1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn hóa - Lịch sử >

Tiêu chuẩn nghèo đói của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.84 KB, 91 trang )


bình giới hạn đói nghèo nằm ở mức cao đối với khu vực thành thị:

1.293.000 đồng/người/năm so với 1.040.000 đồng/người/năm ở khu vực

nông thôn. Với giới hạn đói nghèo này khoảng 51% dân số Việt nam được

xếp vào diện đói nghèo. (Việt Nam nghèo đói và chiến lược, Ngân hàng thế

giới, tháng 1-1995)

1.2. Tiêu chuẩn đói nghèo do Bộ LĐTBXH công bố:

Bộ Lao động Thương binh và xã hội là cơ quan thuộc Chính phủ được

nhà nước giao trách nhiệm nghiên cứu và công bố chuẩn mực đói nghèo của

cả nước qua từng thời kì.

Trước đây theo thông báo số 1751/LĐTBXH ngày 20 tháng 5 năm

1997 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội đưa ra như sau:

- Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một

tháng quy ra gạo dưới 13 kg tương đương 45 nghìn đồng (tính chung cho

mọi vùng).

- Hộ nghèo: là những hộ có mức thu nhập bình quân quy ra gạo:

+ Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng (tương

đương 55 nghìn đồng).

+ Vùng nông thôn đồng bằng, trrung du: dưới 20 kg/người/tháng

(tương đương 70 nghìn đồng).

+ Vùng thành thị dưới 25 kg/người/tháng (tương đương 90 nghìn

đồng).

Chuẩn mức đói nghèo này là mức tối thiểu (xét trên phạm vi cả nước),

tuỳ thuộc vào điều kiện của từng địa phương có thể đưa chuẩn mức đói

nghèo cao hơn quy định trên nhưng phải đáp ứng điều kiện của thông báo

số1751/LĐTBXH đó là:

+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập trung bình của cả

nước.

13



+ Có tỷ lệ hộ đói nghèo thấp hơn tỷ lệ đói nghèo trung bình của cả

nước.

+ Tự cân đối được ngân sách và tự giải quyết được các chính sách đói

nghèo theo chuẩn mực nâng lên.

Theo chuẩn mực đói nghèo này, đến hết năm 1998 cả nước còn

khoảng 2,5 triệu hộ (khoảng 12,5 triệu người), đói nghèo chiếm tỷ lệ 15,7%

trong đó có 300.000 hộ thường xuyên thiếu đói. Đến năm 2000 thì tỷ lệ đói

nghèo giảm xuống còn 11,4%.

- Xã nghèo là xã bao gồm các đặc trưng sau:

+ Tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm trên 40% số hộ trong xã.

+ Thiếu các cơ sở hạ tầng, đường giao thông, trạm điện, trường tiểu

học, trạm y tế, nước sạch sinh hoạt.

Nay có sự thay đổi chuẩn mực đói nghèo của Việt nam vào cuối năm

2000, thông qua quyết định số 1143/2000 QĐ-LĐTBXH. Quy định chuẩn

mực đói nghèo như sau:

- Hộ nghèo:

+ Vùng nông thôn miền núi hải đảo: 80.000 đồng/tháng.

+ Vùng nông thôn đông bằng 100.000 đồng/tháng.

+ Vùng thành thị 150.000 đồng/tháng.

- Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên theo tiêu chuẩn

nghèo và chưa đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu. Theo tiêu chuẩn mới này năm

2000 cả nước còn 1,5 triệu hộ nghèo khoảng 7,5 triệu người, chiếm tỷ lệ

17% trong đó hộ thường xuyên thiếu đói chiếm gần 11% tổng số hộ trong

cả nước. Về cơ sở hạ tầng đã có trên 90% xã có đường ô tô đến trung tâm

xã, 80% xã có đủ trường lớp học bậc tiểu học, 98% xã có trạm y tế, 80% có



14



hệ thống công trình thuỷ lợi, 50% số hộ được sử dụng nước sạch, 85% xã

có nguồn điện sinh hoạt đến trung tâm xã, 70% xã có chợ.

Mục tiêu nước ta đến năm 2005: giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống dưới

10%, trung bình mỗi năm giảm 1,5-2% khoảng 28-30 vạn hộ/năm, không

để đói kinh niên. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo như

thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, đường dân sinh, điện nước sinh hoạt,

chợ... Hàng năm tạo việc làm cho 1,4-1,5 triệu lao động giảm tỷ lệ sử dụng

thời gian lao động nông thôn lên 80%.

Để đạt được điều đó, cần có mục tiêu cụ thể: trang bị kiến thức, nâng

cao dân trí cho các hộ đói nghèo để họ áp dụng thiết bị kĩ thuật trong sản

xuất kinh doanh, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập, đồng

thời bảo vệ môi trường sinh thái.

2.



Đặc điểm của các hộ nghèo ở Việt nam:



2.1. Nghề nghiệp, tình trạng việc làm và trình độ học vấn:

2.1.1. Người nghèo chủ yếu là những người nông dân:

Trong giai đoạn 1993 đến năm 1998 đã có sự thay đổi dần dần về tỷ lệ

dân cư tính theo nhóm nghề nghiệp. Tỷ trọng những hộ có chủ hộ làm việc

trong các ngành nông nghiệp, chế tạo và xây dựng đã giảm đi chút ít và tỷ

trọng các hộ có chủ hộ làm việc trong các căn phòng hay dịch vụ bán hàng

tăng lên không đáng kể. Mức nghèo ở Việt nam giảm chủ yếu do tỷ lệ

người nghèo trong tong nhóm nghề nghiệp giảm đi chứ không phải do có sự

chuyển dịch trong cơ cấu nghề nghiệp.

Bảng 1: Tình trạng nghề nghiệp và việc làm của người nghèo năm 1998

Tỷ lệ nghèo %



15



tổng số dân số



nghèo (%)



Nghề nghiệp chính:



Tỷ lệ trong



tổng số người



Đặc điểm



Tỷ lệ trong



%



-Nông nghiệp



48



79



61



-Chế tạo



26



9



13



-Dịch vụ bán hàng



13



3



9



-Nhân viên văn phòng



10



2



7



-Nghề khác



6



0



1



-Nghỉ hưu



26



4



6



-Những người khác không làm



30



3



4



37



100



100



việc

Tổng cộng



Nguồn: VLSS 98, Tổng cục thống kê (1999)

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy đói nghèo là một hiện tượng mang tính

đặc thù của nông thôn, các tính toán về tỷ lệ nghèo theo nghề nghiệp và theo

loại chủ lao động cũng chỉ ra rằng những người sống ở dưới ngưỡng nghèo

thường là thành viên của hộ có chủ hộ là nông thôn tự do. Trong năm 1998 gần

80% người nghèo làm việc trong nông nghiệp và là những người lao động tự

do.

Khả năng có được một dạng thu nhập ổ định nào đó từ công ăn việc

làm hay từ các khoản chuyển nhượng của phúc lợi xã hội được xem là một

chỉ tiêu vô cùng quan trọng để đánh giá mức sống của các hộ. Phần lớn các

hộ nghèo được phỏng vấn đều có lao động chính trong gia đình làm việc

trong các khu vực không chính thức và do vậy các hộ này sống dựa vào

những khoản thu nhập rất bất thường.

2.1.2. Người nghèo thường có trình độ học vấn thấp, thiếu kĩ năng làm việc

và thông tin:

Tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ học vấn tăng lên và gần 90% số

nghèo là những người chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn.



16



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

×