1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn hóa - Lịch sử >

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.84 KB, 91 trang )


giai đoạn phát triển nhưng chúng ta cũng không thể không lo ngại sự lớn

dần lên hố sâu ngăn cách giàu ngèo giữa các vùng, các quốc gia.

1.



Một số khái niệm liên quan đến đói nghèo.

Trong đời sống thực tiễn cũng như trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế



xã hội chúng ta thường thấy các khái niệm như “đói nghèo” hoặc “nghèo

khổ”, “giàu nghèo” và “phân hoá giàu nghèo”. Vậy “đói nghèo” là gì ?.

Trước hết trong nghiên cứu vấn đề đói nghèo có một khái niệm cần

được sáng tỏ đầu tiên đó là khái niệm về “nhu cầu tối thiểu”. Ở đây nhu cầu

tối thiểu được hiểu là những đảm bảo ở mức độ tối thiểu 3 nhu cầu thiết

yếu của cuộc sống con người gồm: ăn, mặc, ở và nhu cầu sinh hoạt hàng

ngày gồm văn hoá, y tế, đi lại, giao tiếp.

Việc thoả mãn những nhu cầu tối thiểu trong đời sống sinh hoạt của

mỗi thành viên trong xã hội ở những mức độ khác nhau do mức thu nhập

của họ quyết định. Những người có mức thu nhập được xếp hạng cao trong

xã hội sẽ được thoả mãn đầy đủ mọi sinh hoạt xã hội của bản thân thì gọi là

những người giàu. Những người có mức thu nhập thấp, không đủ khả năng

đáp ứng nhu cầu tối thiểu của đời sống sinh hoạt xã hội thì gọi là những

người nghèo. Giữa giàu và nghèo có một khoảng cách chênh lệch về thu

nhập được gọi là “ranh giới giàu nghèo”.

Định nghĩa về đói nghèo có rất nhiều, như định nghĩa Robert Mc

Namara, Chủ tịch ngân hàng thế giới: nghèo khổ cùng cực là một điều kiện

sống bị hạn chế bởi suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, ô nhiễm môi trường,

tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao và tuổi thọ thấp, còn tệ hại hơn với bất cứ định

nghĩa nào khả dĩ chấp nhận được về một cuộc sống bình dị nhất của con

người. Định nghĩa này vẫn luôn là lời mô tả đầy sức thuyết phục về thực

trạng cay đắng của cuộc sống mà một bộ phận dân số trên thế giới phải trải

qua. Hay còn có một định nghĩa nữa về đói nghèo của ESCAP trong các hội

nghị bàn về xoá đói giảm nghèo trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ở

4



Băng Cốc tháng 9/1993: Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không

được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã

hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập

quán của từng địa phương. Như vậy đói nghèo là một khái niệm mang tính

chất tương đối nhưng ở mức độ như thế nào đi nữa nó cũng bao gồm 2 mức

độ đói và nghèo.Theo cách hiểu thông thường thì nghèo có nghĩa là túng

thiếu. Trên thế giới cũng có nhiều khái niệm về nghèo, nhưng phổ biến hơn

cả là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. “Nghèo khổ tuyệt đối” hay còn

gọi là nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng

thoả mản các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Còn nghèo tương

đối là tình trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của

cộng đồng tại địa phương.

Thông thường nghèo đói đi đôi với thiếu đói, được hiểu là tình trạng

của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu, chưa đủ khả năng

đảm bảo có lương thực cần thiết để tồn tại. Trong bộ phận này có những

người “đói gay gắt”- bộ phận thiếu thốn và cực khổ nhất và ta có định

nghĩa: “đói gay gắt là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới

mức tối thiểu, đói ăn, chịu dứt bữa từ trên ba tháng trở lên”.

Cá nhân nghèo lại thường nằm trong các hộ nghèo (các gia đình

nghèo). Do đó để vấn đề nghiên cứu được sáng tỏ cần phải hiểu thế nào là

hộ và hộ nghèo. Hộ là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà bao

gồm những người cùng chung huyết thống, cùng ăn chung và cùng có

chung ngân quỹ. Hộ nông dân là là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên

quan tới sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động kinh tế - xã hội

khác. Chức năng kinh tế của hộ như: sản xuất lương thực, thực phẩm, nghề

phụ... được xem gắn liền với môi trường sản xuất. Trong một môi trường

sản xuất như nhau nhưng các hộ lại có những khả năng tổ chức thực hiện

những chức năng kinh tế khác nhau. Do đó sẽ làm ảnh hưởng tới thu nhập



5



của từng hộ. Từ đó ta có khái niệm hộ nghèo: “Hộ nghèo là những hộ có thu

nhập bình quân tính theo đầu người nằm dưới giới hạn nghèo đói. Giới hạn

nghèo đói được thể hiện ở mức thu nhập bình quân đầu người. Theo đánh

giá chung của nhiều nước, hộ có mức thu nhập bé hơn 1/3 mức trung bình

xã hội là hộ nghèo, tức là sống dưới mức 420USD/năm hay 35USD/tháng

theo quy định của ngân hàng thế giới.

2.



Mối quan hệ tăng trưởng, nghèo đói và phân phối thu nhập.

Chúng ta có thể thấy rằng vấn đề nghèo đói thường xuất hiện do tình



trạng kém phát triển hoặc phát triển không cân đối, do chiến lược phát triển

không chú ý căn nguyên của nghèo đói mà tưởng lầm rằng với sự tăng

trưởng kinh tế nghèo đói sẽ giảm bớt. Vấn đề nghèo đói thường đi đôi với

thu nhập và phân phối thu nhập không công bằng. Do vậy vấn đề xoá đói

giảm nghèo liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và công bằng hay

phúc lợi xã hội mà người dân được hưởng.

2.1



Hệ quan điểm và các biện pháp phân phối thu nhập.

Phương pháp thông thường nhất để đánh giá ảnh hưởng của sự phát



triển đến phúc lợi là thông qua nghiên cứu về phân phối và thu nhập. Hai

kiểu phân phối thu nhập thường đựơc nhắc tới là phân phối theo chức năng

và phân phối theo mức độ. Phân phối theo chức năng có liên quan đến sự

phân chia giữa các nhân tố của sản xuất theo truyền thống là đất đai, lao

động và tư bản. Phân phối thu nhập theo mức độ có liên quan đến việc phân

chia thu nhập của tất cả các hạng người và gia đình, được chia thành từng

loại trên cơ sở mức độ thu nhập gia đình. Lựa chọn một trong những cách

phân phối trên đây mặc dù khá công bằng nhưng hiện tượng “kẻ được nhiều

người được ít” là không thể tránh khỏi. Để hiểu sự phân phối loại này người

ta thường sử dụng mô hình đường cong Loren (mô hình1). Đường cong

Loren chỉ ra tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập cộng dồn của người nhận.



6



Hình dạng của đường cong này chỉ ra mức độ bất bình đẳng trong phân

phối thu nhập.



Mô hình 1: Đường cong Loren.

% céng dån TN



Đường cong Loren.

A



B



% céng dån ®Çu ngêi



Trong trường hợp tổng quát, đường cong Loren sẽ nằm giữa đường 45 0 và

trục phần trăm cộng dồn người nhận. Sự bất bình đẳng càng tăng khi đường

này càng cách xa đường thẳng 450 (đường hoàn toàn bình đẳng).

2.2. Số đo về sự bất bình đẳng và nghèo khổ

Trong một thời gian dài các nhà thống kê đã quan tâm đến việc tìm ra

một số đo có thể biểu diễn cụ thể hơn mức độ bất bình đẳng trong phân phối

thu nhập. Các số đo thống kê thông thường như độ lệch chuẩn, điều đó có

những sai lệch đáng kể. Số đo thường được dùng nhất là hệ số Gini, được

tính toán trên cơ sở đường cong Lorenz. Nếu phần diện tích được giới hạn

bởi đường 450 và đường cong Lorenz được ký hiệu là A và phần còn lại của

tam giác vuông được giới hạn bởi đường cong Lorenz và hai đường vuông

góc được ký hiệu là B thì hệ số Gini được tính như sau:

7



Hệ số Gini = Diện tích (A)/ Diện tích (A+B)

Có thể thấy rằng, về mặt lý thuyết giá trị của hệ só Gini là từ 0 (hoàn

toàn bình đẳng) đến 1 (hoàn toàn bất bình đẳng). Về mặt thực tế giá trị của

hệ số Gini là trong khoảng từ 0 đến 1. Ngân hàng thế giới (WB) nhận thấy

rằng trong thực tế giá trị của hệ số Gini thay đổi trong phạm vi hẹp hơn từ

0,2 đến 0,6. Tuy hệ số Gini đã lượng hoá được mức độ bất bình đẳng về

phân phối thu nhập, nhưng các nhà kinh tế nhận thấy rằng hệ số Gini cũng

chỉ phản ánh được mặt tổng quát nhất của sự phân phối, trong một số

trường hợp chưa đánh giá được những vấn đề cụ thể.

2.3



Tăng trưởng làm giảm nghèo khó như thế nào?

Mô hình 2: Mô hình chữ U ngược của Kuznet.



Hệ số Gini



Thu nhập đầu người

Theo Kuznet, trong giai đoạn đầu, khi thu nhập đầu người chưa cao thì

hệ số bất bình đẳng vẫn còn thấp. Đến giai đoạn bắt đầu phát triển mức độ

bất bình đẳng ngày càng cao. Nhưng đến một mức thu nhập nào đó hệ số

này sẽ giảm đi. Hay nói một cách khác tăng trưởng đã ảnh hưởng tới hệ số

Gini hay tới sự giảm nghèo đói.

Nhưng muốn biết được tăng trưởng làm giảm nghèo đói như thế nào,

chúng ta cần phải biết ai được hưởng những thành tựu tăng trưởng đó.

Người giàu hay người nghèo? Muốn giải thích được điều này, lại cần tới



8



giải đáp về trình độ bình đẳng trong quốc gia về phân phối thu nhập. Có

những nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ nghèo đói vẫn cao (thậm chí

tăng cùng tốc độ tăng trưởng). Ở các nước kinh tế thị trường đang phát

triển, việc lập kế hoạch cho sự phát triển kinh tế bền vững từ những năm

1950 được chi phối bởi niềm tin rằng: sự tăng trưởng sẽ “thấm” dần đến

người nghèo và làm lợi cho mọi thành viên của xã hội. Theo đường lối này

người ta hy vọng người nghèo sẽ được lợi từ tăng trưởng kinh tế thông qua

mối quan hệ phân phối lại thu nhập trực tiếp. Song, ở phần lớn các nước

đang phát triển việc phân phối lại còn đang hạn chế, cho nên cách này

không hiệu quả mấy.

Tăng trưởng GDP vẫn là yếu tố chung cần thiết và quan trọng nhất cho

mọi chiến lược. Song điều này không có ý nghĩa là tăng trưởng kinh tế lúc

nào cũng có lợi cho người nghèo. Vấn đề giải quyết ở đây là các nước phải

lựa chọn con đường phát triển như thế nào để hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ

nghèo đói. Muốn vậy phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và

phát triển hay nói cách khác giữa tổng thu nhập xã hội và công bằng trong

phân phối thu nhập đó. Đó cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng

nghèo đói của một bộ phận dân cư.

2.4 Nghèo đói làm chậm quá trình phát triển.

Chúng ta thấy rằng: phát triển kinh tế góp một phần quan trọng làm

giảm tỷ lệ đói nghèo. Đó là ảnh hưởng tích cực, đến lượt mình tình trạng

đói nghèo ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển theo chiều hướng tiêu

cực. Nghèo đói đã gây nên những vấn đề như: tệ nạn xã hội, vấn đề ô nhiễm

môi trường... mà đây là những yếu tố kìm hãm sự phát triển. Vấn đề ở đây

là các nước phải lựa chọn con đường phát triển như thế nào: hướng vào tăng

trưởng hay phát triển (trong đó có tăng phúc lợi cho người nghèo). Hiện nay

các nước trên thế giới thường lựa chọn con đường đi kết hợp cả tăng trưởng

và phát triển hay nói cách khác là tăng trưởng đi đôi với giảm đói nghèo.



9



3.



Các quan điểm về đói nghèo trên thế giới.



3.1 Trường phái cổ điển.

Trong khoa học xã hội và nhân văn, các nhà kinh tế học là người đầu

tiên trong việc nghiên cứu vấn đề đói nghèo. Ngay từ đầu thế kỹ 21 đã có

những công trình nghiên cứu mang tính phụ trợ cho cuộc phân tích về phân

phối thu nhập. Lý thuyết nghèo đói có thể bắt nguồn từ những tư tưởng của

trường phái cổ điển, chủ yếu dựa vào luật điều hành phân phối các yếu tố

thu nhập. Theo cách tiếp này, quá trình phát triển được thông qua sự tăng

trưởng. Lý thuyết này dự đoán mức tăng bất bình đẳng và nghèo khổ trong

những giai đoạn đầu và giảm dần ở các giai đoạn phát triển sau.

3.2 Trường phái tân cổ điển.

Cơ sở cho lý thuyết về nghèo khổ cho trường phái này xuất phát từ lý

luận: giá trị của các yếu tố đầu vào (lao động và sản xuất) và sản phẩm đầu

ra đồng thời được xác định qua cạnh tranh và phụ thuộc vào mức độ khan

hiếm trên thị trường “hoàn hảo”. Khi đó thu nhập của hộ sẽ được đánh giá

qua các nguồn thu từ lao động và tài sản của hộ đó. Theo họ, thu nhập từ

lao động có tỷ lệ nhiều hơn so với thu nhập từ tài sản thì sự bất bình đẳng

về thu nhập và sự nghèo khổ giảm đi, còn thu nhập quốc gia sẽ tăng lên.

Luận điểm này rất có ý nghĩa trong các chính sách định hướng tăng trưởng

tạo ra sự phân phối thu nhập mang tính đồng đều hơn. Một ý đồ quan trọng

của trường phái này là nhằm giải thích mức độ chênh lệch giàu nghèo từ

“nguồn lực con người”. Họ cho rằng các cá nhân càng có thời gian đào tạo

lâu thì sẽ càng được nhiều bù đắp hàng năm dưới dạng thu nhập. Như vậy

phân hoá giàu nghèo là một tất yếu. Tuy nhiên họ đã bỏ qua sự khác biệt về

cơ hội giáo dục hay đào tạo và có thể giải quyết các vấn đề trên thông qua

việc tạo ra các cơ hội bình đẳng, mà việc học hành không những có tầm

quan trọng như sự đầu tư vào nguồn vốn mà còn là một quá trình tuyển

chọn. Mà điều đó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ cấu thị trường, tập



10



quán, địa vị xã hội... và đặc biệt là thu nhập. Với người nghèo, thu nhập của

họ đã thấp, họ lấy đâu để có phần giành được những cơ hội này.

3.3. Quan điểm của Fields (1980):

Chúng ta đã được biết rằng bất bình đẳng về thu nhập và đói nghèo sẽ

tăng cao ở các giai đoạn đầu và giảm dần ở các giai đoạn sau. Theo Fields,

xu hướng gia tăng bất bình đẳng và nghèo khổ được giải thích bởi ba yếu tố

chủ yếu là sự tích luỹ được tập trung ở nhóm người có thu nhập cao, tăng

phần thu nhập từ khu vực phi nông nghiệp do thu nhập từ nông nghiệp

tương đối đồng đều và mở rộng hơn những chênh lệch ngân sách trong công

nghiệp và các ngành phi nông nghiệp do áp dụng các công nghệ mới. Việc

giảm mức độ nghèo khổ và bất bình đẳng ở các giai đoạn sau là do vai trò

của các biện pháp chính trị, pháp luật nhằm hạn chế tích luỹ tài sản và

chuyển thu nhập cho nhóm người ở bậc thang thấp hơn trong xã hội.

3.4. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin:

Ngay từ những năm 50 của thế kỉ XIX, Cac Mac và Ph-Angghen, khi

bắt đầu lập học thuyết của mình, họ đã viết những tác phẩm nổi tiếng

nghiên cứu về tình trạng nghèo khổ của giai cấp tư sản và những người lao

động dưới ách thống trị của chủ nghĩa tư bản trong tác phẩm như “Bản thảo

kinh tế – triết học” năm 1844 của Mac, “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”

năm 1845 của Ph-Angghen, “Tư bản” của C.Mac và Ph-Angghen. Ở đó họ

đã mô tả thực cảnh nghèo đói của giai cấp vô sản phải bán sức lao động

trong các xưởng chợ của nông dân bị cưỡng đoạt ruộng đất, mất hết tư liệu

sản xuất phải chạy ra các đô thị, bổ sung vào đội quân thất nghiệp. Trái

ngược với thực trạng đó, là sự giàu có tột độ của thiểu số người thuộc giai

cấp tư sản. Theo họ nguồn gốc sâu xa của tình trạng nghèo đói trên là ở chỗ

chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ở chế độ áp bức bóc lột

và tình trạng nô dịch con người. Do đó muốn xoá bỏ cảnh đói nghèo phải

xoá bỏ chế độ tư hữu bóc lột ấy.



11



Tiếp tục những giải thích trên, sau Cách mạng Tháng 10 năm 1917

trong bước chuyển từ “chính sách cộng sản thời chiến” sang chính sách

“kinh tế mới” V.I. Lenin là người chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá,

dùng lợi ích vật chất như là một nhân tố kích thích, một đòn bẩy kinh tế để

khuyến khích mọi người lao động, giải phóng sản xuất, phát triển kinh tế.

Đó là một trong những biện pháp để xoá bỏ căn bản tình trạng đói nghèo,

nhất là khu vực nông thôn, miền núi trong công cuộc xây dựng xã hội mới.

Tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mac-Lenin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

xây dựng nên lí luận về cách mạng giải phóng dân tộc chống thực dân.

Ngay từ những ngày đầu của cách mạng Người đã đặc biệt chăm lo đến đời

sống của nhân dân. Người coi dốt, đói cũng là giặc. Chính vì thế Người đã

sớm phát động cuộc thi đua ái quốc, kêu gọi toàn dân đem sức tăng gia sản

xuất, thực hành tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo cho nhau, quyên góp gạo để

cứu đói. Ngay từ thời gian này Người đã coi tư tưởng sâu sắc về xoá đói

giảm nghèo, phải từng bước phấn đấu cho đất nước phú cường, nhà nhà

phồn thịnh.

II.



TIÊU CHUẨN, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO Ở

VIỆT NAM:



1.



Tiêu chuẩn nghèo đói của Việt Nam



1.1. Tiêu chuẩn đói nghèo do ngân hàng thế giới xác định cho Việt

Nam:

Ngân hàng thế giới đã xác định những tiêu chuẩn về đói nghèo cho

Việt nam gồm 2 giới hạn: giới hạn đói nghèo về mức năng lượng tiêu thụ

một ngày và thu nhập bình quân hàng năm. Theo tiêu chuẩn tổ chức này

giới hạn đói nghèo là 2200 kcalo/người/ngày là một giới hạn chuẩn và cho

rằng đó là khối lượng calo cần thiết cho hoạt động hàng ngày và cho sức

khoẻ lâu dài. Trên cơ sở mức bình quân gia quyền theo dân số của các giới

hạn riêng cho mỗi vùng. Ngân hàng thế giới đã xác định giới hạn đói nghèo

trung bình quốc gia là 1.090.000 đồng/người/năm ở Việt nam. Tính trung

12



bình giới hạn đói nghèo nằm ở mức cao đối với khu vực thành thị:

1.293.000 đồng/người/năm so với 1.040.000 đồng/người/năm ở khu vực

nông thôn. Với giới hạn đói nghèo này khoảng 51% dân số Việt nam được

xếp vào diện đói nghèo. (Việt Nam nghèo đói và chiến lược, Ngân hàng thế

giới, tháng 1-1995)

1.2. Tiêu chuẩn đói nghèo do Bộ LĐTBXH công bố:

Bộ Lao động Thương binh và xã hội là cơ quan thuộc Chính phủ được

nhà nước giao trách nhiệm nghiên cứu và công bố chuẩn mực đói nghèo của

cả nước qua từng thời kì.

Trước đây theo thông báo số 1751/LĐTBXH ngày 20 tháng 5 năm

1997 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội đưa ra như sau:

- Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một

tháng quy ra gạo dưới 13 kg tương đương 45 nghìn đồng (tính chung cho

mọi vùng).

- Hộ nghèo: là những hộ có mức thu nhập bình quân quy ra gạo:

+ Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng (tương

đương 55 nghìn đồng).

+ Vùng nông thôn đồng bằng, trrung du: dưới 20 kg/người/tháng

(tương đương 70 nghìn đồng).

+ Vùng thành thị dưới 25 kg/người/tháng (tương đương 90 nghìn

đồng).

Chuẩn mức đói nghèo này là mức tối thiểu (xét trên phạm vi cả nước),

tuỳ thuộc vào điều kiện của từng địa phương có thể đưa chuẩn mức đói

nghèo cao hơn quy định trên nhưng phải đáp ứng điều kiện của thông báo

số1751/LĐTBXH đó là:

+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập trung bình của cả

nước.

13



+ Có tỷ lệ hộ đói nghèo thấp hơn tỷ lệ đói nghèo trung bình của cả

nước.

+ Tự cân đối được ngân sách và tự giải quyết được các chính sách đói

nghèo theo chuẩn mực nâng lên.

Theo chuẩn mực đói nghèo này, đến hết năm 1998 cả nước còn

khoảng 2,5 triệu hộ (khoảng 12,5 triệu người), đói nghèo chiếm tỷ lệ 15,7%

trong đó có 300.000 hộ thường xuyên thiếu đói. Đến năm 2000 thì tỷ lệ đói

nghèo giảm xuống còn 11,4%.

- Xã nghèo là xã bao gồm các đặc trưng sau:

+ Tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm trên 40% số hộ trong xã.

+ Thiếu các cơ sở hạ tầng, đường giao thông, trạm điện, trường tiểu

học, trạm y tế, nước sạch sinh hoạt.

Nay có sự thay đổi chuẩn mực đói nghèo của Việt nam vào cuối năm

2000, thông qua quyết định số 1143/2000 QĐ-LĐTBXH. Quy định chuẩn

mực đói nghèo như sau:

- Hộ nghèo:

+ Vùng nông thôn miền núi hải đảo: 80.000 đồng/tháng.

+ Vùng nông thôn đông bằng 100.000 đồng/tháng.

+ Vùng thành thị 150.000 đồng/tháng.

- Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên theo tiêu chuẩn

nghèo và chưa đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu. Theo tiêu chuẩn mới này năm

2000 cả nước còn 1,5 triệu hộ nghèo khoảng 7,5 triệu người, chiếm tỷ lệ

17% trong đó hộ thường xuyên thiếu đói chiếm gần 11% tổng số hộ trong

cả nước. Về cơ sở hạ tầng đã có trên 90% xã có đường ô tô đến trung tâm

xã, 80% xã có đủ trường lớp học bậc tiểu học, 98% xã có trạm y tế, 80% có



14



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

×