1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

3/ Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí sản xuất chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.8 KB, 45 trang )


Bài tập nhóm môn Phân tích hoạt động kinh doanh

= - 579.603.663

Ảnh hưởng của nhân tố chi phí công cụ dụng cụ

ΔC(C) = C(1) – C(k)d (C(k)d = Ck . Q1 /Qk )

= 20.214.000 - 22.145.560 *1,03

= - 2.595.926,8

Ảnh hưởng của nhân tố chi phí nhân công

ΔC(N) = N(1) – N(k)d (N(k)d = Nk . Q1 /Qk )

= 250.412.000 - 230.125.000 *1,03

= 13.383.250

Ảnh hưởng của nhân tố khoản trích theo lương

ΔC(L) = L(1) – L(k)d (L(k)d = L(k) . Q1 /Qk )

= 35.425.500 - 32.458.400 *1,03

= 1.993.348

Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khấu hao

ΔC(L) = K(1) – K(k)d (K(k)d = K(k) . Q1 /Qk)

= 704.548.500 - 720.131.000 * 1,03

= - 37,186,430

Ảnh hưởng của nhân tố chi phí dịch vụ mua ngoài

ΔC(D) = D(1) – D(k)d (D(k)d = D(k) . Q1 /Qk)

= 600.210.500 - 790.653.500 *1,03

= - 214.162.605

Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác bằng tiền

ΔC(T) = T(1) – T(k)d (T(k)d = T(k) . Q1 /Qk)

= 15.425.000 - 12.145.210 *1,03

= 2.915.433,7

+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

ΔC = ΔC(V) + ΔC(C) + ΔC(N) + ΔC(L) + ΔC(D) + ΔC(T)

=-579.603.663-2.595.926,8+13.383.250+1.993.348-37.186.430214.162.605 +2.915.433,7

= - 815.256.593,1

Nhận xét

Qua bảng số liệu tính toán và nội dung phân tích ta có nhận xét :

Doanh nghiệp không những hoàn thành kế hoạch mà còn giảm được chi

phí sản xuất chung 815.256.593,1 đồng. Chi phí sản xuất chung dự kiến

trong năm điều chỉnh theo Q1 là 28.626.904.093,1 và thực tế chi phí sản

xuất chung của doanh nghiệp trong năm là 27.811.647.500. Có được điều

này là do :

+ Ảnh hưởng của V ( Chi phí nguyên vật liệu ) : Kế hoạch điều chỉnh

theo Q1 là 26.765.015.663 đồng. Nhưng thực tế chi phí nguyên vật liệu

trong năm chỉ là 26.185.412.000 đồng, thấp hơn so với kế hoạch điều chỉnh

là 579.603.663 đồng.

+ Ảnh hưởng của D ( Chi phí dịch vụ mua ngoài ) : Kế hoạch điều chỉnh

theo Q1 là 814.373.105 đồng. Nhưng thực tế chi phí dịch vụ mua ngoài



-36-



Bài tập nhóm môn Phân tích hoạt động kinh doanh

trong năm chỉ là 600.210.500 đồng, thấp hơn so với kế hoạch điều chỉnh là

214.162.605 đồng.

Chính 2 nhân tố V và D ảnh hưởng nhiều nhất giúp doanh nghiệp giảm

được 815.256.593,1 đồng chi phí sản xuất chung trong năm. Các nhân tố

còn lại biến động không nhiều, nhìn chung sát với kế hoạch điều chỉnh đề

ra.

Chi phí nguyên vật liệu V giảm mạnh so với kế hoạch là do doanh

nghiệp chủ yếu nhập Lúa Úc, Lúa Canada và Lúa Mỹ. Trong năm mặc dù

sản phẩm sản xuất tăng từ 32.682,55 tấn lên 32.682,55 tấn đã làm cho

nguyên vật liệu X ( Lúa Úc ) nhập vào tăng một lượng tương ứng. Lúa Úc

theo kế hoạch là 3,278.10 nghìn đ/tấn nhưng thực tế chỉ là 3,100.20 nghìn

đ/tấn. Vì vậy đã làm giảm chi phí nguyên vật liệu cộng với giá nhập của Y

và Z không tăng giảm nhiều cho nên chi phí sản xuất chung trong năm giảm

so với kế hoạch.



-37-



Bài tập nhóm môn Phân tích hoạt động kinh doanh



PHẦN 3

CÁC BIỆN PHÁP HẠ THẤP GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY

BỘT MÌ VIỆT Ý

I/ Những ưu điểm và hạn chế của nhà máy bột mỳ Việt Ý.

1. Ưu điểm

+ Nhà máy bột mỳ Việt Ý hoạt động dưới sự lãnh đạo của công ty lương

thực và công nghiệp thực phẩm Đà Nẵng, sự tồn tại và phát triển của nhà

máy là một điều khích lệ và đáng tự hào. Trong quá trình hoạt động, nhà

máy đã không ngừng nâng cao, củng cố, cải tiến, hoàn thiện nhằm nâng cao

chất lượng sản phẩm để được khách hàng chấp nhận. Để đạt được kết quả đó

nhà máy đã cố gắng hết sức để sản xuất kinh doanh đúng đắn, từng bước

vươn lên khẳng định mình trên thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó,

nhà máy không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, để sản phẩm của

mình dễ dàng tiêu thụ, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

+ Chi phí sản xuất là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh

doanh, nó quyết định giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm cao hay thấp

phụ thuộc chi phí bỏ ra nhiều hay ít. Vì vậy nhà máy đã cố gắng tiết kiệm

chi phí sản xuất bằng cách nâng cao trình độ quản lý, hoàn thiện công tác

hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành.

2. Hạn chế:

+ Hiện nay nhà máy vừa thực hiện bán buôn và bán lẻ cho nhiều khách

hàng với nhiều nhu cầu khác nhau nên hay xảy ra thất thoát.

+ Nguyên vật liệu nhập vào nhà máy ngày càng tăng và biến động theo

thời vụ nên dẫn đến giá thành đơn vị không ổn định, đó là một bất lợi của

nhà máy trong việc tiêu thụ hàng hóa.

+ Kế hoạch sản xuất và giá thành sản phẩm đều do phòng kinh doanh lập

nên chưa sát với thực tế.

+ Với đặc điểm hàng tồn kho là hàng lương thực thực phẩm nên khó

khăn chung mà nhà máy không tránh khỏi là thời tiết nóng ẩm của miền

trung chính vì vậy mà không thuận lợi trong việc bảo quản hàng hóa.

II/ Giải pháp

1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nên

việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò quan trọng. Để

tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp doanh nghiệp cần tập trung giải

quyết hai vấn đề:

* Giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm bằng các

biện pháp sau đây:

- Tổ chức tốt khâu cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu tránh thất thoát, tiêu

hao nguyên vật liệu trên đường vận chuyển.

- Bố trí các kho hợp lý, thuận tiện cho việc nhập kho, bảo quản, thu hồi và

kiểm kê nguyên vật liệu.



-38-



Bài tập nhóm môn Phân tích hoạt động kinh doanh

- Tổ chức cấp phát, theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng

nguyên vật liệu theo định mức, bảo quản tiết kiệm.

- Tổ chức tốt khâu vận chuyển nguyên vật liệu trong nội bộ doanh nghiệp.

- Tổ chức việc thu hồi và tận dụng triệt để phế liệu, phế phẩm.

- Nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong đội ngũ công nhân và nhân

viên của doanh nghiệp.

- Xây dựng chế độ khen thưởng do tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu hợp lý.

- Cải tiến máy móc thiết bị và áp dụng kỹ thuật và công nghệ chế tạo tiên

tiến để giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

- Xây dựng các thủ tục và qui định cho các công tác cung ứng, vận chuyển,

bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu.

* Giảm đơn giá nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp bằng các biện

pháp:

- Đàm phán, tạo mối quan hệ tốt để giảm giá mua nguyên vật liệu.

- Tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên vật liệu với giá thấp.

- Giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, đóng gói nguyên vật liệu.

- Bảo quản nguyên vật liệu tốt, giảm chi phí bảo quản nguyên vật liệu.

- Giảm các chi phí khác về giao dịch trước khi mua, các chi phí kiểm

nghiệm trước khi mua.

- Tận thu phần giá trị nguyên vật liệu bị hư hỏng.

- Sử dụng nguyên vật liệu thay thế có giá trị thấp hơn khi cần thiết.

2. Giảm chi phí hao hụt hàng hóa

Hao hụt hàng hóa có liên quan tới nhiều khâu, nhiều yếu tố. Nhà máy vừa

bán buôn vừa bán lẻ cho nhiều khách hàng với nhu cầu về từng loại như bột

mỳ Non nước, bột mỳ Tiên Sa…, số lượng tương đối ít nên dễ xảy ra thất

thoát.

Để hạn chế thất thoát hàng hóa thì trước hết cần phải theo dõi chặt chẽ số

lượng và chất lượng của hàng nhập kho. Hàng trong kho cần được bố trí hợp

lý, các chủng loại, các mặt hàng khác nhau phải để ở những nơi khác nhau.

Cần phải tách riêng kho thành phẩm để dễ quản lý và xuất kho. Mỗi khâu,

mỗi bộ phận cần phải giao trách nhiệm cho một người cụ thể, đảm bảo mọi

sự thất thoát hàng hóa đều phải có người chịu trách nhiệm. Để việc bảo quản

lưu trữ hàng hóa đươc tốt nhà máy cần tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật

nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên công tác kho.

3. Tăng năng suất lao động

Tăng năng suất lao động làm giảm chi phí tiền lương công nhân sản xuất

và các khoản chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm. Tăng năng suất lao

động là tăng số lượng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra trong một đơn

vị thời gian hoặc giảm thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị

sản phẩm. Để nâng cao năng suất lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm,

doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp như sau:

- Tổ chức quá trình sản xuất khoa học nhằm tăng khối lượng sản phẩm với

cùng số lượng công nhân.



-39-



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

×