1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

II. Tác động của nguồn vốn nước ngoài đối với nguồn vốn trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.42 KB, 62 trang )


200



315915



31388



9,94



4256



1,35



7

200



416783



43848



10,52



7275



1,74



8

Nguồn: Tổng cuc thống kê

Đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào thu Ngân sách Nhà nước có xu hướng tăng

dần qua các năm trở lại đây. Nguyên nhân là do, các dự án FDI đầu tư vào nước ta đang

dần bước vào giai đoạn phát triển và thu lợi nhuận. Những năm đầu, thu Ngân sách từ khu

vực này chưa cao một phần là do các dự án FDI mới được đầu tư còn đang trong giai đoạn

thực hiện đầu tư nên chưa thu được kết quả. Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện đầu tư

và đưa vào giai đoạn vận hành kết quả đầu tư nên doanh thu cũng như lợi nhuận tăng, khả

năng đóng góp vào Ngân sách ngày càng tăng. Khu vực FDI đóng một vai trò quan trọng

trong thu Ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay, do sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan có

thẩm quyền nên, tỷ lệ thu Ngân sách từ khu vực FDI còn chưa tương xứng với số vốn FDI

đã triển khai tại Việt Nam. Cụ thể, trong 10 năm qua, tổng số vốn triển khai là 48 tỷ USD

trong khi mức bình quân trích nộp Ngân sách hàng năm là 1 tỷ USD/năm. Điều này đưa ra

hoài nghi về tình trạng chuyển giao giá xảy ra ở các doanh nghiệp FDI hiện nay làm thất

thoát nguồn thu của Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, cần phải có các biện pháp nâng cao công

tác quản lý, tăng cường các biện pháp kiểm tra để tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi

dụng khe hở pháp luật làm lợi không chính đáng nhằm quản lý được nguồn thu tương xứng

từ khu vực FDI cho Ngân sách.

Khó khăn lớn nhất của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng là

sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng hiện đại . Tuy nhiên do nguồn vốn trong nước không đủ để

đáp ứng nhu cầu xây mới, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nên nguồn vốn nước ngoài lúc

này trở nên rất quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn ODA. Lượng vốn ODA đầu tư vào Việt

Nam ngày càng tăng đặc biệt là từ năm 2007 trở lại đây, đã giúp nước ta cải thiện đáng kể

kết cấu hạ tầng của nền kinh tế. Năm 2007, tổng mức cam kết của các nhà tài trợ cho Việt

Nam là 4,445 tỷ USD, vượt 700 triệu USD so với năm 2006, trong đó, các nhà tài trợ song

phương cam kết viện trợ cho Việt Nam 2,164 tỷ USD, đa phương 2,101 tỷ USD và từ các

tổ chức phi chính phủ 180 triệu USD. Năm 2008, các nhà tài trợ đã cam kết khoản ODA

41



cho Việt Nam là 5,426 tỷ USD. Tuy năm 2009, lượng vốn cam kết có giảm xuống còn

5,015 tỷ USD nhưng đến năm 2010, lượng vốn cam kết cho Việt Nam đã đạt kỷ lục 7,905

tỷ USD.

Trong số các nhà tài trợ, đáng chú ý nhất là nguồn vốn ODA từ Nhật Bản, và từ

Ngân hàng phát triển châu Á – ADB. Đây là những nhà tài trợ khổng lồ trong tổng hỗ trợ

ODA vào Việt Nam. Cụ thể:

Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn ODA theo chủ thể cho vay qua các năm

Năm

Chủ thể cho vay

Chính

phủ

Tổ chức

tài chính

quốc tế



Nhật Bản

Pháp

Nga

Các nước khác

Tổng

ADB

IDA

IMF

Tổng



2002



2003



30,78

4,99

13,56

12,59

61,91

12,86

19,8

4,18

38,08



33,03

5,95

6,22

11,42

56,62

14,48

24,26

3,21

43,38



2004



2005



2006



34,06

32,69

33,8

6,08

5,6

5,86

5,15

5,31

4,76

10,89

10,94

10,03

56,18

54,54

54,45

14,52

14,75

15,01

25,38

26,81

26,83

2,26

1,75

1,41

43,82

45,45

45,55

Nguồn:Bộ Tài chính 2007



Hàng năm, nguồn hỗ trợ ODA từ Nhật chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2007, Nhật Bản

đứng thứ ba danh sách hỗ trợ ODA cho Việt Nam với 890 triệu USD. Trong năm 2007,

liên minh châu Âu EU cũng tài trợ cho Việt Nam số vốn rất lớn 948,2 triệu USD. Sang

năm 2008, do sự cố ở công ty PCI, Nhật đã ngừng cung cấp ODA cho Việt Nam làm giảm

đáng kể lượng vốn từ nhà tài trợ này và giảm lòng tin của các nhà tài trợ vào Việt Nam.

Đây chính là bài học đắt giá cho Việt Nam trong việc quản lý và sử dụng nguồn ODA một

cách rõ ràng, chính đáng và hợp lý nhằm tạo lòng tin cho các nhà tài trợ và nâng cao hiệu

quả sử dụng của nguồn vốn này ở nước ta. Tuy nhiên, sau khi đồng ý để Nhật tham gia vào

quản lý nguồn ODA, thì số vốn hỗ trợ từ phía Nhật Bản không những tăng lên mà còn lập

kỷ lục năm 2009 với mức hỗ trợ lên tới 1,63 tỷ USD.

Bên cạnh Nhật, ADB cũng là một nhà tài trợ lớn của Việt Nam. Năm 2007, ADB

đứng đầu danh sách các nhà tài trợ với số vốn lên tới 1,14 tỷ USD. Sang năm 2009, ADB

tài trợ cho Việt Nam với số vốn 1,57 tỷ USD.

42



Nguồn vốn ODA này được ưu tiên đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng như:

giao thông vận tải, sản xuất và truyền tải điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước… Cụ thể:

Bảng 7: Tỷ trọng vốn ODA phân theo ngành trong các hiệp định đã ký

Đơn vị: %

STT Ngành

1

Năng lượng điện

2

Giao thông vận tải

3

4

5

6

7



Tỷ trọng

27,2

26,8



Tín dụng điều chỉnh cơ cấu

14,2

Nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo

10,2

Cấp thoát nước

7,1

Lĩnh vực xã hội

6,8

Các ngành khác

7,8

Nguồn: tổng hợp từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính



Như vậy bằng cách đầu tư phát triển và cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trong

nước, nguồn vốn ODA đã góp phần tạo động lực thu hút FDI đầu tư vào Việt Nam đặc biệt

là đầu tư vào những khu vực mới, các ngành sản xuất mới.

1.2 Nguồn vốn nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước

Đầu tiên phải kể đến tác động của nguồn vốn nước ngoài vào việc cải tiến kĩ thuật

công nghệ của nền kinh tế thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ trong các dự án

FDI. Nhờ đó, năng suất lao động trong nước cũng như tổng sản phẩm quốc dân của nước ta

những năm gần đây đã tăng lên đáng kể.

Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật lỗi thời, kém

phát triển, mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa là một thách thức lớn đối với Việt Nam

nếu hoàn toàn dựa vào nội lực đất nước tức là nguồn vốn trong nước. Chính vì vậy, FDI

đóng vai trò là cú huých, đưa Việt Nam thoát khỏi “cái vòng luẩn quẩn” nghèo đói ấy. Với

quá trình chuyển giao công nghệ của FDI, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có những thay đổi

rõ rệt, tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm, Việt Nam đang

tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa.



43



100%

90%

80%

70%

60%



dịch vụ



50%



công nghiệp



40%



nông nghiệp



30%

20%

10%

0%

1991



1995



2000



2005



2008



2009



Nguồn: tổng cục thống kê

Biểu 4: Cơ cầu tổng sản phẩm quốc dân phân theo khu vực kinh tế

Không chỉ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành mà cơ cấu kinh tế nước ta hiện

nay cũng đang có những bước chuyển dịch theo vùng đáng kể. Cả nước đã hình thành 6

vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc

Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng đồng

bằng sông Cửu Long. Trong đó có 3 vùng kinh tế trọng điểm là động lực cho sự tăng

trưởng và phát triển kinh tế đất nước.



44



Đồng bằng sông Hồng

0%

2%

4%



19%



46%



1%



27%



Trung du và miền núi

phía Bắc

Bắc trung bộ và duyên

hải miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam bộ

Đồng bằng sông Cửu

Long

Dầu khí



1%



Biểu 5: Cơ cấu đầu tư theo vùng kinh tế



Trước đây, nguồn FDI chủ yếu đầu tư vào những vùng có kinh tế phát triển, đặc

biệt là khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… Ngoài ra, những khu vực

nông thôn, các tỉnh thành phố còn chưa phát triển, đang thực sự cần có nguồn FDI đầu tư

vào thì vẫn không được chú ý đến mặc dù nếu đầu tư vào những vùng này dự án được ưu

đãi rất nhiều về thuế, tiền thuê đất…. Nguyên nhân chính xảy ra tình trạng này là do ở các

thành phố lớn, cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi,

điện nước đầy đủ nên các doanh nghiệp đầu tư vào vùng này không mất công xây dựng cơ

sở từ đầu, tiết kiệm chi phí vận chuyển… Trong khi đó, vùng nông thôn hoặc các tỉnh

thành chưa xây dựng được kết cấu hạ tầng ban đầu nên khi doanh nghiệp đầu tư vào đây

thì họ buộc phải xây dựng cơ sở hạ tầng từ đầu. Như vậy, khoản ưu đãi mà họ nhận được

cũng không thể hấp dẫn họ đầu tư vào những vùng này. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA đầu tư

vào Việt Nam đã giải quyết được phần nào khó khăn về cơ sở hạ tầng cho nước ta.

1.3 nguồn vốn nước ngoài góp phần tạo ra năng lực sản xuất, nâng cao sức cạnh

tranh cho doanh nghiệp trong nước.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khu vực FDI đã cung cấp cho

nước ta nhiều công nghệ mới, hiện đại mà biểu hiện cụ thể nhất ở các ngành viễn thông,

dầu khí, ô tô, xe máy…tạo tiền đề cho sự phát triển của một số ngành công nghiệp mũi

45



nhọn ở nước ta hiện nay. Các doanh nghiệp FDI điển hình như Honda trong lĩnh vực sản

xuất ô tô, xe máy, Intels trong lĩnh vực điện tử,… chính là những người đi đầu trong việc

tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt

Nam cũng học hỏi được phương thức quản lý và làm việc của các doanh nghiệp FDI. Cụ

thể, trong các doanh nghiệp có vốn FDI, các cán bộ, nhân viên, kĩ sư người Việt có cơ hội

học hỏi công nghệ quản lý, tác phong làm việc, kĩ năng xử lý công việc của các cán bộ

quản lý nước chủ đầu tư.

Cùng với việc tạo ra năng lực sản xuất mới, các doanh nghiệp FDI còn tạo ra năng

lực cạnh tranh mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước. Trước đây, khi chưa có các

doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng ảm đạm, thiếu sức

cạnh tranh, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và bán ra thị trường không mấy quan tâm

đến chất lượng cũng như giá thành sản phẩm vì người tiêu dung không có nhiều lựa chọn

cho những sản phẩm đó. Nhưng hiện nay, các công nghệ hiện đại của thế giới phát triển,

tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý, mẫu mã đẹp trở thành thách thức

đối với các doanh nghiệp trong nước. Khi các doanh nghiệp FDI xuất hiện tại Việt Nam,

sản phẩm của họ được chào đón rộng rãi khiến các doanh nghiệp trong nước phải nhìn lại

chính mình, thay đổi, cải tiến sản xuất, cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp FDI

cũng như những sản phẩm nhập khẩu. Những năm gần đây, các tổ chức kinh tế thế giới

cũng đã nhận thấy rằng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng

tăng.

1.4 Nguồn vốn nước ngoài làm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Khi chưa có đầu tư nước ngoài, Việt Nam phải nhập khẩu các sản phẩm đòi hỏi

công nghệ cao như ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, máy móc…đây là những sản phẩm có

giá trị rất cao. Trong khi đó, sản phẩm xuất khẩu của nước ta lại chủ yếu là các sản phẩm

nông nghiệp, giá trị thấp. Chính vì vậy trong nhiều năm, cán cân thương mại của nước ta

đều trong tình trạng thâm hụt. Nhờ có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, kĩ thuật công nghệ

trong nước được cải thiện và đổi mới, nhiều sản phẩm mới được sản xuất ra trong nước,

thay thế hàng nhập khẩu, nhiều sản phẩm khác được sản xuất ra với mục đích xuất khẩu đã

thay đổi cán cân thương mại nước ta, đưa nước ta dần thoát khỏi tình trạng nhập siêu. Kim

46



ngạch xuất khẩu hàng năm tăng lên, kim ngạch nhập khẩu giảm xuống, làm tăng nguồn thu

ngoại tệ từ hoạt động ngoại thương.



Biểu 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các năm

1.5 Nguồn vốn nước ngoài góp phần tạo việc làm cho người lao động Việt Nam

Khi đầu tư vào nước ta, các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo ra khối lượng việc làm

khá lớn cho người dân Việt Nam giúp góp phần giải quyết hiệu quả tình trạng thất nghiệp

của lao động trong nước.



47



Biểu 7: Lao động Việt Nam làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Đơn vị tính: triệu người

Không chỉ làm tăng lượng việc làm cho lao động trong nước trực tiếp làm việc tại

các doanh nghiệp nước ngoài, nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn làm gia tăng nguồn thu

nhập một cách gián tiếp cho các lao động xung quanh khu vực doanh nghiệp đầu tư vào. Ví

dụ như một nhà máy đường được đầu tư thành lập ở một địa phương thì ngoài lượng việc

làm tạo ra cho những công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy, doanh nghiệp còn tạo ra

thu nhập gián tiếp cho người dân xung quanh đó thông qua việc trồng vùng nguyên liệu

mía để cung cấp cho nhà máy.Thêm vào đó, thu nhập của người lao động trong khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài cũng cao hơn thu nhập của người lao động ở khu vực khác trung

bình khoảng 30%.

1.6 Nguồn vốn nước ngoài góp phần thúc đẩy quá trình phát triển đổi mới và hội

nhập Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, tham gia vào phân công lao động quốc tế, mở

rộng bạn hàng và thị phần quốc tế

Với sự hỗ trợ của nguồn vốn nước ngoài, nền kinh tế trong nước có những bước

phát triển nhanh chóng, Việt Nam đã dần thoát ra khỏi nhóm nước có thu thấp trên thế

giới, kinh tế nước ta những năm gần đây luôn tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2009, tốc

48



độ tăng trưởng đạt 5,32%, năm 2010, tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm đạt 6,1%

so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt khác, sự kiện Việt Nam chính thức gia nhâp tổ chức thương mại thế giới WTO

đã đánh dấu một mốc son trong công cuộc đổi mới và hội nhập nền kinh tế của nước ta

hiện nay. Việt Nam đã bắt kịp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Sau sự

kiện này, nước ta có cơ hội tiếp cận với những nền kinh tế năng động, khoa học công nghệ

phát triển trên thế giới, từ đó, học hỏi những kinh nghiệm quản lý và áp dụng linh hoạt vào

nền kinh tế trong nước để kinh tế phát triển ngày càng nhanh chóng, ngày càng hợp lý.

2. Hạn chế:

II.1 Nguồn vốn nước ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế

nước ta.

Bên cạnh những tác động tích cực đến nền kinh tế thì nguồn vốn nước ngoài cũng

đem đến những ảnh hưởng tiêu cực cho kinh tế nước ta nếu như nguồn vốn nước ngoài

không được quản lý và sử dụng một cách hợp lý.

Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đều nhằm mục đích lợi nhuận

do vậy các doanh nghiệp này sẽ luôn tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận. Như vậy, để

giảm thiểu chi phí, họ không quan tâm đến các quy trình xử lý chất thải công nghiệp mà xả

thẳng chất thải ra môi trường hoặc xử lý không đúng tiêu chuẩn làm cho môi trường bị ô

nhiễm nặng nề. Trường hợp của công ty Vedan là một điển hình cụ thể. Công ty này đã

không xử lý nước thải mà xả thẳng ra con sông Thị Vải làm ô nhiễm nặng nề nguồn nước ở

đây và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân quanh vùng cũng như môi trường sinh thái của

con sông.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay chủ yếu hoạt động

trong những lĩnh vực đòi hỏi nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, hoạt động của các

doanh nghiệp này có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước ta vì việc khai thác

quá mức mà không có biện pháp bảo vệ.

Hơn nữa, do chế độ đãi ngộ đối với những lao động có trình độ cao của các doanh

nghiệp nước ngoài tốt hơn các doanh nghiệp trong nước nên dẫn đến việc những lao động

có trình độ tay nghề cao bị thu hút vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gây ra tình trạng

49



chảy máu chất xám. Thật vậy, chỉ tính riêng về lương, lao động trong khu vực này cũng có

thu nhập cao hơn khu vực khác khoảng 30%. Ngoài ra trong quá trình làm việc, có rất

nhiều chế độ trợ cấp, phụ cấp và thưởng theo doanh thu cho người lao động nếu họ có năng

lực, thái độ làm việc tốt và năng suất lao động cao.

2.2 Nguồn vốn nước ngoài tạo ra áp lực trả nợ cho nguồn vốn trong nước

Trong tổng nguồn vốn hỗ trợ ODA, chỉ có một phần nhỏ là nguồn viện trợ không

hoàn lại, còn phần lớn là nguồn vốn cho vay ưu đãi của các tổ chức, chính phủ nước ngoài.

Vì vậy, đây là một khoản nợ phải trả của chính phủ nước ta. Trong quá trình sử dụng

nguồn vốn này, nếu như việc quản lý vốn không tốt sẽ xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát

khiến cho hiệu quả sử dụng vốn không cao. Sau đó, khi các dự án ODA được đưa vào sử

dụng, nếu hiệu quả đầu tư không cao, việc thu hồi vốn chậm thì sẽ ảnh hưởng đến khả

năng trả nợ của chính phủ nước ta trong thời kỳ các khoản vay đến hạn.

Hiện nay ở Việt Nam, công tác quản lý và sử dụng nguồn ODA chưa thực sự tốt

khiến lòng tin của các nhà tài trợ vào khả năng tài trợ cho nước ta còn chưa cao. Điều này

thể hiện qua tỷ lệ vốn cam kết, vốn ký kết và vốn giải ngân như sau:

6000



5000



Cam kết

3000



Ký kết

Giải ngân



2000



1000



2008



2007



2006



2005



2004



2003



2002



2001



2000



1999



1998



1997



1996



1995



1994



0

1993



Triệu USD



4000



Năm



Biểu 8: Tỷ lệ vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân ở Việt Nam

50



2.3 Gây sức ép với các doanh nghiệp trong nước, làm phá sản các doanh nghiệp

nhỏ

Bên cạnh tác động tích cực đến việc tăng khả năng cạnh tranh của các doanh

nghiệp trong nước thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng đồng thời khiến nhiều doanh

nghiệp nhỏ trong nước phải cạnh tranh không cân sức dẫn đến phá sản bộ phận doanh

nghiệp này. Các doanh nghiệp nước ngoài hầu hết là những doanh nghiệp lớn mạnh, có

nguồn vốn lớn, kĩ thuật công nghệ cao, khả năng chịu thua lỗ tạm thời và khủng hoảng tốt.

Vì vậy, các doanh nghiệp này luôn có ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Về chất

lượng, sản phẩm ở khu vực này có chất lượng tốt, về giá cả, do dây chuyền sản xuất lớn,

công nghệ mới nên chi phí sản xuất thấp dẫn đến giá cả cạnh tranh. Đây là thách thức lớn

đối với các doanh nghiệp sản xuất nhỏ trong nước.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp này đôi khi chịu thua lỗ, bán với giá rẻ, cạnh tranh với các

doanh nghiệp trong nước nhằm làm thâu tóm bộ phận doanh nghiệp này. Với khả năng vốn

lớn, các doanh nghiệp nước ngoài có thế bù đắp được khoản lỗ này, nhưng các doanh

nghiệp trong nước thì do quy mô nhỏ, vốn ít nên không thể cầm cự được lâu trong tình

trạng thua lỗ. Như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài có được cơ hội mua lại các doanh

nghiệp phá sản để mở rộng sản xuất và độc chiếm thì trường sản phẩm.

2.4 Ảnh hưởng đến cán cân thương mại quốc gia

Mặt trái của việc cải thiện cán cân thương mại là việc nguồn vốn nước ngoài góp

phần làm thâm hụt cán cân thương mại do một số doanh nghiệp đầu tư vào nước ta đã nhập

khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài nhưng sản phẩm lại tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Ví dụ như các doanh nghiệp sản xuất xe máy tại Việt Nam như Honda, Yamaha… các

doanh nghiệp này đều nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài về, lắp ráp tại Việt Nam và tiêu

thụ tại thị trường Việt Nam.



51



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

×