triển tăng lên bình quân khoảng 25% GDP trong tổng chi ngân sách nhà nước. Tổng nguồn

vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước bình quân 5 năm chiếm 21.5% tổng vốn đầu tư xã

hội. Trong giai đoạn 2001 – 2005, chi cho đầu tư phát triển đạt bình quân 30.2% tổng chi

ngân sách nhà nước. Tính chung cho giai đoạn này, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

25



chiếm khoảng 22.3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Như vậy, chi ngân sách nhà nước cho

đầu tư phát triển cũng tăng qua từng giai đoạn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư

toàn xã hội.

Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước cho các ngành kinh tế tập trung chủ

yếu ở lĩnh vực công nghiệp và giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. Tỷ trọng đầu tư

cho giao thông vận tải tăng từ 21% lên 22,6% giai đoạn 2007 – 2010. Các ngành giao

thông vận tải, nông – lâm – ngư nghiệp vẫn được ưu tiên đầu tư từ ngân sách để hoàn thiện

hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém. Từ mức 18% năm 2007, đầu tư cho nông – lâm – ngư

nghiệp và thủy lợi đã tăng lên, chiếm 20.5% trong tổng chi đầu tư phát triển năm 2010.

Trong 5 năm tới, Chính phủ xác định các tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư

phát triển phải phù hợp với quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 -2015 đạt

7,5 - 8%/năm. Tổng đầu tư toàn xã hội dự kiến khoảng 41 - 42% GDP. Cơ cấu chi đầu tư

phát triển,, chi thường xuyên và chi trả nợ được cân đối ở mức hợp lý. Trong đó, chi đầu tư

phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước (không bao gồm đầu tư từ trái phiếu Chính phủ)

chiếm khoảng 25 -27% tổng chi ngân sách Nhà nước, bằng 19 -20% tổng mức đầu tư toàn

xã hội.

Tóm lại, với các quốc gia đang phát triển, việc thu hút và tận dụng các nguồn ngoại

lực bên ngoài là vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

nhưng xét về lâu dài, để đảm bảo sự phát triển bền vững thì nguồn vốn trong nước vẫn

đóng vai trò quyết định vì sự chủ động, ổn đinh và an toàn của nguồn vốn này. Hơn nữa,

nguồn vốn trong nước còn là cơ sở cho nguồn vốn nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn,

đúng theo định hướng phát triển của nhà nước.

2. Nguồn vốn trong nước đóng vai trò định hướng cho dòng đầu tư nước ngoài

chảy vào những ngành, lĩnh vực cần thiết

Đầu tư trong nước tác động rất lớn đến đầu tư nước ngoài trong việc định hướng

cho dòng chảy đầu tư nước ngoài vào những ngành, lĩnh vực cần thiết phù hợp với chiến

lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Khi đầu tư trong nước

được tập trung tạo ra cơ sở hạ tầng, nguồn năng lực cho một ngành nhất định thì làm cho



26



chi phí trung gian trong sản xuất của ngành đó giảm đi, tỷ suất lợi nhuận trong ngành tăng

lên làm các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được đầu tư vào ngành đó hơn.

Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam chủ trương thu hút đầu tư nước

ngoài có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng như sản xuất vật liệu mới,

năng lượng mới; sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ khí

chế tạo. Các ngành xây dựng và phát triển giao thông, cảng biển, điện nước, xây dựng kết

cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, phát triển nguồn nhân lực liên quan đến giáo dục

đào tạo, y tế, thể thao… cũng là những ngành chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài

ra, thu hút vốn FDI cũng ưu tiên tập trung phát triển các vùng khó khăn, khu vực nông

nghiệp và nông thôn, ưu tiên các dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm

năng lượng…

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài có định hướng, có chọn lọc như trên đã bước

đầu mang lại hiệu quả. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong vài năm trở lại

đây không chỉ thay đổi về lượng mà cả về chất với sự có mặt của hàng loạt tập đoàn có tên

tuổi trong lĩnh vực công nghệ cao như Intel, Foxcon, Samsung... Theo Cục Đầu tư nước

ngoài, đến ngày 15-12-2009, đã có 839 dự án mới có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy

chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD; có 215 dự án đăng ký

tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, như vậy các nhà đầu tư nước

ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD. Đáng chú ý, số vốn thực hiện tính

đến hết tháng 11 đã đạt khoảng 9 tỷ USD, nhìn chung tiến độ triển khai phù hợp với dự

báo. Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh suy giảm đáng kể dòng vốn FDI tại các nước

tiếp nhận trên thế giới, con số này vào nước ta tuy có sụt giảm nhưng mức ít hơn.

Về tổng thể, cả nước hiện có gần 11.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký

xấp xỉ 175 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế. Điểm

đáng chú ý là đến thời điểm này, công nghiệp chế biến và chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút

vốn FDI lớn nhất, chiếm 62,1% số dự án và 50,6% vốn đăng ký. Sau khi Luật Kinh doanh

bất động sản được ban hành, lĩnh vực bất động sản đã thu hút mạnh mẽ vốn trong hai năm

trở lại đây, trở thành lĩnh vực đứng thứ hai trong thu hút FDI với 312 dự án, tổng vốn đăng

ký 38,4 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 22%). Tuy nhiên, tính riêng trong năm 2009, dịch vụ (lưu

trú, ăn uống) mới là lĩnh vực thu hút sự quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư nước

27



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

×