1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 94 trang )


1.1.1 Lịch sử ra đời

Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ những đồ vật

quý cho những ngƣời chủ sở hữu, tránh gây mất mát. Đổi lại, ngƣời chủ sở

hữu phải trả cho ngƣời giữ một khoản tiền công. Khi công việc này mang lại

nhiều lợi ích cho những ngƣời gửi, các đồ vật cần gửi ngày càng đa dạng hơn,

và đại diện cho các vật có giá trị nhƣ vậy là tiền, dần dần, ngân hàng là nơi

giữ tiền cho những ngƣời giữ tiền. Khi xã hội phát triển, thƣơng mại phát triển,

nhu cầu về tiền ngày càng lớn, tức là phát sinh nhu cầu vay tiền ngày càng lớn

trong xã hội. Khi nắm trong tay một lƣợng tiền, những ngƣời giữ tiền nảy ra nhu

cầu cho vay số tiền đó, vì lƣợng tiền trong tay họ không bao giờ bị đòi cùng một

thời gian, tức là có độ chênh lệch lƣợng tiền cần gửi là lƣợng tiền cần rút của

ngƣời chủ sở hữu. Từ đó phát sinh nghiệp vụ đầu tiên nhƣng cơ bản nhất của

ngân hàng nói chung, đó là huy động vốn và cho vay vốn.

1.1.2 Quá trình phát triển

Từ thế kỷ XV đến nay, ngành ngân hàng đã trải qua những bƣớc tiến

dài và góp nhiều phát minh vĩ đại vào lịch sử phát triển của loài ngƣời. Có thể

chia thành 3 giai đoạn phát triển nhƣ sau:

Giai đoạn 1: Từ thế kỷ XV đến cuối XVIII

Hoạt động của giai đoạn này có những đặc trƣng sau:

Các ngân hàng hoạt động độc lập chƣa tạo một hệ thống chịu sự ràng

buộc và phụ thuộc lẫn nhau

Chức năng hoạt động của mỗi ngân hàng giống nhau, gồm nhận ký thác

của khách hàng, chiết khấu và cho vay, phát hành giấy bạc vào lƣu thông,

thực hiện các dịch vụ khác nhƣ chuyển tiển và đổi tiền…

Giai đoạn 2: Từ cuối thế kỷ XVIII đến XX

Mọi ngân hàng đều phát hành giấy bạc ngân hàng làm cản trở quá trình

phát triển của nền kinh tế, vì vậy từ đầu thế kỷ XIX, nghiệp vụ này đƣợc giao



cho một số ngân hàng lớn và về sau tập trung vào một ngân hàng duy nhất gọi

là ngân hàng phát hành, các ngân hàng còn lại chuyển thành ngân hàng

thƣơng mại.

Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỷ XX đến nay

Ngân hàng phát hành vẫn thuộc sở hữu tƣ nhân không cho nhà nƣớc

can thiệp thƣờng xuyên vào các hoạt động kinh tế thông qua các tác động của

nền kinh tế, các nƣớc đã quốc hữu hoá hàng loạt các ngân hàng phát hành từ

sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 đến năm 1933. Khái niệm ngân hàng

trung ƣơng đã thay thế ngân hàng phát hành với chức năng rộng hơn ngoài

nghiệp vụ phát hành và quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, góp phần thúc đẩy quá

trình phát triển tăng trƣởng kinh tế.

1.1.3 Hoạt động của ngân hàng thương mại

Chƣơng III của Luật tổ chức tín dụng nêu ra các hoạt động của tổ chức

tín dụng, trong đó chủ yếu là ngân hàng thƣơng mại, bao gồm:

1.1.3.1 Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn của ngân hàng

Đây là nghiệp vụ khởi đầu tạo điều kiện cho sự phát triển ngân hàng về

sau, khi NHTM đã hình thành và ổn định, các nghiệp vụ của nó đƣợc xen kẽ

lẫn nhau trong suốt quá trình hoạt động.

- Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: các NHTM thƣờng sử dụng

nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính dài hạn nhằm đảm bảo khả

năng đầu tƣ các khoản vốn dài hạn của ngân hàng vào nền kinh tế. Ngoài ra,

nghiệp vụ này còn giúp các ngân hàng thƣơng mại tăng cƣờng tính ổn định

vốn trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Nghiệp vụ đi vay: Sau khi sử dụng hết vốn, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng

đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng hoặc phải đáp ứng nhu cầu thanh toán

và chi trả của khách hàng, các NHTM có thể đi vay các NHTW, các NHTM

khác, vay ở thị trƣờng tiền tệ, vay các tổ chức kinh tế nƣớc ngoài,…Vốn đi



vay chỉ chiếm một tỷ trọng có thể chấp nhận đƣợc trong kết cấu nguồn vốn,

nhƣng nó rất cần thiết và có vị trí quan trọng để đảm bảo cho ngân hàng hoạt

động kinh doanh một cách bình thƣờng.

- Nghiệp vụ huy động vốn: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc huy động vốn

dƣới các hình thức sau:

+ Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dƣới

hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy

động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.

+ Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và

của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài.

+ Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng Nhà nƣớc.

+ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc

Ngoài ra các ngân hàng còn huy động vốn dƣới hình thức uỷ thác hay

đại lý cho các tổ chức cá nhân. Nhờ vào uy tín và nghiệp vụ của mình, các

ngân hàng thƣờng đƣợc các tổ chức hoặc cá nhân uỷ thác thực hiện thanh toán

tiền hoặc giải ngân vốn, làm đại lý khác.

1.1.3.2 Nghiệp vụ tài sản có

- Nghiệp vụ ngân quỹ: Để thực hiện đƣợc các dịch vụ thanh toán giữa

các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, ngân hàng thƣơng mại đƣợc mở các tài

khoản cho khách hàng trong và ngoài nƣớc. Để thực hiện thanh toán giữa các

ngân hàng với nhau thông qua ngân hàng Nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại

phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nƣớc nơi ngân hàng thƣơng mại

đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dƣ tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định.

Để đảm bảo khả năng thanh toán của mình, các Ngân hàng thƣờng

phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định mang tính pháp luật về đảm bảo

khả năng thanh toán của Ngân hàng trung ƣơng nhƣ: Tỷ lệ dự trữ bắt



buộc,…Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thƣơng mại

bao gồm các hoạt động sau:

. Cung cấp các phƣơng tiện thanh toán

. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc cho khách hàng

. Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ

. Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng

Nhà nƣớc

. Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi đƣợc ngân hàng Nhà nƣớc

cho phép

. Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng

. Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán

liên ngân hàng trong nƣớc

. Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi đƣợc ngân hàng Nhà nƣớc

cho phép

Mặc dù khoản vốn dùng cho nghiệp vụ này của Ngân hàng mang lại lợi

nhuận thấp hoặc không mang lại lợi nhuận nhƣng nó lại giúp ngân hàng

không bị mất khả năng thanh toán khi khách hàng gửi tiền hoặc rút tiền trƣớc

hạn, cũng nhƣ đảm bảo an toàn chung về hoạt động của từng ngân hàng

thƣơng mại.

- Nghiệp vụ tín dụng: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc cấp tín dụng cho tổ

chức, cá nhân dƣới các hình thức cho vay, chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ

có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định

của ngân hàng Nhà nƣớc. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt

động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chính cho các ngân

hàng. Nghiệp vụ này rất đa dạng về hình thức và phức tạp về nội dung. Ngân hàng

thƣơng mại đƣợc cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dƣới các hình thức sau:

+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh



doanh, dịch vụ và đời sống.

+ Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

Nghiệp vụ này mang tính rủi ro cao do chịu nhiều yếu tố tác động nhƣ:

kinh tế, chính trị, điều kiện tự nhiên…

Bảo lãnh: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh

toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo

lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với

ngƣời nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo

lãnh của một ngân hàng thƣơng mại không đƣợc vƣợt quá tỷ lệ so với vốn tự

có của ngân hàng thƣơng mại.

Chiết khấu: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc chiết khấu thƣơng phiếu

và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái

chiết khấu các thƣơng phiếu và giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức tín

dụng khác.

Cho thuê tài chính: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc hoạt động cho thuê tài

chính nhƣng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập,

tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo nghị định

của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

1.1.3.3



Nghiệp vụ kinh doanh khác



Để giảm rủi ro trong hoạt động, các ngân hàng thƣơng mại phải thực hiện

đa dạng hoá sản phẩm của mình nhƣ:

Góp vốn và mua cổ phần: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc dung vốn điều lệ và

quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng

khác trong nƣớc theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thƣơng mại còn

đƣợc góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nƣớc ngoài để thành lập

ngân hàng liên doanh.



Tham gia thị trường tiền tệ: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc tham gia thị

trƣờng tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, thông qua các hình thức

mua bán các công cụ của thị trƣờng tiền tệ.

Kinh doanh ngoại hối: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép trực tiếp kinh

doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị

trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế.

Ủy thác và nhận ủy thác: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc ủy thác hoặc nhận

ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả

việc quản lý tài sản, vốn đầu tƣ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo hợp

đồng ủy thác, đại lý.

Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc cung ứng dịch

vụ bảo hiểm, đƣợc thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh

bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Tư vấn tài chính: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc cung ứng các dịch vụ tƣ vấn

tài chính, tiền tệ cho khách hàng dƣới hình thức tƣ vấn trực tiếp hoặc thành lập

công ty tƣ vấn trực thuộc ngân hàng

Bảo quản vật quý giá: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc thực hiện dịch vụ bảo

quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên

quan theo quy định của pháp luật.

Tóm lại: các nghiệp vụ của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế thị

trƣờng vô cùng phong phú và phức tạp, chúng có mối quan hệ mật thiết với

nhau. Nghiệp vụ tài sản nợ quyết định đến quy mô và phạm vi hoạt động của

nghiệp vụ tài sản có. Mỗi nghiệp vụ đều là tiền đề, điều kiện để duy trì và

phát triển các nghiệp vụ khác.

Tuy vậy trong các nghiệp vụ của ngân hàng thƣơng mại thì nghiệp vụ

tín dụng vẫn là nghiệp vụ quan trọng nhất, là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu,

quyết định đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.



Đi đôi với việc phát triển hoạt động của nghiệp vụ tín dụng thì những

khó khăn mà ngân hàng gặp phải ngày càng nhiều và phức tạp. Để tăng cƣờng

chất lƣợng tín dụng, các ngân hàng thƣơng mại phải thƣờng xuyên đánh giá

rủi ro trong các hoạt động tín dụng của mình.

1.2 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại

Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các

nhà tƣ bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu

dùng hàng hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu sâu về sản xuất

hàng hóa tƣ bản chủ nghĩa và cạnh tranh tƣ bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện

ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tƣ bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ

suất lợi nhuận bình quân và qua đó hình thành nên hệ thống giá thị trƣờng.

Theo từ điển kinh doanh(xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh

trong cơ chế thị trƣờng đƣợc định nghĩa là: “Sự ganh đua, sự kình địch giữa

các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa

về phía mình”

Theo từ điển Bách khoa Việt nam(tập 1), cạnh tranh (trong kinh doanh)

là hoạt động tranh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa, giữa các thƣơng

nhân, nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối quan hệ cung cầu,

nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trƣờng có lợi nhất.

Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D Nordhaus trong cuốn

kinh tế học(xuất bản lần thứ 12) cho rằng: cạnh tranh là sự kình địch giữa các

doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trƣờng.

Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu đầy đủ về cạnh tranh nhƣ sau:

Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy

chiến thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự.

Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tƣợng cụ thể nào

đó mà các bên đều muốn giành giật (một cơ hội, một sản phẩm, một dự án…)



một loạt điều kiện có lợi (một thị trƣờng, một khách hàng…) mục đích cuối

cùng là kiếm đƣợc lợi nhuận cao.

Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trƣờng cụ thể, có các ràng

buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ nhƣ: đặc điểm sản phẩm, thị

trƣờng, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh…

Thứ tƣ, trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có

thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất

lƣợng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm(chính sách định giá thấp;

định giá cao; ổn định giá; định giá theo thị trƣờng; chính sách phân biệt giá;

bán phá giá); cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm(tổ chức các kênh

tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt; cạnh tranh thông qua hình

thức thanh toán..

Nhƣ vậy, khái niệm về cạnh tranh có thể tóm tắt ngắn gọn nhƣ sau:

“Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm

mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thƣờng là chiếm lĩnh

thị trƣờng, giành lấy khách hàng cũng nhƣ các điều kiện sản xuất , thị trƣờng

có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh

tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với

ngƣời tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”

Qua các khái niệm trên thì dù là khái niệm nào cũng thừa nhận cạnh

tranh là một hiện tƣợng kinh tế gắn liền với kinh tế thị trƣờng, chỉ xuất hiện

trong nền kinh tế thị trƣờng, nơi mà cung – cầu và giá cả hàng hóa là những

nhân tố cơ bản của thị trƣờng. Ngày nay các quốc gia trên thế giới đều công

nhận cạnh tranh là môi trƣờng tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh

phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức xã hội, là các

nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội. Kết quả cạnh

tranh sẽ xác định vị thế,quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi



tổ chức. Vì vậy các tổ chức đều cố gắng tìm cho mình một chiến lƣợc phù

hợp để chiến thắng trong cạnh tranh.

1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” là một khái niệm đƣợc sử dụng để đánh

giá cho tất cả các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia và cả khu vực liên quốc

gia. Nhƣng những mục tiêu cơ bản đƣợc đặt ra lại khác nhau phụ thuộc vào

những góc độ nghiên cứu khác nhau. Trong khi đối với một quốc gia mục tiêu là

nâng cao mức sống và phúc lợi cho ngƣời dân, thì đối với doanh nghiệp, mục

tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay

quốc tế. Có khá nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh nhƣng trong luận văn

này xin trích dẫn một số khái niệm tiêu biểu nhằm làm rõ hơn vấn đề này:

Theo báo cáo về đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu, năng lực cạnh

tranh đối với một quốc gia là “khả năng của nƣớc đó đạt đƣợc những thành

quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đƣợc các tỷ lệ tăng trƣởng

kinh tế cao đƣợc xác định bằng thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội(GDP)

trên đầu ngƣời theo thời gian”.

Báo cáo đầu tiên về Năng lực cạnh tranh Công nghiệp Châu Âu(CEC1996) cũng chỉ ra rằng, “năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng

quốc gia đó tạo ra mức tăng trƣởng phúc lợi cao và gia tăng mức sống cho

ngƣời dân của nƣớc mình”

Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và

phát triển kinh tế (OECD) lại đƣa ra một khái niệm về năng lực cạnh tranh, đó

là “Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, và vùng trong việc tạo

ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”

Theo Micheal Porter thì “Những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh

là những doanh nghiệp đạt đƣợc mức tiến bộ cao hơn mức trung bình về chất

lƣợng hàng hoá và dịch vụ và/hoặc có khả năng cắt giảm các chi phí tƣơng



đối cho phép họ tăng đƣợc lợi nhuận(doanh thu-chi phí) và/hoặc thị phần…”

Khái niệm trên đã phần nào phản ánh tƣơng đối toàn diện về năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp. Nó chỉ rõ mục tiêu của cạnh tranh và những đặc điểm

cơ bản của việc cạnh tranh thành công. Theo ông, để có thể cạnh tranh thành

công, các doanh nghiệp phải có đƣợc lợi thế cạnh tranh dƣới hình thức hoặc là

có chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hoá sản phẩm để

đạt đƣợc những mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các

doanh nghiệp cần ngày càng đạt đƣợc những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn,

qua đó có thể cung cấp những hàng hoá hay dịch vụ có chất lƣợng cao hơn

hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn.

1.2.2 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Trong bài viết “Đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam

trong quá trình hội nhập quốc tế” tác giả Đỗ Thị Minh Đức đã đƣa ra khái niệm

năng lực cạnh tranh của các NHTM nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh của một

NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng hiệu quả các lợi thế so sánh để giành thắng

lợi trong quá trình cạnh tranh với NHTM khác”. Nhƣ vậy, đây là một yếu tố năng

động, luôn đƣợc đặt trong sự phát triển liên tục. Các lợi thế so sánh (hiện có và

đƣợc tạo ra) chỉ là những yếu tố tiềm năng, điều quan trọng là các lợi thế này phải

đƣợc sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, đồng thời phải luôn đầu tƣ nhằm duy trì

và tăng cƣờng thêm năng lực một cách bền vững. Ngồi ra, cạnh tranh là một hoạt

động có chủ đích, do vậy năng lực cạnh tranh thƣờng gắn liền với kết quả hoạt

động cạnh tranh, tức là mức độ đạt đƣợc các mục tiêu cạnh tranh đã đặt ra.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Quy thì “Năng lực cạnh tranh của một ngân

hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế

nhằm duy trì và mở rộng thị phần; đạt đƣợc mức lợi nhuận cao hơn mức

trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an

toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vƣợt qua những biến động bất



lợi của môi trƣờng kinh doanh”.

Với khái niệm này thì PGS.TS Nguyễn Thị Quy đã đề cập đến năng lực

nội tại của một NHTM và mối quan hệ của nó với sự phát triển của của ngành

ngân hàng trên cơ sở tận dụng đƣợc lợi thế của mình nhằm đạt đƣợc lợi

nhuận cao hơn. Mặt khác, khái niệm trên cũng thể hiện sự linh hoạt trong

chiến lƣợc cạnh tranh của NHTM khi thích nghi và tận dụng những sự thay

đổi của môi trƣờng kinh doanh.

Từ những quan điểm trên, theo tôi, “Năng lực cạnh tranh của một NHTM

là khả năng tạo ra, sử dụng và duy trì lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh,

nhằm đứng vững và phát triển trong môi trƣờng kinh doanh luôn thay đổi”. Nó

bao gồm các yếu tố nội tại và ngoại sinh của ngân hàng tác động đến chiến lƣợc

cạnh tranh của ngân hàng đó. Từ đó, có thể tận dụng các cơ hội trên cơ sở phát

huy lợi thế của mình, đồng thời cũng khắc phục, hạn chế những tác động tiêu

cực của môi trƣờng kinh doanh đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đối với NHTM thì do sản phẩm của Ngân hàng mang tính đặc thù (kinh

doanh loại hàng hóa đặc biệt là tiền tệ) nên năng lực cạnh tranh cũng mang tính

đặc thù. Tuy nhiên NHTM cũng là một doanh nghiệp, cũng phải tính đến khả

năng tối đa hóa lợi nhuận do đó có thể định nghĩa: Năng lực cạnh tranh của

NHTM là khả năng huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực có giới hạn

nhằm mục đích đa dạng và nâng cao chất lƣợng, tiện ích các dịch vụ tài chính

ngân hàng, từ đó đảm bảo cho việc duy trì, phát triển lợi nhuận và thị phần.

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Hoạt động của các NHTM có ổn định và phát triển hay không, có

khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác hay không phụ thuộc không chỉ

vào bản thân các nguồn lực nội tại và hiện có của các ngân hàng nhƣ: tiềm

lực tài chính, công nghệ, chất lƣợng đội ngũ nguồn nhhân lực,..mà còn phụ

thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ những đối thủ cạnh tranh của chính các ngân



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

×