1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn hóa - Lịch sử >

Các dự án nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.84 KB, 91 trang )


- Chương trình môi trường quốc gia XĐGN, chương trình 133

- Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi

vùng sâu vùng xa, chương trình 135

- Chương trình xây dựng các trung tâm xã.

- Chính sách trợ, cước trợ giá.

- Các dự án quốc tế VIE 96 – 101, RAS/93/103

- Theo quyết định số 133/1998-QĐ/TTG ngày 23-07-1998 của thủ tướng

chính phủ đã xác định 9 dự án thành phần. Mỗi dự án cần có nguồn lực

và biện pháp triển khai cụ thể.

1.1. Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và sắp xếp dân cư.

Hiện nay, kết cấu hạ tầng ở Việt Nam nói chung thuộc diện vừa thiếu

vừa yếu về chất lượng, chưa đảm bảo điều kiện cho phát triển các ngành

kinh tế, khắc phục các vấn đề kinh tế xã hội, chưa tạo được mô trường

thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự án xây dựng kết cấu

hạ tầng chọn lọc ra các xã thấp nhất về sáu công trình kết cấu hạ tầng:

Đường ô tô, điện đến trung tâm xã, nước sạch sinh hoạt, trường học, trạm

xã, chợ. Trước mắt ưu tiên các nguồn lực cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa,

và các vùng đồng bào dân tộc ít người, căn cứ kháng chiến vùng biên giới

hải đảo. Muốn vậy, với cuộc xây dựng kết cấu hạ tầng phải sắp xếp lại dân

cư để đảm bảo môi trường và nội dung của dự án, cần huy động nhiều

nguồn lực trong dân bằng lao động công ích, tự nguyện, đóng góp của các

cơ quan, tổ chức đoàn thể, cá nhân các thành phần kinh tế. Ngân sách Nhà

nước hỗ trợ một phần cho các xã nghèo để xây dựng các công trình kết cấu

hạ tầng tuỳ từng nơi sẽ có tỉ lệ hỗ trợ thích hợp. Chủ yếu bằng việc cung

cấp các loại vật liệu xây dựng và trợ cấp một phần tiền công cho người lao

động tại các công trình. Nhà nước nơi có điều kiện có thể đầu tư bằng

nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.

Tuy vậy, Nhà nước chỉ tập trung vào vùng sâu, vùng có những khó

khăn, có yêu cầu kinh phí lớn. Những vùng có điều kiện thuận lợi thì huyện

42



xã trực tiếp huy động nguồn lực tại chỗ thực hiện là chính, Nhà nước hỗ trợ

một phần kinh phí.

1.2. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và phát triển ngành nghề.

Nhiều năm qua tình hình sử dụng đất có nhiều biến động, diện tích đất

nông nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng, nhất là các vùng đồng bằng. Diện tích

đất rừng che phủ ngày càng giảm, tình trạng này càng trở nên trầm trọng

hơn.

Để khắc phục tình trạng này, dự án tiến hành điều tra kê khai đánh giá lại

hiện trạng đất đai, điều chỉnh lại ruộng đất cho nông dân nghèo chưa có

ruộng và chưa đủ đất canh tác, thu hồi phần diện tích đã cung cấp không

đúng đối tượng, mục đích, chính sách, đất sử dụng không có hiệu quả.

Tổ chức khai hoang phục hoá, nới rộng qũi đất sản xuất, đảm bảo cho các

hộ nông dân nghèo thực sự có nhu cầu và khả năng sản xuất nhưng chưa

được giao đất, hoặc giao đất chưa đủ thì được giao đất để sản xuất. Những

vùng có ít ruộng đất, nhà nước hỗ trợ điều kiện và phương tiện sản xuất để

phát triển ngành nghề, dịch vụ hoặc vận động họ đến những vùng kinh tế

mới. Đối với đồng bào nghèo ở khu vực thành thị có thể giúp đỡ họ về mặt

bằng để sản xuất hoặc cho vay vốn để mua tư liệu sản xuất tạo việc làm.

1.3. Dự án tín dụng cho người nghèo.

Có thể nói khá nhiều các hộ nghèo còn nhu cầu vay vốn có được nguồn

vốn hỗ trợ ban đầu đời sống các hộ nghèo sẽ được cải thiện đáng kể.

Thực tế cho thấy rằng, đối với các hộ nghèo ở vùng nông thôn đều được

hỗ trợ vay vốn từ 1,5 đến 2 triệu đồng thì có thể khá lên rất nhanh trong

vòng 1 đến 2 năm. Nhà nước đã hình thành ngân hàng phục vụ người nghèo

có thể đáp ứng phần nào nhu cầu vay vốn của người nghèo. Tăng qui mô

cho vay, đa dạng phương thức vay, tạo điều kiện thuận lợi cho vay trả lãi

suất ưu đãi, cơ chế phù hợp. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ

chế chính sách phù hợp nhằm mở rộng diện hộ nghèo được vay vốn.



43



Theo dự án, sẽ hình thành quĩ xoá đói giảm nghèo và tăng qui mô

phạm vi cho vay. Đa dạng hoá các hình thức huy động và cho vay vốn. Huy

động các nguồn lực trong nước, những tiềm năng trong dân cư, trong các tổ

chức kinh tế xã hội, đồng thời tranh thủ các nguồn viện trợ Chính phủ, phi

Chính phủ, kiều bào nước ngoài tham gia đóng góp quĩ này.

1.4. Dự án hỗ trợ về giáo dục:

Những năm trở lại đây Nhà nước đã cố gắng rất nhiều trong việc đẩy

mạnh công tác hoàn thiện trường lớp và tăng cường đội ngũ giáo viên. Tuy

nhiên, tình trạng lớp học tranh tre nứa lá vẫn vẫn rải rác đâu đó, tình trạng

học sinh bỏ học còn có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ

vẫn còn là vấn đề nổi cộm… Dự án hỗ trợ giáo dục nhằm cải thiện từng

bước những bức xúc trong giáo dục.

ược miễn giảm học phí và những khoản đóng góp bằng tiền để xây dựng

học đường. Học sinh bậc tiểu học được mượn sách giáo khoa và cấp không

sách vở. Đối với hộ quá khó khăn được xét cấp học bổng. Học sinh là con

em các hộ nghèo, nhất là con em các dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới,

hải đảo được ưu tiên xét chọn vào các trường dân tộc nội trú, các trường

Đại học, Cao đẳng và xét cấp học bổng hàng năm.

Để đạt được các các mục tiêu về số lượng và chất lượng trước mắt ưu

tiên các nguồn lực để củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp trang

thiết bị dạy và học. Hoàn thiện chương trình giảng dạy và sách giáo khoa.

Phát huy cao độ khả năng huy động đầy đủ các nguồn lực trong và ngoài

nước, tập trung cho các vùng sâu và vùng xa, khó khăn.

1.5 Dự án hỗ trợ về y tế:

Chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng là công việc cần thiết của Nhà nước

và xã hội, nó đòi hỏi phải có hệ thống chính sách cơ chế cùng với hàng loạt

các giải pháp, biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của dự án, chỉ

tập trung vào việc hỗ trợ y tế cho người nghèo ở xa trung tâm y tế lớn.

Trước hết cần củng cố y tế cơ sở gắn liền và gần gũi với cộng đồng. Cần

44



được trang bị đủ phương tiện khám và chữa bệnh tối thiểu, đội ngũ cán bộ y

tế đủ về số lượng và từng bước được nâng cao về chất lượng.

Người nghèo sẽ được giảm viện phí và các khoản đóng góp khi khám

chữa bệnh tại bệnh viện và các cơ sở y tế của Nhà nước. Nhà nước có

phương thức thích hợp để khám và chữa bệnh cung ứng thuốc men cho

người nghèo. Phát huy các loại hình chữa bệnh dân gian, truyền thống của

địa phương. Động viên các lực lượng y tế tham gia khám, chữa bệnh tự

nguyện cho người nghèo. Người nghèo được cấp thẻ khám chữa bệnh và

bảo hiểm y tế.

1.6 Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông – lâm ngư.

Do nguyên nhân khác nhau, người nghèo thường không có nghề 90%

số người nghèo không có điều kiện nắm bắt những kiến thức về sản xuất

nông lâm ngư nghiệp để năng suất lao động thấp, làm không đủ ăn. Mục

tiêu của dự án là đối với chủ hộ là phụ nữ được tiếp cận kĩ thuật mới, được

phổ biến cách làm ăn, dạy nghề để có thể tự mình sản xuất có hiệu quả hơn,

biết chi tiêu sinh hoạt ở gia đình hợp lí hơn.

Việc hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kĩ thuật cho hộ nghèo chủ

yếu dựa vào nguồn lực tại chỗ, tại cộng đồng thôn xóm, bản làng và bằng

những động tác trực quan thực tế. Ngoài ra sẽ vận động hộ làm ăn khá hơn

phổ biến kinh nghiệm, hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo, hộ nghèo.

Tổ chức các trung tâm khuyến nông, lâm ngư, chú trọng tổ chức các lớp đào

tạo, huấn luyện các cán bộ chủ chốt đặc biệt là của các xã, huyện làm nòng

cốt cho việc thực hiện nhiệm vụ này. Tăng cường hiệu quả công tác tổ chức

tuyên truyền để hướng dẫn bằng các phương tiện thông tin đaị chúng hướng

dẫn từ xa.

Nguồn kinh phí cho các hoạt động này sẽ được huy động từ nhiều

nguồn: ngân sách nhà nước, nguồn hợp tác quốc tế, viện trợ quốc tế, các tổ

chức cá nhân trong và ngoài nước.

45



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

×