1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Dịch vụ - Du lịch >

I. Khái niệm về du lịch và khách du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.45 KB, 100 trang )


2. Khái niệm về khách du lịch

+ Theo khoản 1, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi

du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để

nhận thu nhập ở nơi đến”

+ Theo Tổ chức du lịch thế giới (WTO) , thì:

Một số đặc trưng của du khách:

- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình

- Không đi du lịch mục đích kinh tế

- Rời khỏi nơi cư trú trêm 24 giờ

- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến địa điểm đến ( 30, 40 hoặc

50 dặm) tùy vào khái niệm của từng nước.

• Du khách quốc tế

Năm 1963 tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Roma, Ủy ban

thống nhất:

“ Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một số nước khác ngoài nơi

cư trú của mình với bất cứ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập

từ nước được viếng thăm”

Năm 1989, “ Tuyên bố của Lahaye về du lịch” của Hội nghị liên minh

Quốc hội về du lịch:

Khách du lịch quốc tế là những người:

Trên đường đi thăm một hoặc một số nước khác với nước mà họ cư

trú thường xuyên.

Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi

không quá thời gian 3 tháng, nếu trên 3 tháng thì phải xin phép gia hạn.

Không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý

muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở tại.

Sau khi kết thúc đợt tham quan ( hay lưu trú) phải rời khỏi nước đến

để về nước nơi cư trú của mình hoặc đến một nước khác.

Theo định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới (WTO): “ Khách du lịch quốc

tế là những người viếng thăm một nước ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình

trong thời gian 24 giờ nhưng không vượt quá một năm và không nhằm mục đích

kiếm tiền”



4



Khoản 3, điều 34, Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa như sau: “Khách du

lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt

Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước

ngoài du lịch”

• Du khách nội địa

Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về khách du lịch nội địa

như sau: “Khách du lịch nội địa là những người cư trú trong nước, không kể quốc

tịch thăm viếng một nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24

giờ cho một mục đích nào đó ngoài việc hành nghề để kiếm tiền tại nơi được viếng

thăm”.

Theo khoản 2, điều 43, Luật Du lịch Việt Nam: “ Khách du lịch nội địa là

công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong

phạm vi lãnh thổ Việt Nam” .

II. Các loại hình du lịch

Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn , cho phép chúng ta

xác định được thế mạnh của cơ sở du lịch, từ đó có thể xác định được cơ cấu

khách hàng mục tiêu của điểm du lịch. Nó được phân theo các tiêu thức sau:

1. Căn cứ vào động cơ của khách du lịch :

Loại này nhằm thỏa mãn những nhu cầu cần mở rộng sự hiểu biết về nghệ

thuật, phong tục tập quán của người dân nơi họ đến, tình hình kinh tế xã hội của

nứớc họ đến thăm…

- Du lịch lịch sử :

Nhằm tìm hiểu về lịch sử một quốc gia, một dân tộc… qua việc đưa khách

đến nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử, các viện bảo tàng lịch sử, các di tích cách

mạng…

- Du lịch sinh thái

Nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của khách du lịch, thường là

vùng mà thiên nhiên được bảo vệ tốt, chưa bị ô nhiễm, có sự tham gia của người

dân địa phương, có ý thức và mang tính giáo dục cao.

- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí :



5



Nhằm hưởng thụ sự vui chơi, giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc, để

phục hồi thể lực, tinh thần cho con người.

- Các loại hình du lịch thuần túy về nhu cầu thể chất và tinh thần của

khách du lịch như du lịch thể thao, du lịch chữa bệnh, du lịch hành hương tôn

giáo, du lịch hoài niệm,…

- Du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo: vừa đi công tác kết hợp với giải trí,

vui chơi

- Du lịch mang tính xã hội như viếng thăm bạn bè, người thân, dự lễ cưới…

- Du lịch quá cảnh.

Thông thường người đi du lịch với nhiều nhu cầu nảy sinh khác nhau nên

thường có sự kết hợp của một vài thể loại du lịch cùng một lúc.

2. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi.

- Du lịch quốc tế: là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch

và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua biên giới và

tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.

- Du lịch nội địa : là hình thức đi du lịch và cư trú của công dân trong một

nước đến địa phương khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình.

3. Căn cứ vào phương tiện đi lại .

- Du lịch bằng ôtô.

- Du lịch bằng xe máy.

- Du lịch bằng tàu thủy.

- Du lịch bằng xe đạp, xe máy…

4. Căn cứ vào loại hình du lịch .

- Du lịch nghỉ biển.

- Du lịch nghỉ núi.

- Du lịch nông thôn.



6



- Du lịch thăm quan thành phố.

5. Căn cứ vào phương tiện lưu trú .

- Du lịch ở khách sạn.

- Du lịch ở nhà trọ.

- Du lịch camping, bungalow.

- Du lịch ở làng du lịch,…

6. Căn cứ vào độ tuối của khách du lịch .

- Du lịch thanh thiếu niên.

- Du lịch gia đình.

- Du lịch dành cho những người cao tuổi.

- Du lịch dành cho những người bị khuyết tật.

- Du lịch tình thương dành cho các trại trẻ mồ côi.

7. Căn cứ vào cách thức tổ chức .

- Du lịch theo các đoàn thể, công đoàn…

- Du lịch cá nhân.



III. Thị trường du lịch

1. Bản chất và nội dung của khái niệm thị trường du lịch.

Để đảm bảo cho các hoạt động trong du lịch không bị ách tắc thì các dịch

vụ phải được tạo ra các hàng hóa dưới nhiều dạng sẽ được mua và bán, và phải

được tiêu dùng. Nhưng quá trình mua và bán chỉ có thể diễn ra trên thị trường. Vì

vậy du lịch cũng tồn tại trong thị trường chung đó.

Có thể biểu diễn thị trường du lịch trong mối quan hệ với thị trường bằng

sơ đồ sau (xem sơ đồ 1). Tuy nhiên việc phân định ranh giới giữa các thị trường

thành phần này là rất khó. Ranh giới giữa chúng không cố định mà linh hoạt, có

những vùng đan xen lẫn nhau giữa các thị trường, tác động qua lại và ảnh hưởng

lẫn nhau.

7



Thị trường

Thị trường tư liệu

sản xuất



Thị trường tư liệu

tiêu dùng



Thị trường du lịch



Thị trường khác



Sơ đồ1: Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung

Dưới góc độ của các nhà kinh doanh du lịch thì thị trường du lịch là các

nhóm khách hàng đang có mong muốn và sức mua sản phẩm du lịch nhưng chưa

được đáp ứng.

Tuy nhiên, nói về thị trường du lịch không chỉ nói riêng về cung hoặc cầu

mà cùng lúc phải có cả hai thành phần thị trường nói trên cũng như các mối quan

hệ giữa chúng.

Như vậy về bản chất, thị trường du lịch được coi là bộ phận cấu thành

tương đối đặc biệt của thị trường hàng hóa nói chung. Chúng ta có thể hiểu thị

trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản phẩm và lưu

thông hàng hóa, dịch vụ du lịch phản ánh toàn bộ quan hệ giữa người mua và

người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ

thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.

2. Đặc điểm của thị trường du lịch.

Thị trường du lịch có đầy đủ đặc điểm như thị trường ở các lĩnh vực khác.

Ngoài ra nó còn có những đặc trưng riêng làm cho thị trường du lịch có tính độc

lập tương đối so với thị trường hàng hóa. Đó là:

- Xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hóa nói chung.

- Việc mua , bán sản phẩm du lịch chỉ được thực hiện tại điểm du lịch, nơi

“sản xuất” hàng hóa du lịch.

- Trên thị trường du lịch, cung-cầu chủ yếu là dịch vụ.

- Quan hệ mua bán trên thị trường du lịch là quan hệ mua bán gián tiếp.

- Đối tượng mua, bán trên thị trường du lịch rất đa dạng và đặc biệt.

- Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán kéo dài kể từ khi khách

du lịch quyết định mua hàng đến khi khách hàng trở về nơi cư trú của mình.



8



- Sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ, không bán được sẽ không có

giá trị và không thể lưu kho.

- Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt.

IV. Một số vấn đề về kinh doanh du lịch.

Kinh doanh du lịch là kinh doanh các dịch vụ, cung cấp các sản phẩm du

lịch cho du khách và đồng thời như mọi ngành khác mục tiêu hàng đầu của kinh

doanh du lịch vẫn là lợi nhuận.

Điều 38 của Luật Du lịch Việt quy định về ngành, nghề kinh doanh du lịch:

“ Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành nghề sau:

1. Kinh doanh lữ hành;

2. Kinh doanh lưu trú du lịch;

3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;

4.Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;

5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.”

1. Các loại hình kinh doanh du lịch

1.1. Kinh doanh lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế

Theo quyết định 60 QĐ/DL ngày 29/04/1995 của Tổng cục du lịch Việt

Nam :

- “ Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng , bán các

chương trình trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút

khách nước ngoài đến Việt Nam, và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư

trú ở Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài. Thực hiện các chương trình đã bán hoặc

ký hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa”.

- “ Doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, bán, tổ chức và

thực hiện các chương trình du lịch nội địa; nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ và

chương trình du lịch”.

1.2. Kinh doanh dịch vụ lưu trú



9



Lưu trú là nhu cầu cơ bản, thiết yếu của khách du lịch trong mỗi chuyến đi.

Lưu trú ( ăn, nghỉ ngơi ) dù không phải là mục đích chuyến đi nhưng khi đến một

điểm du lịch, khách du lịch tìm đều tìm đến các cơ sở lưu trú trước tiên. Do đó,

kinh doanh dịch vụ lưu trú là một bộ phận không thể thiếu trong kinh doanh dịch

vụ du lịch. Doanh thu từ bộ phận này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kinh doanh du

lịch ( từ 20%-40% hoặc có thể cao hơn nữa tùy vào từng nước, từng đơn vị). Tham

gia hoạt động kinh doanh lưu trú là khách sạn, motel, villa, bungalow, làng du

lịch, khu cắm trại…

1.3. Kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch

Ở một khía cạnh nào đó thì nhu cầu du lịch là nhu cầu đi lại, do đó phương

tiện vận chuyển là không thể thiếu. Dịch vụ vận chuyển nhằm đưa khách từ nơi cư

trú đến điểm du lịch, hoặc từ điểm du lịch này đến điểm du lịch khác. Các phương

tiện vận chuyển này là: máy bay, ôtô, tàu hỏa, xe máy, xe đạp., thuyền du lịch,…

1.4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch

Theo khoản 1, điều 67, Luật Du lịch Việt Nam quy định:

“Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn,

nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên tiềm năng vào khai thác;

phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du

lịch, cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch.”

1.5. Kinh doanh các dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ đã nêu trên thì các doanh nghiệp du lịch còn kinh doanh

thêm một số dịch vụ khác có liên quan: kinh doanh các dịch vụ giải trí, bán hàng

lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ.

Kinh doanh lữ hành



Kinh doanh lưu trú



Kinh doanh du lịch



Kinh doanh phát

triển khu du lịch,

điểm du lịch

Kinh doanh khác…



Kinh doanh vận chuyển



10



Sơ đồ 2 : Các loại hình kinh dịch vụ du lịch

2. Một số cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành

2.1. Các loại công ty lữ hành

Có nhiều cách phân loại công ty lữ hành. Mỗi quốc gia có một cách phân

loại phù hợp với hoạt động du lịch. Các tiêu thức thường dùng để phân loại bao

gồm :

-



Sản phẩm chủ yếu của công ty lữ: dịch vụ trung gian, dịch vụ trọn gói…

Phạm vi hoạt động của công ty lữ hành

Quy mô và phương thức hoạt động của công ty lữ hành

Quan hệ của công ty lữ hành với khách du lịch



Tại Việt Nam các công ty lữ hành được chia làm hai loại cơ bản là doanh

nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa của Tổng cục du lịch Việt

Nam trên cơ sở phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Các quy định này nhằm đảm

bảo cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có đủ các điều kiện cần thiết như kinh

nghiệm (ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong kinh doanh lữ hành nội địa ), uy tín, có

vốn kinh doanh theo quy định của nhà nước đội ngũ hướng dẫn viên… Từ đó hạn

chế những hậu quả bất lợi cho doanh nghiệp nói riêng và du lịch Việt Nam nói

chung.

Hiện nay cách phân loại chủ yếu của các công ty lữ hành được áp dụng hầu

hết các nước trên thế giới được thể hiện ở sơ đồ sau :



11



CÁC CÔNG TY LỮ

HÀNH



CÁC ĐẠI LÝ DU LỊCH



Các đại

lý du

lịch bán

buôn



Các đại

lý du

lịch bán

lẽ



Các

điểm

bán độc

lập



- Các công ty lữ hành

- Các công ty du lịch



Các công

ty lữ hành

tổng

hợp



Các công ty

lữ hành

nhận khách



Các công ty lữ

hành quốc tế



Các công ty

lữ hành gửi

khách



Các công ty lữ

hành nội địa



Sơ đồ 3: Phân loại các công ty lữ hành

Các đại lý du lịch là những công ty lữ hành mà hoạt động chủ yếu của

chúng là làm trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ và hàng hóa

dịch vụ. Các đại lý du lịch bán vé máy bay (chiếm phần lớn doanh số ) , bán các

chương trình du lịch, đăng ký chỗ trong khách sạn, bán vé xe lửa, tàu thủy, môi

giới thuê xe ôtô. Đây là hệ thống phân phối các sản phẩm du lịch, mà các đại lý du

lịch có vai trò gần giống như các văn phòng du lịch. Tại các nước phát triển bình

quân cứ 15000-20000 dân số có một đại lý du lịch, đảm bảo thuận tiện tới mức tối

đa cho khách du lịch.

Các đại lý du lịch bán buôn sản phẩm của nhà cung cấp với số lượng lớn có

mức giá rẻ, sau đó tiêu thụ qua hệ thống bán lẻ với mức giá công bố, phổ biến trên

thị trường . Các đại lý bán lẻ có thể là những nhà đại lý độc lập, đại lý độc quyền

hoặc tham gia vào các chuỗi của các đại lý bán buôn. Các điểm bán độc lập

thường do các công ty hàng không , tập đoàn khách sạn đứng ra tổ chức và bảo

lãnh cho hoạt động.

Các công ty lữ hành ( tại Việt Nam còn gọi là các công ty du lịch ) là những

công ty kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực du lịch trọn gói và khách sạn du lịch

tổng hợp. Các công ty lữ hành gửi khách thường được tổ chức (thành lập) tại các

12



nơi có nguồn khách lớn, nhằm thu hút trực tiếp khách du lịch, đưa họ đến các khu

du lịch nổi tiếng. Các công ty lữ hành nhận khách được thành lập gần các vùng

gần tài nguyên du lịch, chủ yếu nhằm đón nhận và tiến hành phục vụ khách du lịch

do các công ty du lịch gửi khách gửi tới.

Sự phối hợp của các công ty du lịch gửi khách và nhận khách là xu thế phổ

biến trong kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, những tập đoàn công ty du lịch lớn

thường đảm nhận cả hai khâu gửi khách và nhận khách. Điều đó có nghĩa là các

công ty này trực tiếp khai thác nguồn khách và đảm nhận cả việc tổ chức chương

trình du lịch. Đây là mô hình kinh doanh của các công ty du lịch tổng hợp có quy

mô lớn.

Ngoài ra căn cứ vào phạm vi hoạt động, người ta còn phân chia thành các

công ty lữ hành nội địa và các công ty lữ hành quốc tế.

Cần khẳng định một điều là sự phân loại này mang tính chất tương đối, bởi

vì các công ty lữ hành lớn có thể bao gồm một hệ thống các đại lý du lịch hoặc

ngược lại các đại lý du lịch lớn cũng tự tổ chức thực hiện những chương trình của

chính bản thân họ.

2.2. Vai trò của các công ty lữ hành

Các công ty lữ hành thực hiện các hoạt động sau đây nhằm thực hiện quan

hệ cung cầu du lịch :

- Tổ chức các hoạt động trung gian , bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà

cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành

mạng lưới phân phối sản phẩm của nhà cung cấp du lịch. Trên cơ sở đó, rút ngắn

và xóa bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với cơ sở kinh doanh du lịch.

- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này liên kết

các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí v.v…

thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách. Các

chương trình du lịch trọn gói sẽ xóa bỏ tất cả những khó khăn lo ngại của khách du

lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào thành công của chuyến đi.

- Các công ty lữ hành lớn, với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phong phú

từ các công ty hàng không tới chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng v.v…đảm bảo

phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Những tập đoàn lữ hành, du lịch mang tính chất toàn cầu se góp phần quyết định

tới xu hướng tiêu dùng du lịch trên thị trường hiện tại và trong tương lai.



13



Chúng ta có thể phát họa vai trò của các công ty lữ hành trong sơ đồ:

Kinh doanh lưu trú ăn uông

( Khách sạn, cửa hàng…)



Kinh doanh vận chuyển

( hàng không , ôtô…)

Tài nguyên du lịch

( thiên nhiên, nhân tạo…)



Các công ty

lữ hành du

lịch



Khách

du lịch



Các cơ quan du lịch vùng,

quốc gia



Sơ đồ 4: Vài trò các công ty hữ hành du lịch trong mối quan hệ cung cầu du

lịch.

2.3. Hệ thống các sản phẩm trong các công ty du lịch

Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến

sự phong phú, đa dạng các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành. Căn cứ vào

tính chất và nội dung có thể chia các sản phẩm của các công ty lữ hành thành ba

nhóm cơ bản:

2.3.1. Các dịch vụ trung gian

Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý cung cấp. Trong hoạt

động này, các đại lý thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các nhà sản xuất

tới khách du lịch. Các đại lý không tổ chức sản xuất các sản phẩm của bản thân đại

lý, mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hoạt một điểm bán sản phẩm của các nhà

sản xuất du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm:

-



Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay

Đặt chỗ và bán vé trên các phương tiện khác như; tàu thủy, đường sắt,

ôtô v.v…

Môi giới cho thuê xe ôtô

Môi giới và bán bảo hiểm

Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch

Đăng ký và đặt chỗ trong khách sạn

Các dịch vụ môi giới trung gian khác ( ví dụ như làm visa, hộ chiếu…)

14



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

×