1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Trong quá trình thẩm định dự án, tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án thuê tài chính, tuỳ từng khách hàng và điều kiện thực tế, cán bộ thẩm định sử dụng linh hoạt các nội dung tuỳ theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện. Tuỳ theo t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.73 KB, 97 trang )


phí của DN có làm doanh nghiệp lỗ không? Nếu lãi thì lãi bao nhiêu? Tính toán

nguồn trả nợ hàng năm của Doanh nghiệp (từ khấu hao và lợi nhuận sau thuế) để

xem thời hạn thuê có phù hợp hay không?

Đối với những thiết bị trực tiếp tạo ra doanh thu:

Trên cơ sở dự đoán đầu ra của dự án, CBTĐ phải dự đoán được doanh thu

mang lại từ dự án, những chi phí cần thiết để vận hành thiết bị đó (bao gồm cả khấu

hao TSCĐ), từ đó tính toán được lợi nhuận mang lại từ dự án là bao nhiêu? Có phù

hợp với tình hình thực tế của Doanh nghiệp?

Cân đối nguồn trả nợ của dự án:

Từ việc tính toán hiệu quả kinh tế của dự án, cân đối phần trả tiền gốc

thuê tài chính và tiền lãi thuê, xem dự án có cần nguồn hỗ trợ từ các hoạt động kinh

doanh khác hay không? Liên hệ với tình hình hoạt động thực tế của DN thì điều này

có phù hợp không? Từ đó có thể đánh giá mức độ khả thi của dự án.

Điều kiện đảm bảo:

Doanh nghiệp tham gia trả trước với tỷ lệ phần trăm nhất định để khi

doanh nghiệp không trả được nợ thì công ty CTTC thu và bán tài sản đảm bảo thu

hồi nợ.

1.4.3. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.

1.4.3.1. Tổng vốn đầu tư dự án

Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện,

vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc

không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.

Xác định tổng vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài

chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.

Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của

dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần

thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối

lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ ...

Thông thường, kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp



34



lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Công ty Cho

thuê tài chính đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về

phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết

trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v...), Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy

có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu

nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn

đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức

tài trợ tối đa mà Công ty nên tham gia vào dự án.

Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu

tư mới ở dạng khái toán, Cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút

ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán.

Ngoài ra, Cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu

động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở

thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.

1.4.3.2. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án

Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và

nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp

ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công.

Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn

có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước.

Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến

độ giải ngân, tính toán lãi thuê trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả.

1.4.3.3. Nguồn vốn đầu tư

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ thẩm định rà soát lại từng

loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại

nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả

năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều

kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả



35



năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các

nguồn vốn thực hiện dự án.

1.4.4. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.

Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho

phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu

tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất

nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên

sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể

như sau:

- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa

vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi

phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải

trả.

- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của

dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công

suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.

- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính

của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản

xuất trực tiếp.

- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các

doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài

chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng

năm.

- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác

định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.

- ...

Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ thẩm định phải thiết lập được các

bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và

khả năng trả nợ tiền thuê.



36



Thông thường, việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện. Trong

quá trình tính toán, cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục

khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo

Báo cáo thẩm định gồm:







Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ).







Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.

Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính,



gồm có:

- Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50-70%).

- Khấu hao cơ bản.

- Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.

Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ

tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:

* Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án:

- NPV.

- IRR.

- ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia).

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.

- Nguồn trả nợ hàng năm.

- Thời gian hoàn trả vốn vay.

- DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án).

Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu

khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi

mới công nghệ, đào tạo nhân lực, v.v. ... sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ

thể.



37



Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án và lập các bảng tính được hướng

dẫn tại PL-03/QT-TĐ-04 kèm theo.

1.5. Phương pháp thẩm định, tính toán tài chính, khả năng trả nợ và các

chỉ tiêu tài chính của dự án cho thuê tài chính

A. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án

Tuỳ theo đặc điểm, loại hình và quy mô của dự án, khi bắt tay vào tính toán

hiệu quả dự án, Cán bộ thẩm định cần xác định mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp

nhằm đảm bảo khi tính toán phản ánh trung thực, chính xác hiệu quả và khả năng

trả nợ của dự án.

Đối với dự án xây dựng mới độc lập, các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án

được tách biệt rõ ràng, dễ dàng trong việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra để

tính hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư chiều sâu, mở rộng

công suất, hoàn thiện quy trình sản xuất thì việc xác định mô hình đầu vào, đầu ra

phù hợp là tương đối khó khăn. Đối với loại dự án này, các mô hình sau đây thường

được sử dụng:

- Dự án mở rộng nâng công suất: Hiệu quả dự án được tính toán trên cơ sở

đầu ra là công suất tăng thêm, đầu vào là các tiện ích, bán thành phẩm được sử dụng

từ dự án hiện hữu và đầu vào mới cho phần công suất tăng thêm.

- Dự án đầu tư chiều sâu, hợp lý hoá quy trình sản xuất: Hiệu quả dự án được

tính toán trên cơ sở đầu ra là chi phí tiết kiệm được hay doanh thu tăng thêm thu

được từ việc đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu vào là các chi

phí cần thiết để đạt được mục tiêu về đầu ra.

- Dự án kết hợp đầu tư chiều sâu, hợp lý hoá quy trình sản xuất và mở rộng

nâng công suất: Hiệu quả của việc đầu tư dự án được tính toán trên cơ sở chênh

lệch giữa đầu ra, đầu vào lúc trước khi đầu tư và sau khi đầu tư. Để đơn giản trong

tính toán, đối với các dự án mà giá trị trước khi đầu tư không chiếm tỷ lệ lớn trong

tổng giá trị dự án sau khi đầu tư thì dự án trước khi đầu tư xem là đầu vào của dự án

sau khi đầu tư theo giá trị thanh lý.



38



Bước 2: Phân tích để tìm dữ liệu:

Khi đã xác định được mô hình đầu vào, đầu ra của dự án, cần phải phân tích

dự án để tìm ra các dữ liệu đầu vào, đầu ra cần thiết phục vụ cho việc tính toán hiệu

quả dự án bằng các bước sau đây:

- Đọc kỹ Báo cáo nghiên cứu khả thi, phân tích trên các phương diện khác

nhau của dự án để tìm ra các dữ liệu phục vụ cho công tác tính toán hiệu quả dự án.

Thông thường việc phân tích phương diện tài chính được thực hiện sau khi đã thực

hiện các phương diện khác như phương diện thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý,...

Việc phân tích các phương diện và rút ra các giả định có thể tóm tắt như sau:



TT



Phương diện phân tích



Giả định rút ra



1



Phân tích thị trường.



2



Nguyên nhiên vật liệu,

nguồn cung cấp.



3



Phân tích kỹ thuật công

nghệ.



4



Phân tích tổ chức quản lý.



5



Kế hoạch thực hiện, ngân

sách.



- Sản lượng tiêu thụ.

- Giá bán.

- Doanh thu trong suốt thời gian dự án.

- Nhu cầu vốn lưu động (Các khoản phải thu).

- Chi phí bán hàng.

- Giá các chi phí nguyên vật liệu đầu vào

- Nhu cầu vốn lưu động (các khoản phải trả).

- Công suất.

- Thời gian khấu hao.

- Thời gian hoạt động của dự án.

- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

- Nhu cầu nhân sự.

- Chi phí nhân công, quản lý.

- Thời điểm dự án đưa vào hoạt động .

- Chi phí tài chính.



- Xác định các giả định để tính toán cho trường hợp cơ sở (Phương án cơ sở):

tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án với các giả định dự kiến ở

mức sát với thực tế dự báo sẽ xảy ra nhất.

- Xác định các tình huống khác ngoài trường hợp cơ sở: Đánh giá độ tin cậy

của các dữ liệu trong trường hợp cơ sở, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án,



39



từ đó thiết kế các tình huống khác có thể xảy ra. Xác định các dữ liệu cơ sở có độ

tin cậy chưa cao và nhạy cảm đối với hiệu quả dự án để chuẩn bị cho bước phân

tích độ nhậy sau này.

Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở

3.1- Tầm quan trọng của công tác lập bảng thông số:

- Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán.

Các bảng tính được tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số.

- Chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy của dự án.

- Khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định, có thể kiểm soát ngay

trên bảng thông số mà không bị sai sót.

3.2- Phương pháp lập bảng thông số:

Trường hợp cơ sở là trường hợp giả định thường xảy ra nhất đối với dự án.

Các chỉ tiêu cần thiết của bảng thông số tuỳ thuộc vào từng dự án. Các thông số của

dự án nên được phân nhóm để dễ kiểm soát.

Nội dung của bảng thông số như sau:

Chỉ tiêu

I/ Sản lượng, doanh thu

- Công suất thiết kế

- Công suất hoạt động

- Giá bán

II/ Chi phí hoạt động

- Định mức NVL

- Giá mua

- Chi phí nhân công

- Chi phí quản lý

- Chi phí bán hàng.......

III/ Đầu tư

- Chi phí xây dựng nhà xưởng

- Chi phí thiết bị

- Chi phí đầu tư khác

- Thời gian khấu hao, phân bổ chi phí

IV/ Vốn lưu động

Các định mức về nhu cầu vốn lưu động

- Tiền mặt



40



ĐVT



Giá trị



Diễn giải



- Dự trữ nguyên vật liệu

- Thành phẩm tồn kho

- Các khoản phải thu

- Các khoản phải trả

V/ Tài trợ

- Số tiền vay

- Thời gian vay

- Lãi suất

VI/ Các thông số khác

- Thuế suất, tỷ giá,...

Ghi chú:

- Phần diễn giải để giải thích nguồn hay lý do đưa ra thông số.

- Việc lập bảng thông số được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán. Tuy

nhiên, các thông số phát sinh được bổ sung song song trong quá trình tính toán cho

đến khi hoàn chỉnh bảng thông số.

Bước 4: Lập các bảng tính trung gian

Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, cần phải lập các bảng tính trung gian.

Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn cho các giả định được áp dụng và

là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển

tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch sau này. Tuỳ mức độ phức tạp, đặc điểm của từng

dự án mà có số lượng, nội dung các bảng tính trung gian khác nhau. Đối với một dự

án sản xuất thì số lượng các bảng tính trung gian như sau:

Bảng 6: Bảng tính sản lượng và doanh thu

Chỉ tiêu



Năm 1



Năm 2



Năm 3



Công suất hoạt động

Sản lượng

Giá bán

Doanh thu

Thuế VAT

Doanh thu sau thuế VAT



Bảng 7: Bảng tính chi phí hoạt động



41



Năm ...



Chỉ tiêu



Năm 1



Năm 2



Năm 3



Năm ...



Nguyên vật liệu chính

Nguyên vật liệu phụ

Điện

Nước

Lương + BHYT

Chi phí thuê đất

Chi phí quản lý PX

Chi phí quản lý DN

Chi phí bán hàng

Tổng cộng chi phí hoạt động

Thuế VAT được khấu trừ

Chi phí hoạt động đã khấu trừ thuế

VAT

Trong các chi phí hoạt động, đối với từng dự án có thể lập các bảng tính trung

gian chi tiết cho từng loại chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, tiền lương và bảo

hiểm y tế, chi phí quản lý,... để đảm bảo tính rõ ràng và chính xác hơn. Một số bảng

tính trung gian chi tiết hơn về các loại chi phí hoạt động có thể như sau:

Bảng 7.1: Bảng tính chi phí nguyên vật liệu

Chỉ tiêu

1. Nguyên liệu chính

- Nguyên liệu A

- Nguyên liệu B

2. Nguyên liệu phụ

- Nguyên liệu C

- Nguyên liệu D

- Nguyên liệu E

3. Nhiên liệu



42



Giá

mua



CP vận

chuyển



CP mua

Tỷ

hàng khác giá



Giá

Định

thành mức/ĐVS

P



Định

mức CP

/ĐVSP



Bảng 7.2: Bảng tính các chi phí quản lý, bán hàng

Khoản mục

I. Chi phí quản lý phân xưởng

1. Định phí

- Tiền lương (số người, lương của từng

chức vụ)

- Chi phí thuê mướn nhà xưởng

- Phí bảo hiểm nhà xưởng

- Chi phí duy tu bảo trì thường xuyên

khác

2. Biến phí

- Nhiên liệu, phụ tùng thay thế

- Dịch vụ mua ngoài...

II. Chi phí quản lý doanh nghiệp

1. Định phí

- Tiền lương (số người, lương của từng

chức vụ)

- Chi phí thuê mướn văn phòng

- Văn phòng phẩm, điện thoại...

- Phí bảo hiểm văn phòng

- Chi phí duy tu bảo trì thường xuyên



43



Năm 1



Năm 2



Năm 3



Năm ...



khác.

2. Biến phí

- Các khoản chi phí theo mức độ sản xuất

III. Chi phí bán hàng

1. Định phí

- Tiền lương (số người, lương của từng

chức vụ)

- Chi phí thuê mướn cửa hàng

- Chi phí tiếp thị và các chi phí khác

2. Biến phí

- Bao bì, đóng gói

- Chi phí vận chuyển

- Các chi phí trực tiếp phục vụ bán hàng

khác



Bảng 8: Lịch khấu hao

Chỉ tiêu

I. Nhà xưởng

- Nguyên giá

- Đầu tư thêm trong kỳ

- Khấu hao trong kỳ

- Khấu hao luỹ kế

- Giá trị còn lại cuối kỳ

II. Thiết bị

- Nguyên giá

- Đầu tư thêm trong kỳ

- Khấu hao trong kỳ

- Khấu hao luỹ kế

- Giá trị còn lại cuối kỳ

III. Chi phí đầu tư khác

- Nguyên giá

- Đầu tư thêm trong kỳ

- Khấu hao trong kỳ



44



Năm 1



Năm 2



Năm 3



Năm ...



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

×