1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn hóa - Lịch sử >

Tác động của xoá đói giảm nghèo đến đời sống của vùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.84 KB, 91 trang )


Trong phong trào xoá đói giảm nghèo đã xuất hiện nhiều cách làm hay,

nhiều mô hình mới … Kết quả là đời sống vật chất và tinh thần của đa số

người nghèo đỡ khó khăn hơn, số hộ nghèo gỉam đáng kể. Điều đó tác

động đến kinh tế xã hội của vùng.

3.1. Về phát triển kinh tế .

Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng

công nghiệp và dịch vụ từng bước giảm tỷ trọng nông nghiệp khai thác

được một phần lợi thế của vùng về tiềm năng đất đai và khoáng sản để

phát triển kinh tế.

Bảng 17: Cơ cấu kinh tế của vùng thời gian qua

Năm

Nông nghiệp



1990

57,3



1995

51,5



1999

36,7



Công nghiệp



16,7



20,5



24



Dịch vụ



26



28



39,3



Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư



a) Phát triển nông- lâm nghiệp và nông thôn:

Thời kỳ 1990–2000, chủ trương phát triển nông–lâm nghiệp của vùng

miền núi phía Bắc là chú trọng phát triển nông lâm nghiệp đáp ứng các mục

tiêu về bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, đảm bảo an ninh lương

thực và mở rộng sản xuất một số nông sản hàng hoá có thế mạnh phục vụ

chế biến xuất khẩu. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước đồng bào đã áp dụng

kỹ thuật cải tiến biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

vật nuôi nên sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển đáp ứng được một

phần đáng kể nhu cầu lương thực thực phẩm tại chỗ cho nhân dân tăng thu

nhập cải thiện đời sống nhân dân trong vùng. Đưa năng suất lúa cạn tăng



49



đáng kể, đồng thời mở rộng diện tích lúa lên hai vụ và tăng diện tích nương

trên vùng cao.

Một trong những nội dung của công tác xoá đói giảm nghèo là công tác

định canh định cư. Ngoài các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

tác động chung đến các địa phương miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu

số thì Thủ Tướng Chính phủ đã có quyết định dành riêng cho vùng đó là

quyết định số 960/TTg ngày 24/12/1996 về định hướng dài hạn và kế hoach

5 năm 1996-2000 phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phiá Bắc. Mục

tiêu của công tác này là cơ bản chấm dứt được tình trạng du canh du cư, phá

rừng làm nương rẫy, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, trồng, bảo vệ, tái

sinh được rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng cây cây công nghiệp dài ngày,

cây ăn quả, cơ bản giảm được số hộ nghèo, không còn đói giáp hạt. Số hộ

ổn định giai đoạn 2000-2005 là 80.000 hộ, hình thành các thôn, bản, cụm

dân cư, trung tâm xã …Củng cố được khối đoàn kết giữa các dân tộc, củng

cố đảm bảo an ninh quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ.

b)



Về kinh tế cửa khẩu:

Vùng miền nuí phía Bắc có lợi thế về kinh tế cửa khẩu, hiện nay các



cửa khẩu quốc tế và quốc gia được áp dụng thí điểm chính sách đầu tư mới

nhằm đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển thương mại đường biên, tăng cường

các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tạo

điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội vùng biên giới, góp phần

tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh và cả nước, từ đó đời sống nhân dân

trong vùng được nâng lên đáng kể.

3.2. Về giáo dục – y tế – văn hoá xã hội.

a.



Về giáo dục:

Giáo dục là một nội dung quan trọng trong thực hiện xoá đói giảm



nghèo. Với chủ trương xây dựng các trường tiểu học tuyến xã, mở rộng mô

hình các trường dân tộc nội trú cấp huyện và tỉnh để đào tạo cán bộ là con

em đồng bào dân tộc đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài ở chính địa

50



phương. Đến nay tất cả các xã ở trong khu vực đều đã có trường, lớp tiểu

học, hầu hết các tỉnh có trường nội trú. Năm học 2000-2001 toàn vùng có

2,9 triệu học sinh đến trường chiếm 83% số người trong độ tuổi đi học.

Trong những năm qua, sự nghiệp phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc và

miền núi đã đạt đựoc những thành tựu đáng tự hào. Hệ thống trường giáo

dục phổ thông, hệ bổ túc văn hoá, xoá nạn mù chữ cũng đã được xây dựng

ở khắp các huyện, xã trong vùng. Hàng năm đã cung cấp trên 2000 cán bộ

có trình độ về phục vụ ở các địa phương.

Hệ thống các trường nội trú cũng phát triển nhanh như ở Lai Châu từ

chỗ chưa có một trường nào trong năm 1990 đến nay đã có 90 trường

được thành lập, bên cạnh đó quy mô các trường phổ thông dân tộc nội

trú cũng tăng lên nhanh chóng (gấp đôi so với năm 1990). Đi đôi với

mở rộng quy mô thì cơ sở vật chất của hầu hết các trường học đều được

nâng cấp đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn ngành, nhiều trường học tuyến xã

được xây dựng mới có chỗ ở cho giáo viên, học sinh nội trú, chất lượng

dạy và học được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cũng

được các tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng. Các tỉnh đều có trường trung

học và cao đẳng đào tạo nghiệp vụ cung cấp các cán bộ cho các lĩnh vực

quan trọng như: giáo dục, y tế cần phát triển ở địa phương. Tuy nhiên

công tác dạy nghề còn chậm được mở rộng và đào tạo nghiệp vụ có quy

mô liên tỉnh ở khu vực chậm được xem xét.

b.



Về y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng:

Mạng lưới y tế các cấp của vùng núi phía Bắc luôn được củng cố và mở



rộng, đặc biệt là tuyến trạm cụm xã. Đến nay trong vùng đã có 430 trạm y

tế có Bác sỹ phục vụ với gần 30 nghìn giường bệnh, 8316 thôn bản có y tá

thường trực. Ngoài ra còn có các chương trình bảo vệ sức khoẻ nhân dân

như: cấp muối iốt để phòng bệnh biếu cổ, cấp thuốc sốt rét, tuyên truyền kế

hoạch hoá gia đình cũng được các bộ y tế tiến hành ở các xã theo định kỳ.

Nhờ đó mà tỷ lệ trẻ sơ sinh chết yểu, tỷ lệ người mắc các bệnh hàng năm đã

51



giảm xuống. Tuy nhiên các bệnh viện tỉnh và huyện đã được quan tâm đầu

tư nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở xây dựng bên ngoài, trang thiết bị bên

trong phần lớn là cũ kỹ lạc hậu và thiếu thốn. Cho nên, cùng với việc xây

dựng mạng lưới y tế thôn bản và cấp xã trong thời gian tới cần có chính

sách đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô khám chữa bệnh của các bệnh viện

tuyến tỉnh và huyện.

c) Về văn hoá xã hội:

Các chương trình như: chương trình 327, chường trình giải quyết việc làm,

định canh định cư, hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, tín dụng cho

vay của ngân hàng phục vụ người nghèo …đã tạo nhiều việc làm mới cho

các hộ nghèo chủ yếu là đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa

góp phần sản xuất thêm nhiều nông sản hàng hoá cung cấp cho thị trường

tại chỗ và đưa về các tỉnh miền xuôi. Giải quyết được việc làm nên thu nhập

được tăng lên, giảm đáng kể các tệ nạn xã hội trong vùng.

Đồng thời để thực hiện thành công công tác xoá đói giảm nghèo thì phải

phiển hệ thống kết cấu hạ tầng. Vì người nghèo sống ở vùng nông thôn,

vùng sâu, vùng xa- nơi có kết cấu hạ tầng thầp kém, đường sá đi lại khó

khăn nên họ khó có điều kiện tiếp cận với cộng đồng bên ngoài. Cần ưu tiên

đầu tư cho hệ thống giao thông thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt và mở rộng

từng phần mạng lưới điện.

Về giao thông, đến nay hệ thống các tuyến đường chiến lược quan trọng

nối giữa các trung tâm kinh tế và dân cư trong khu vực với nhau và với bên

ngoài đã được nâng cấp và tu bổ thường xuyên đảm bảo cho lưu thông hàng

hoá và hành khách thông suốt. Mạng lưới giao thông nông thôn do vốn đầu

tư không quá lớn đồng thời lại huy động được sức lao động của nhân dân

các địa phương tham gia xây dựng nên được mở rộng rất nhanh. Trung bình

mỗi năm toàn vùng mở mới được 2200-2500 km đuờng nông thôn các loại,

năm 1999 đã mở mới dược trên 2300 km đường. Giảm bớt số xã chưa có

đường ô tô dến trung tâm xã xuống còn 161 xã.

52



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

×