Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 133 trang )
kỹ năng sống tốt nhằm phát huy tối đa năng lực cá nhân để các em trở thành
“một thế hệ trẻ ưu tú” sẵn sàng hòa nhập vào cuộc sống xã hội trong tương lai.
Tại VAS, học sinh được đào tạo nhằm đạt được những giá trị sau:
• Phát triển cá nhân toàn diện.
• Kiến thức nền tảng vững chắc.
• Trình độ học vấn và khả năng tiếng Anh đủ để hội nhập nền giáo dục thế
giới.
• Khả năng trình bày, lãnh đạo và làm việc theo nhóm.
• Tự tin, năng động, khao khát thành công.
• Trung thực, tôn trọng mình và mọi người.
• Trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
2.1.3. Chương trình học
Bên cạnh chương trình chính là văn hóa quốc gia, chương trình đào tạo bậc
tiểu học do Bộ GD-ĐT quy định, kết quả học tập và bằng cấp của trường Tiểu
học Dân lập Quốc tế Việt Úc được Bộ GD-ĐT công nhận ngang bằng với các
trường công lập, nhà trường còn giảng dạy nhiều chương trình hội nhập quốc tế
như: chương trình tiếng Anh (ESL), chương trình công nghệ thông tin và truyền
thông (ICT), bộ môn toán quốc tế, bộ môn giáo dục khoa học. Các chương trình
này nhằm chuẩn bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng cần thiết để chuyển tiếp
sang các trường tại Anh quốc, Hoa Kỳ và các nước nói Tiếng Anh. Ngoài ra, nhà
trường còn có nhiều chương trình năng khiếu nhằm giúp học sinh phát triển toàn
diện về thể chất, tinh thần, văn thể mỹ: giáo dục nghệ thuật, giáo dục âm nhạc,
giáo dục thể chất. Đặc biệt, chương trình giáo dục giá trị và kỹ năng sống của
nhà trường giúp học sinh nhận biết và hình thành các giá trị sống căn bản, phổ
quát trong mối liên hệ giữa hoài bão cá nhân và ý tưởng sống chuẩn mực của xã
hội. Từ đó, các em có thể suy ngẫm, lựa chọn, xây dựng và phát triển bản thân
theo những giá trị cốt lõi để làm kim chỉ nam cho mọi ứng xử xã hội.
31
2.1.4. Môi trường học tập
Trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc Tp.HCM có cơ sở vật chất hiện
đại, đáp ứng các qui chuẩn của quốc tế. Với sĩ số lớp hạn chế, trung bình mỗi lớp
18 học sinh, giúp giáo viên quan tâm tới từng em, hướng dẫn các em ôn bài và
làm bài tập ngay tại lớp, nhờ đó việc học tập không bị căng thẳng, các em không
phải đi học thêm. Mỗi học sinh đều được chăm sóc chu đáo thông qua đội ngũ
giáo viên, bảo mẫu, nhân viên, bảo vệ. Chất lượng chăm sóc được thể hiện qua
từng bữa ăn, giấc ngủ, hoạt động vệ sinh, vui chơi, sinh hoạt hay học tập, để các
em có được sức khoẻ và phát triển thể chất lành mạnh nhất. Các bữa ăn của học
sinh được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với sự theo dõi của bác sĩ dinh
dưỡng do Công ty P. Dussmann (Đức) và công ty School Foods phụ trách. Ngoài
các chương trình khám sức khỏe định kỳ, các nhân viên y tế luôn có mặt thường
trực tại trường để giải quyết các vấn đề sức khỏe phát sinh. Nhà trường cũng có
đội ngũ chuyên gia tư vấn tâm lý để tư vấn cho học sinh khi cần thiết. Nhà
trường đặc biệt coi trọng việc duy trì mối liên lạc chặt chẽ với phụ huynh trong
việc chăm sóc và giáo dục các em.
2.1.5. Bằng cấp quốc tế
Với chương trình đào tạo và các liên kết quốc tế với tổ chức IELTS và
ICDL của nhà trường, ngoài bằng tốt nghiệp PTTH, học sinh sẽ đạt được các
bằng cấp quốc tế để vào học tại của các trường Đại học trên thế giới. Các chứng
chỉ quốc tế mà học sinh sẽ có được theo từng cấp lớp là:
1. Chứng chỉ năng lực Anh ngữ Cambridge Flyers, do Đại học Cambridge cấp,
cuối bậc tiểu học.
2. Chứng chỉ năng lực Anh ngữ IELTS General (phổ thông), theo thang điểm
5.0, do Tổ Chức IELTS Quốc tế cấp, cuối bậc phổ thông cơ sở.
3. Chứng chỉ năng lực Anh ngữ IELTS Academic (học thuật), theo thang điểm
6.0 - 6.5, do Tổ chức IELTS Quốc tế cấp, cuối bậc phổ thông trung học.
4. Chứng chỉ Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) Starter do Tổ chức
ICDL Quốc tế (Anh Quốc) cấp, ở cuối bậc phổ thông cơ sở.
32
5. Chứng chỉ Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) Full License do Tổ
chức ICDL Quốc tế (Anh Quốc) cấp, ở cuối bậc phổ thông trung học.
2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2.1 Dạng thiết kế
Đây là một nghiên cứu mang tính định tính được thiết kế theo dạng nghiên
cứu hồ sơ kết hợp với phương pháp so sánh giáo dục, phương pháp chuyên gia.
Tác giả sẽ sử dụng dạng thiết kế nghiên cứu định tính để nghiên cứu đặc
điểm của trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, nghiên cứu bộ tiêu chuẩn đánh
giá CLGD trường tiểu học của Việt Nam và các bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD
của một số nước tiến tiến trên thế giới. Dựa vào các kết quả thu thập được, tác giả
sẽ nghiên cứu đề xuất Bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá CLGD phù hợp với trường
tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, Tp. HCM.
2.2.2 Qui trình và phương pháp nghiên cứu
Hình 2.1: Qui trình nghiên cứu của đề tài
33
-
Xây dựng cơ sở lý luận và khung lý thuyết cho đề tài: nghiên cứu tài liệu.
-
Tìm những điểm chưa phù hợp trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu
học của Việt Nam đối với trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc: nghiên cứu
các văn bản qui định của Việt Nam về việc đánhh giá CLGD trường tiểu học,
nghiên cứu hồ sơ về trường Việt Úc kết hợp phỏng vấn cán bộ quản lý của
trường.
-
Tìm những điểm tương đồng và khác biệt giữa Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD
trường tiểu học của Việt Nam và các Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường
học của một số nước tiên tiến trên thế giới: nghiên cứu một số bộ tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng trường học của thế giới và so sánh với Bộ tiêu chuẩn của
Việt Nam.
-
Xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học dân lập quốc tế Việt
Úc, Tp.HCM: căn cứ vào khung lý thuyết, các tài liệu nghiên cứu được, kết hợp
phỏng vấn, hỏi ý kiến chuyên gia kiểm định, cán bộ quản lý, những người có
kinh nghiệm thực tế.
2.2.3 Mẫu nghiên cứu
Để có được những thông tin xác thực và giá trị cho đề tài, tác giả sẽ phỏng
vấn hiệu trưởng – quản lý cơ sở, người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt
động của cơ sở; hiệu phó chuyên môn – người chịu trách nhiệm về các hoạt động
giáo dục tại cơ sở và khảo sát ý kiến của tất cả giáo viên của một cơ sở.
2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng khung lý thuyết như một thang đo để đánh giá các bộ tiêu chuẩn
đánh giá CLGD.
Sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn sâu cán bộ quản lý của trường
Việt Úc về đặc điểm tình hình của trường (phụ lục 5).
Dùng phiếu lấy ý kiến để hỏi ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý và giáo viên
về Bộ tiêu chuẩn do đề tài xây dựng được (phụ lục 6, 7, 8).
2.2.5 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin
Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp thông tin.
34
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC
DÂN LẬP QUỐC TẾ VIỆT ÚC, TP. HỒ CHÍ MINH
Trong chương này, tác giả sẽ nghiên cứu một số bộ tiêu chuẩn đánh giá
CLGD trường học của một số tổ chức có uy tín trên thế giới. Trên cơ sở của khung
lý thuyết đã được xây dựng ở chương 1, tác giả so sánh bộ tiêu chuẩn đánh giá
CLGD trường tiểu học của Việt Nam với các bộ tiêu chuẩn đã đề cập ở trên để tìm
ra các điểm tương đồng và khác biệt. Tiếp theo, tác giả xem xét mô hình trường
tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra những điểm
chưa phù hợp trong bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của Việt Nam so
với đặc điểm thực tế của trường. Các kết quả thu được ở chương này sẽ làm cơ sở
để tác giả đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD dành cho trường tiểu học dân lập
quốc tế Việt Úc thành phố Hồ Chí Minh.
3.1 BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CLGD TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA VIỆT
NAM VÀ MỘT SỐ ĐIỂM KHÔNG PHÙ HỢP VỚI TRƯỜNG DÂN LẬP
QUỐC TẾ VIỆT ÚC, TP. HCM
3.1.1. Giới thiệu Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của Việt
Nam (Bộ GD&ĐT ban hành tháng 12/2012)
Năm 2011, Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường
tiểu học[25]. Bộ Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học này là căn cứ để xác định
nội dung, mức độ yêu cầu trong các hoạt động: kiểm định chất lượng giáo dục
trường tiểu học, đánh giá mức chất lượng tối thiểu của trường tiểu học, công
nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, công nhận trường tiểu học đạt tiêu
chuẩn trường học thân thiện, học sinh tích cực, thanh tra toàn diện nhà trường.
Vì đây là bộ tiêu chuẩn được áp dụng chung cho tất cả các trường tiểu học
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nên tất cả các tiêu chí đều là định tính.
35
Tháng 12 năm 2012, Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh
giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia[26]. Bộ tiêu chuẩn này là sự điều chỉnh của Bộ tiêu chuẩn công
nhận trường đạt chuẩn quốc gia trước đây dựa trên căn cứ là Bộ tiêu chuẩn
đánh giá CLGD tiểu học được ban hành năm 2011. Theo qui định của Bộ tiêu
chuẩn này thì các trường tiểu học sau khi kiểm định có thể đạt được một trong
3 mức sau:
− Trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu: là trường đáp ứng những yêu
cầu cơ bản để đảm bảo chất lượng phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học;
− Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: là trường đạt các tiêu chuẩn
cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các
hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu
học;
− Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2: là trường đạt các tiêu chuẩn
cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các
hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện mức độ cao hơn so với mức độ
1, tạo tiền đề tiếp cận với trình độ phát triển của trường tiểu học ở các nước
tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Căn cứ vào cách phân loại các mức độ chất lượng đạt được của bộ
GD&ĐT và đặc điểm tình hình của trường Tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc tp.
HCM, tác giả chọn Bộ tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
ở mức độ 2 để nghiên cứu. Kể từ đây, tác giả xin được gọi tắt Bộ tiêu chuẩn
này là Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của Việt Nam
Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của Việt Nam có tất cả 5
tiêu chuẩn đánh giá về các vấn đề: 1- Tổ chức và quản lý nhà trường; 2- Cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; 3- Cơ sở vật chất và trang thiết bị
dạy học; 4- Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; 5- Hoạt động giáo dục
và kết quả giáo dục. Các tiêu chuẩn trên được mô tả thành 29 tiêu chí với 98
chỉ số chi tiết bên trong. Như vậy, bộ tiêu chuẩn của Việt Nam đã đề ra cụ thể
36