1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Dịch vụ - Du lịch >

Bảng 27: Trả lời sẽ quay trở lại Huế hay không?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.45 KB, 100 trang )


Chương tiếp theo chúng ta sẽ đề ra một số biện pháp đẩy mạnh sự phát triển du

lịch nội địa của Thừa Thiên Huế trong thời gian tới .



Chương IV: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

NỘI ĐỊA CỦA THỪA THIÊN HUẾ

I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA THỪA THIÊN HUẾ

1. Thuận lợi:

- Phát triển du lịch nội địa của Thừa Thiên - Huế trong bối cảnh đất nước

có nhiều thuận lợi: Nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, tình hình chính

trị và an ninh xã hội được giữ vững ổn định, do đó du cầu du lịch của người dân

ngày càng tăng , lượng khách du lịch nội địa ngày càng tăng lên trong cả nước nói

chung và lượng khách du lịch nội địa đến Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua

cũng tăng nhanh. Nhu cầu du lịch nội địa đang phát triển một cách nhanh chóng là

một mảnh đất màu mỡ để du lịch nội địa của Thừa Thiên - Huế không ngừng phát

triển trong thời gian tới.

- Luật du lịch Việt Nam đã được Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua

và được thực hiện từ tháng 1/2006 nhằm điều chỉnh hoạt động du lịch theo hướng

đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, an toàn xã

hội, môi trường sinh thái, phát huy bản sắc truyền thống dân tộc, tăng cường quản

lý hoạt động du lịch bằng pháp luật, đảm bảo cho du lịch phát triển ốn định.



74



- Xét về vị trí của du lịch Thừa Thiên - Huế trong mối tương quan phát

triển du lịch cả nước: Thừa Thiên - Huế có vị trí địa lý rất thuận lợi, có hệ thống

giao thông tương đối phát triển về cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường

hàng không. Thừa Thiên - Huế là vị trí trung chuyển nối liền hai vùng du lịch cả

nước là Bắc bộ và Bắc Trung bộ, nối với vùng Nam Trung bộ và Nam bộ, lại nằm

trên tuyến đường du lịch xuyên Việt. Tất cả những lợi thế này tạo điều kiện thuận

lợi cho du lịch nội địa của Thừa Thiên - Huế phát triển.

- Đối với Thừa Thiên - Huế, là tỉnh được đánh giá có nhiều tiềm năng du

lịch, quần thể di tích lịch sử của Triều Nguyễn và Nhã nhạc cung đình Huế đã

được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới, điều này tạo ra sức hút mạnh

mẽ khách đối với khách du lịch. Bên cạnh tiềm năng về du lịch văn hóa, Thừa

Thiên - Huế còn có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang

được ưa chuộng hiện nay. Ngoài ra với sự hợp tác quốc tế, sự quan tâm của nhà

nước, sự quyết quyết tâm của toàn thể nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, các kỳ

Festival Huế ( tổ chức 2 năm/lần ) được tổ chức từ năm 2000 đã thực sự để lại ấn

tượng tốt đẹp cho khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa. Điều này

sẽ đưa Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng đầu tiên của cả nước và tạo điều

kiện rất nhiều để Huế thu hút khách du lịch nội địa.

- Công tác chỉnh trang đô thị, gìn giữ môi trường, cảnh quan ở Huế được

quan tâm đầu tư hơn nên bộ mặt của thành phố trở nên khang trang và sạch đẹp

hơn. Một số công trình lớn của thành phố Huế đã được thực hiện nhằm chỉnh trang

bộ mặt của một đô thị du lịch như dự án đường tránh thành phố Huế được xây

dựng quanh thành phố, chấm dứt tình trạng các loại xe cơ ôtô, xe vận tải vận hành

trong thành phố du lịch có di sản văn hoá thế giới.

- Trong thời gian qua, sở kế hoạch đầu tư, sở du lịch và một số ban ngành

hữa quan đã nghiên cứu soạn thảo một số chính sách khuyến khích các thành phần

kinh tế đầu tư vào phát triển du lịch như: chính sánh ưu đãi về giá cho thuê đất, về

75



thuế, về vay vốn đối với các dự án mới, các dự án ở vùng xa, các chính sánh ưu

đãi đối với hàng thủ công mỹ nghệ.

- Về hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch đã mang lại một hiệu quả tích

cực , góp phần to lớn trong việc phát triển thương hiệu của du lịch Huế trên thị

trường du lịch tại các địa phương trong cả nước. Các trang Web giới thiệu về du

lịch của Thừa Thiên - Huế luôn luôn được cập nhật những thông tin mới nhất cho

khách du lịch trong cả nước về tất cả các dịch vụ du lịch có trên địa bàn tỉnh, điều

này tạo điều kiện cho khách du lịch trong nước có đầy đủ những thông tin để an

tâm khi du lịch đến Huế. Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền giới thiệu về Huế

còn được chú trọng khai thác ở các diễn đàn, các hội nghị, hội thảo, các liên hoan

nghệ thuật trong cả nước.

2. Khó khăn:

Ngoài những thuận lợi như trên thì du lịch nội địa của Thừa Thiên - Huế

cũng gặp không ít khó khăn trong tiến trình phát triển:

- Hoạt động lữ hành của các công ty du lịch nội địa chúng ta còn yếu, do đó

chỉ mới khai thác lượng khách du lịch nội địa rất là nhỏ bé so với toàn bộ tiềm

năng khách du lịch nội địa đên Huế và so với các doanh nghiệp lữ hành ở các

thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các dịch vụ du lịch hỗ trợ cũng như các loại hình giải trí chưa đa dạng và

phong phú, Huế tuy là thành phố du lịch và là một trong ba trung tâm du lịch lớn

của cả nước tuy nhiên dịch vụ du lịch ở Huế còn ít về số lượng và kém về chất

lượng.

- Thành phố Huế còn thiếu các điểm cho du khách mua sắm, đến Huế du

khách có thể mua sắm tại chợ Đông Ba, các quầy lưu niệm dọc các đường Hùng

Vương, Lê Lợi và một số trục đường khác, sản phẩm lưu niệm chưa được phong



76



phú, chủ yếu là nón Huế, tôm chua, mè xững trong khi đó tiềm năng truyền thống

của các làng nghề nổi tiếng như Làng đúc đồng Phường Đúc, làng mộc Mỹ

Xuyên, làng nón Phú Cam... nhưng đều bị mai một hoặc quy hoạch làng nghề

chưa hoàn chỉnh nên chưa thực sự thu hút khách.

- Sản phẩm du lịch của Thừa Thiên - Huế dành cho khách nội địa hiện nay

chưa độc đáo, chủ yếu vẫn là sản phẩm du lịch văn hoá quên thuộc với khách du

lịch nội địa, đồng thời giá cả tương xứng với chất lượng và sự cạnh tranh. Tình

hình mất vệ sinh, hàng rong, ăn xin, chèo kéo khách ở các điểm du lịch vẫn còn

tồn tại và phổ biến. Chương trình du lịch còn nghèo nàn, nhiều năm liền vẫn chưa

có sự đổi mới khiến cho khách du lịch nội địa dễ nhàm chán.

- Công tác quảng bá tiếp thị thị trương du lịch nội địa của tỉnh Thừa Thiên Huế tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng so với các thành phố khác thì

chi phí dành cho tuyên truyền quảng bá vẫn còn hạn hẹp. Việc nghiên cứu nhu cầu

du lịch thị trường trong nước còn thiếu thông tin, công tác dự báo thị trường còn

kém.

- Năng lực, trình độ của đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ chưa ngang

tầm, chưa hoà nhập kịp với tiến trình phát triển của ngành công nghiệp du lịch

trong cả nước. Trình độ dân trí chưa đồng đều đã làm ảnh hưởng xấu đến chất

lượng phục vụ tại các khu, điểm du lịch.

- Công tác xây dựng chiến lược phát triển du lịch và quản lý du lịch thông

qua hệ thống quy hoạch du lịch từ tổng thể đến chi tiết còn thiếu đồng bộ và thiếu

sự liên kết chặt chẽ, bất cập, chồng chéo, thiếu sự phối hợp giữa các ngành trong

quy hoạch phát triển du lịch nên gây ra sự phát triển lệch hướng của một số điểm

du lịch, dẫn đến hiệu quả thấp.

- Phát triển du lịch nội địa thiếu sự phối hợp liên vùng vùng liên ngành

trong việc khai thác tài nguyên du lịch, phát triển các sản phẩm mới.

77



- Tình hình thiên tai, bão lụt , dịch bệnh đã có ảnh hưởng nhất định đến

lượng khách du lịch nội địa và việc tổ chức các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó,

trong nền kinh tế thị trường hiện nay du lịch nội địa của Thừa Thiên - Huế còn gặp

nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh gay gắt với các địa phương có tiềm năng du

lịch trên cả nước.

Như vậy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch nội địa,

vấn đề đặt ra là chúng chúng ta phải biết tận dụng những thuận lợi đang có và

khắc phục những khó khăn tồn tại thì mới có thể giữ vững và phát triển thị trường

du lịch nội địa đang rất sôi động.

II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA

TRONG TƯƠNG LAI

Để xác định số lượng khách du lịch nội địa đến Huế trong vài năm tới,

chúng chúng ta dùng phương pháp hồi quy tương quan để xác định hàm xu thế. Để

đơn giản chúng ta chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng khách với nhân tố

thời gian từ năm 2001 đến năm 2005 mà loại trừ đi sự ảnh hưởng của các nhân tố

khác, hàm xu thế có dạng:

Y = a + b*t

( xem phụ lục 2 )

YNĐ = 215500 + 81500*t

Y2006 = 704500



( lượt khách )



Y2007 = 786000 ( lượt khách )

Y2008 = 867500



( lượt khách )



Y2009 = 949000



( lượt khách )

78



Y2010 = 1030500 ( lượt khách )

Dựa vào phương pháp hồi quy và kết hợp tiềm năng, thuận lợi và khó khăn

du lịch nội địa của Thừa Thiên -Huế trong việc phát triển chúng ta có 2 phương án

dự báo sự phát triển khách du lịch nội địa của Thừa Thiên -Huế trong thời gian tới.

Bảng 26 : Dự báo xu hướng phát triển khách du lịch nội địa của Thừa Thiên

-Huế

Tăng



Phương án

Phương án 1

Phương án 2



704500

761000



2007



786000

841000



2008



867500

921000



2009



949000

1001000



2010



1030500

1081000



quân



tuyệt đối (



tương đối



LK )



2006



Tăng bình



bình quân



Năm



(%)



65200

80000



10

9,2



Phương án 1 là phương án dự báo phát triển xu hướng khách du lịch theo

phương pháp hồi quy, không tính đến những yếu tố tác động bên ngoài. Phương án

dự báo từ 2006 đến 2010 mức tăng trưởng khách du lịch nội địa bình quân mỗi

năm là 10% tương đương 65200 lượt khách.

Phương án 2 là phương án có tính đến tiềm năng, thuận lợi và khó khăn của

của du lịch nội địa Thừa Thiên -Huế nên mức tăng trưởng bình quân mỗi năm từ

2006 đến 2010 là 80000 lượt khách hay 9,2%/năm kể từ 2006.

Từ dự báo trên thì đặt ra cho du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian phải

có những đầu tư hợp lý phát triển cơ sở hạ tầng và kỹ thuật du lịch, phát triển

nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn về cả chất lượng và số lượng để đáp ứng nhu cầu du

lịch nội địa đang tăng qua các năm . Bên cạnh đó du lịch Thừa Thiên Huế cũng

phải đưa ra các chính sách và biện pháp thu hút khách du lịch nội địa.



79



III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐẾN

HUẾ

Trong những năm gần đây, ngành du lịch trong cả nước diễn ra rất sôi

động, địa phương nào trong cả nước cũng có tài nguyên du lịch phong phú thu hút

khách du lịch trong và ngoài nước.Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm

du lịch có thương hiệu mạnh của cả nước, tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường

đầy biến động thì du lịch Thừa Thiên - Huế cũng không nằm ngoài vòng xoáy

cạnh tranh tranh khốc liệt với các địa phương khác. Do vậy, để có thể củng cố và

phát triển thị phần du lịch nội địa của mình, Thừa Thiên - Huế cần có các chính

sánh và biện pháp thu hút khách du lịch nội địa.

1. Chính sách thị trường

1.1. Thị trường mục tiêu

Thị trường du lịch nội địa của Việt Nam là thị trường tiềm năng rất với dân

số hơn 81 triệu người, tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay

thì số người có khả năng đi du lịch vẫn còn ít và chủ yếu là tập trung ở thành thị,

trong khi đó gần 70% dân số của nước ta sống ở nông thôn. Vì vậy, xác định thị

trường mục tiêu của du lịch nội địa nên tập trung dân cư tại các thành phố lớn.

Thị trường mục tiêu của du lịch Thừa Thiên - Huế trong thời gian tới nên

tập trung mạnh vào các phân khúc thị trường như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí

Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Đây là những trung tâm kinh tế, văn hoá lớn mạnh

nhất Việt Nam, nhu cầu du lịch của người dân càng ngày càng phát triển, bên cạnh

đó khả năng chi trả của khách du lịch của các địa phương này rất cao. Việc xác

định rõ thị trường mục tiêu này giúp cho du lịch Thừa Thiên - Huế dễ dàng tập

trung nguồn lực nghiên cứu nhu cầu du lịch khách du lịch tại các địa phương này

nhằm phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất.



80



1.2. Thị trường tiềm năng

Thị trường tiềm năng của du lịch nội địa của Thừa Thiên - Huế rất là to lớn,

vì du lịch Thừa Thiên - Huế rất nổi tiếng trong cả nước. Tuy nhiên cần phải xác

định rõ những phân khúc thị trường du lịch tiềm năng.

Thị trường tiềm năng của du lịch nội địa nổi trội nhất chính là các tỉnh,

thành phố có khoảng cách địa lý gần Thừa Thiên - Huế. Từ Thừa Thiên - Huế vào

phía Nam có Quảng Nam, Quảng Ngãi và ra phía Bắc có Quảng Trị, Quảng Bình,

Hà Tỉnh, Nghệ An. Vì Các địa phương này có khoảng cách không xa so với Thừa

Thiên - Huế, nên nhu cầu du lịch cũng dễ dàng thực hiện hơn do tốn ít chi phí di

chuyển. Tuy nhiên, những địa phương này người dân có nhu cầu du lịch và khả

năng chi trả không cao. Trong tương lai, khi nền kinh tế ở các địa phương này có

những chuyển biến tích cực thì cần tập trung khai thác mạnh hơn.

2. Chính sách sản phẩm

Phần lớn khách du lịch nội địa đến Huế chủ yếu là đi du lịch văn hoá với

các sản phẩm chính như du lịch lễ hội, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực, du lịch

tham quan danh lam thắng cảnh và di tịch lịch sử văn hoá. Để củng cố việc tiêu

thụ các sản phẩm truyền thống này thì cần có những biện pháp sau:

- Tiếp tục bảo tồn và nâng cấp quần thể di tích lịch sử - văn hóa của Huế.Có

thể nói rằng quần thể di tích lịch sử - văn hoá Huế đã tạo ra một bản sắc đặc trưng

cho du lịch của Thừa Thiên - Huế, thu hút khách du lịch mọi miền đất nước đến

tìm hiểu và khám phá. Đặc biệt quan trọng nhất trong quần thể di tích lịch - văn

hóa này chính là các điểm du lịch nổi tiếng tập trung chủ yếu trong khu vực cố đô

Huế như kinh thành Đại Nội, Chùa Linh Mụ, các điểm tham quan dọc sông

Hương, hệ thống lăng tẩm nhà Nguyễn... Đây là những điểm du lịch cần phải

thường xuyên bảo tồn và nâng cấp. Tuy nhiên, trong điều kiện vốn đầu tư cho việc

bảo tồn và nâng cấp các công trình di tích lịch sử - văn hoá vẫn còn hạn hẹp, nên

81



chỉ tập trung vào một số di tích trọng điểm mang đặc trưng nhất của du lịch Huế

nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của vốn đầu tư.

- Cần phải có các chính sách giá vé ở các điểm tham quan phù hợp với thu

nhập của khách du lịch nội địa. Đồng thời cũng phải có những chính sánh khuyến

mãi giảm giá vé tham quan cho các đối tượng học sinh, sinh viên ( giảm 50% so

với giá vé bình thường ), và có thể giảm giá vé tuỳ vào số lượng mua nhiều để thu

hút các cơ quan đoàn thể tổ chức những chuyến du lịch tham quan cho công nhân

viên chức.

- Nhà vườn Huế là một sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế, khách du lịch

nội địa rất muốn tham quan và tìm hiểu về nhà vườn Huế. Tuy nhiên, các chuyến

tham quan nhà vườn vẫn chưa để lại ấn tượng sâu sắc cho khách du lịch, do đó cần

phải có những cải tiến mới lạ hơn. Chẳng hạn du khách vừa có thể tham quan nhà

vườn đồng thời cũng có thể tìm hiểu các công việc chăm sóc vườn thông qua sự

hướng dẫn của những người làm vườn, du khách có thể tham gia một số công việc

giản đơn của việc chăm sóc vườn như là tỉa cành, trồng cây mới v.v... Những công

việc chăm sóc vườn đơn giản nhất cũng có thể mang lại một sự thích thú cho

khách du lịch. Bên cạnh đó, các nhà vườn cũng nên có một khu vực bày bán

những sản phẩm cây cảnh, cá cảnh mang đặc trưng nhà vườn Huế để khách du

lịch mua làm quà lưu niệm trong chuyến tham quan nhà vườn, điều này vừa mang

lại hiệu quả kinh tế cao vừa để lại cho du khách những ấn tượng sâu sắc trong

chuyến đi.

- Phải phát triển mạnh hơn loại hình du lịch làng nghề. Ở Huế có rất nhiều

làng nghề nổi tiếng như Làng đúc đồng Phường Đúc, làng mộc Mỹ Xuyên, làng

nón Phú Cam v.v... Đối với loại hình du lịch làng nghề này thì cần phải cho khách

du lịch tham gia thực hiện một số công đoạn đơn giản để làm ra sản phẩm. Điều

này chẳng những giúp cho du khách hiểu rõ công việc của các làng nghề một cách

dễ dàng mà còn mang lại cho họ sự hứng thú khi tham quan làng nghề. Bên cạnh

82



đó, ở các cơ sở của làng nghề cần có những gian hàng bày các sản phẩm hoàn

chỉnh để khách du lịch mua làm quà lưu niệm.

- Đối với những dịch vụ bổ sung mang đậm đặc trưng của du lịch Huế như

du thuyền nghe ca Huế trên sông Hương, tiệc cơm vua thì vẫn cần có những quy

định chặt chẽ nhằm thiết lập một số quy chuẩn chung cho các dịch vụ này, nhằm

làm cho chất lượng các dịch vụ này tốt nhất và ổn định nhất ở tất cả các nhà cung

cấp dịch vụ.

- Cần phải xoá bỏ tình trạng ăn xin, đeo bám khách du lịch tại các điểm du

lịch, gây cho du khách sự khó chịu trong chuyến đi. Để thực hiện việc này cần

cấm tất cả những hiện tượng ăn xin và buôn bán hàng rong tại các điểm du lịch,

bên cạnh đó phải có những quy hoạch hợp lý đối với các hàng quán, các cửa hàng

lưu niệm để mang lại cho khách du lịch một sự dễ chịu và thoải mái. Ngoài ra , ở

các điểm du lịch cần xây dựng các nhà vệ sinh công cộng sạch đẹp để phục vụ nhu

cần thiết của du khách. Đây là một việc làm không lớn nhưng lại mang cho du

khách sự thoải mái.

Ngoài du lịch văn hóa thì Thừa Thiên - Huế còn có nhiều tiềm năng và tài

nguyên du lịch để thực hiện các loại hình du lịch khác phục vụ khách nội địa:

- Đối với loại hình du lịch biển, Thừa Thiên - Huế có nhiều bãi biển đẹp và

nổi tiếng như biển Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô. Biển Thuận An ở gần trung

tâm thành phố nên mùa hè thu hút lượng khách du lịch nội địa rất lớn. Tuy nhiên,

ở bãi biển này hiện tượng bán rong đeo bám khách vẫn còn phổ biến, cần phải xoá

hẳn tình trạng này để khách du lịch cảm thấy thoả mái hơn khi đi tắm biển. Để có

thể giải quyết vấn đề này thì cũng rất khó, vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống của

nhiều người dân địa phương. Vì vậy cũng nên cho những người bán rong tiếp tục

bán, nhưng phải có kế hoạch thành lập một đội chuyên kiểm tra các hành vi đeo

bám khách nhai nhẳng của những người bán hàng rong, đối với những người này



83



phải có biện pháp phạt hành chính hoặc là cấm bán một thời gian, như vậy mới có

thể tổ chức buôn bán hàng rong trên biển có trật tự hơn, tạo cho du khách cảm giác

an tâm và thoả mái hơn. Đối với các bãi biển xa thành phố như biển Cảnh Dương,

Lăng Cô thì phải có tuyến xe buýt từ thành phố và ngược lại để khách du lịch nội

địa có thể dễ dàng đến với biển. Đối với nhiều du khách nội địa thì họ nhu cầu đi

tắm biển một thời gian ngắn trong vài tiếng đồng hồ rồi sau đó quay trở về thành

phố để thực hiện các dịch vụ khác như lưu trú, giải trí ở thành phố. Do đó xe buýt

là phương tiện rất tiện lợi và rẻ để du khách đến với các bãi biển như Lăng Cô,

Cảnh Dương. Hơn nữa, nếu có thêm tuyến xe buýt thì sẽ thu hút thêm lượng khách

của thành phố Huế vào các dịp du lịch cuối tuần là rất tốt. Bên cạnh đó, các bãi

biển cũng phải đầu tư thêm nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí trên biển phong phú và

mới lạ như lướt ván trên biển, đi ca nô, ca nô dù bay v.v... mới có sức lôi cuốn thu

hút khách du lịch nội địa.

- Vườn quốc gia Bạch Mã là một điểm du lịch nghỉ núi rất nổi tiếng, tuy

nhiên Bạch Mã vẫn chưa thật sự thu hút khách du lịch nội địa dù rằng có rất nhiều

người muốn đến Bạch Mã để du lịch. Thứ nhất là Bạch Mã khá xa thành phố, nên

phải hình thành một tuyến xe buýt để tạo điều kiện thuận cho du khách đi đến

Bạch Mã và trở về thành phố một cách dễ dàng. Thứ hai, cần phải đa dạng hoá các

loại lưu trú mới lạ tại khu du lịch nghỉ núi sinh thái này, ví dụ như là cho thuê các

lều trại để du khách có thể cắm trại tại các khu vực có quy hoạch của khu du lịch

Bạch Mã. Đây có thể là một dịch vụ lý tưởng thu hút nhiều du khách trẻ tuổi.

- Đối với du lịch sinh thái thì cần phải hoàn thiện và tổ chức thường xuyên

hơn tuyến du lịch Huế xanh, đây là tuyến du lịch thường chỉ tổ chức ở các dịp

Festival rồi sau đó không còn nhắc đến nữa. Đây là tuyến du lịch sinh thái xung

quanh thành phố nên nó rất thuận lợi cho du khách, đồng thời nó cũng mang lại

cho du khách những cảm giác thư thái trong bầu không khí trong lành. Còn đối với

các tuyến du lịch sinh thái Nam Đông, A Lưới thì cần phải hoàn thiện hơn cơ sở



84



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

×