1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn hóa - Lịch sử >

c) Về văn hoá xã hội:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.84 KB, 91 trang )


Về thuỷ lợi, vùng miền núi phía Bắc nằm trong khu vực của 4 hệ thống

sông chính là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã và sông Mê Kông với

nhiều nhánh sông nhỏ, tuy nhiên nguồn nước lại phân bố không đồng đều

về lãnh thổ và theo mùa. Do đó cần đầu tư hệ thống thuỷ lợi cho vùng nhằm

mục đích tạo điều kiện ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp trước hết

là sản xuất lương thực đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo. Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn đã đầu tư các công trình đầu mối như hệ

thống thuỷ nông Hồ Núi Cốc, Hồ Gò Miếu (Thái Nguyên). Những năm qua

nhờ tích cực thực hiện chủ trương xây dựng các công trình thuỷ lợi quy mô

vừa và nhỏ đến nay toàn khu vực đã xây dựng được nhiều hồ chứa nước,

hàng vạn công trình tiểu thuỷ nông ở các xã.

Về cấp nước, cùng với đà tăng dân số và phát triển kinh tế nhu cầu nước

sinh hoạt và phục vụ công nghiệp trong vùng tăng lên nhanh chóng. Đến

nay vùng đã xây đựng và đưa vào sử dụng được hơn 20 nghìn công trình

cấp nước sinh hoạt với dân số được cấp nước sạch gần 1 triệu người. Cùng

với cấp nước ở nông thôn cấp nước sạch cho các đô thị, các điểm trung tâm

thương mại đang phát triển nhanh chóng cũng là vấn đề cần được quan tâm

trong cấp nước ở khu vực này.

4.



Một số tồn tại, khó khăn trong thực hiện xoá đói giảm nghèo

Trong quá trình thực hiện xoá đói giảm nghèo giữa trung ương và địa



phương còn thiếu thông tin qua lại thường xuyên về kế hoạch và tiến trình

thực hiện của các ngành và các địa phương khác. Do đó dẫn đến nhiều

trường hợp chồng chéo hay không ăn khớp trong các hoạt động làm chậm

trễ việc áp dụng các chủ trương chính sách hoặc lãng phí trong đầu tư trong

khi kết quả đạt được thì thấp.

Một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong điều hành chỉ đạo

thực hiện các chính sách và định hướng quy hoạch dài hạn là công tác dự

báo phát triển. Nhờ đó có thể hoạch định các chính sách và điều chỉnh các

kế hoạch theo hướng đón đầu các cơ hội. Do tình trạng phát triển kinh tế

53



còn yếu của khu vực nên đến nay sự quan tâm dự báo các vấn đề phát triển

của vùng chưa thực sự được Chính phủ và các ngành trung ương quan tâm

xây dựng. Vì vậy đã làm hạn chế không nhỏ trong khai thác và huy động tối

đa các tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực để thực hiện mục tiêu xoá đói

giảm nghèo. Hơn nữa vùng miền núi phía Bắc do kết cấu hạ tầng có nhu

cầu đầu tư lớn, tỷ lệ nghèo đói cao, trình độ dân trí thấp nhưng nguồn lực và

khả năng của cán bộ chưa đáp ứng.

Cùng với vai trò xây dựng và ban hành các chính sách, quyết định đưa vào

thực tế những chủ trương đường lối lớn của Đảng và Nhà nước về xoá đói

giảm nghèo ở vùng núi phía Bắc. Chính phủ còn phải thực hiện công tác kiểm

tra giám sát và đôn đốc các ngành ở khu vực thực hiện các chính sách và quyết

định đó. Tuy nhiên trong những năm qua công tác này chưa được Chính phủ

theo dõi thường xuyên nên đã xảy ra tình trạng một số chính sách chậm đi vào

cuộc sống hoặc một số chương trình dự án đầu tư ở khu vực theo chủ trương

của Nhà nước thì bị thực hiện sai mục tiêu hoặc bị thất thoát vốn. Các địa

phương nhìn chung còn thiếu năng động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các

định hướng dài hạn và các chủ trương xoá đói giảm nghèo trên địa bàn mình

quản lí. Một số nơi vẫn còn tâm lí trông chờ ỷ lại vào Chính phủ, cứng nhắc

trong thực hiện các mục tiêu kế hoạch và chủ trương đề ra mà còn chưa nhạy

bén với tình hình mới. Chưa thực sự thực hiện tốt nhiệm vụ với vai trò là tuyến

quản lí nhà nước ở cơ sở để đề bạt các sáng kiến mới về cơ chế chính sách nên

trung ương giúp Chính phủ và các ngành trung ương đổi mới hơn trong công

tác hoạch định và chỉ đạo thực hiện xoá đói giảm nghèo ở vùng miền núi phía

Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Do những tồn tại trong công tác chỉ đạo của trung ương và địa phương

nên một số quy định còn có điểm vướng mắc, khó tổ chức thực hiện. Một số

chính sách ban hành hiệu quả thực thi chưa cao, chưa tạo cho người nghèo

ở một số địa phương có khả năng tiếp cận chương trình xoá đói giảm nghèo

như: chính sách cho vay vốn ưu đãi người nghèo, chính sách khám chữa

54



bệnh, chính sách hỗ trợ con em nghèo trong giáo dục đào tạo. Sự phối hợp,

kết hợp lồng ghép các chương trình và nguồn kinh phí trên cùng một địa

bàn chưa chặt chẽ, dẫn đến lãng phí và thất thoát quỹ xoá đói giảm nghèo.

Trình độ và kiến thức sản xuất cuả một bộ phận người nghèo còn thấp,

hạn chế đến việc tiếp thu tiến bộ mới về giống, công nghệ sản xuất và tiếp

cận vốn cho vay ưu đãi. Một hạn chế trong công tác xoá đói giảm nghèo

nữa là đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo còn thiếu về số

lượng, yếu về chất lượng, kém về kiến thức, kinh nghiệm tổ chức thực hiện.



CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO CÁC

TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

I.



PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO THỰC

HIỆN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐẾN NĂM 2005



Từ hội nghị trung ương lần thứ 5 (khoá VII) Đảng ta đã chủ trương xoá

đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng

như trong chiến lược phát triển chung của xã hội. Văn kiện đại hội lần thứ

VIII của Đảng một lần nữa đã nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công

tác xoá đói giảm nghèo, đã xác định phải nhanh chóng đưa các hộ nghèo

thoát ra khỏi hoàn cảnh túng thiếu hiện nay và sớm hoà nhập với sự phát

triển chung của đất nước. Do đó chúng ta phải tiến hành công tác xoá đói

giảm nghèo với hiệu quả kinh tế xã hội tốt hơn theo phương hướng và mục

tiêu đúng đắn, xác thực với quan điểm đổi mới và sáng tạo cùng những

phương pháp thích hợp.

1.



Phương hướng:

Phương hướng xoá đói giảm nghèo ở nước ta nói chung và các tỉnh



miền núi phía Bắc nói riêng trong thời gian tới là: “Phát triển sản xuất, phát

triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, giải quyết nhu cầu xã hội về việc

làm, thu nhập, đời sống xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo

những điều kiện và chính sách sao cho tăng trưởng kinh tế phục vụ lợi ích

55



cộng đồng, đem lại lợi ích ngày càng nhiều hơn cho người lao động, đời

sống vật chất và tinh thần được cải thiện theo mục tiêu ngày càng phát

triển”. Phương hướng này có điểm mấu chốt là phát triển sản xuất và thực

hiện công bằng xã hội. Tiếp đó, Đảng ta cũng chỉ rõ : “Thực hiện tốt

chương trình xoá đói giảm nghèo nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, và

đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng và phát triển quỹ xoá đói giảm nghèo

bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, quản lý chặt chẽ đầu tư đúng

đối tượng và có hiệu quả. Tổ chức tốt đời sống xã hội trên từng địa bàn

trong điều kiện thu nhập bình quân đầu người còn thấp vẫn tạo một cuộc

sống khá hơn cho nhân dân. Mở rộng diện các xã có điện, đường, trường

học, trạm y tế, có nước sạch…”.

Như vậy, giải quyết đói nghèo, không chỉ đơn thuần trong kinh tế mà

phải liên kết kinh tế –xã hội. Xoá đói giảm nghèo không thể thụ động bằng

các biện pháp nhất thời hoặc thuần tuý cứu trợ. Về cơ bản phương hướng

xoá đói giảm nghèo phải tìm thấy ở sản xuất gốc rễ của xoá đói giảm nghèo

và phát triển bền vững. Mặt khác, đói nghèo ở nước ta lại xuất phát từ hai

nguyên nhân: nó vừa là hậu quả của nghèo nàn lạc hậu, lại vừa là hậu quả

của phân hoá trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nên các biện pháp xoá

đói giảm nghèo cũng cần phải đồng bộ để giải quyết triệt để đói nghèo.

2.



Mục tiêu

Để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo cần phải thực hiện các mục



tiêu về phúc lợi xã hội vì các mục tiêu này đều có liên quan đến tình hình

nghèo đói ở nước ta.

Giải quyết các vấn đề xã hội luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và

Nhà nước ta, mục tiêu tổng quát về xã hội đến năm 2020 là ở nước ta sẽ

không còn gia đình nào sống trong tình trạng nghèo khổ, mỗi người dân đều

có cuộc sống no đủ, có mức hưởng thụ khá về văn hoá và sánh vai với các

nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu tổng quát này

cần thực hiện các mục tiêu :

56



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

×