1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Xuất nhập khẩu >

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.06 KB, 50 trang )


Trường Đại học Thương Mại



Khoa Thương Mại Quốc Tế



đan nói riêng) rất nghiêm ngặt với những yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an

toàn của sản phẩm là còn nhằm bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Do đó, nghiên cứu các tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng mây

tre đan Việt Nam vào EU là việc làm cần thiết, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt

Nam định hướng các giải pháp đáp ứng các tiêu chuẩn đó để chiếm lĩnh thị trường

EU – một trong những thị trường tiềm năng nhất thế giới.

Trước thực trạng trên, tôi chọn đề tài: “Đáp ứng tiêu chuẩn môi trường

trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng mây tre đan sang thị trường EU của công

ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Đông Nam”. Là một vấn đề cấp thiết không

những có thể tìm ra hướng đi đúng đắn để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản

xuất và xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty, mà còn góp phần tăng sức

cạnh tranh và đưa mặt hàng mây tre đan- vốn là một mặt hàng truyền thống lâu đời

của Việt Nam ra thị trường thế giới.

1.2.



Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong những năm qua, do sự tác động mạnh mẽ của hệ thống các tiêu chuẩn



môi trường đã có hạn chế đáng kể đối với sản lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt

Nam. Trước sự cần thiết của việc tìm ra các biện pháp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn

môi trường đối với các hàng hóa xuất khẩu nói chung và mặt hàng mây tre đan nói

riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên do tính chất phức

tạp và thay đổi liên tục của hệ thống các tiêu chuẩn và phạm vi của các vấn đề

nghiên cứu còn hạn hẹp nên việc tìm ra những giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi

trường cho ngành hàng xuất khẩu cụ thể còn chưa đầy đủ.

Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu như:

- “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp vượt rào

cản kỹ thuật của các doanh nghiệp ở Việt Nam’, năm 2002, của Viện Nghiên cứu

Thương mại – Bộ thương mại. Đề tài này tập trung nghiên cứu các vấn đề về rào

cản kỹ thuật và các giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp Việt Nam. Đề tài

đi khá sâu về các vấn đề rào cản và làm sao để có giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên,

chính vì nghiên cứu về các rào cản kỹ thuật nên các tiêu chuẩn môi trường cũng

chưa được nghiên cứu sâu và bởi rằng sự thay đổi của thời gian là không ngừng, do

đó, cho tới thời điểm hiện tại, đề tài cũng có nhiều hạn chế.



2



Trường Đại học Thương Mại



Khoa Thương Mại Quốc Tế



- “Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ trong xuất khẩu hàng

thủy sản nước ta vào thị trường Hoa Kỳ” của PGS.TS Doãn Kế Bôn – Đại học

Thương Mại. Đề tài này, thầy Doãn Kế Bôn đã nghiên cứu rất sâu về rào cản kỹ

thuật và vệ sinh dịch tễ. Tuy nhiên, cũng như đề tài trên, nó chưa đi sâu vào nghiên

cứu tiêu chuẩn môi trường và mặt hàng được đề cập ở đây lại là thủy sản.

Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, cùng với xu hướng hội nhập kinh

tế thế giới, các rào cản thuế quan trên thế giới dần được giảm bớt, Việt Nam có

nhiều cơ hội hơn để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại

nhiều thách thức và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro do các nước ngày càng chú trọng

đến việc hoàn thiện hệ thống rào cản kỹ thuật của mình đặc biệt là các tiêu chuẩn

môi trường đối với mặt hàng mây tre đan để bảo hộ ngành sản xuất và người tiêu

dùng trong nước. Các công trình nghiên cứu về tiêu chuẩn môi trường giai đoạn này

được nhiều cá nhân tập trung nghiên cứu, giải quyết rất nhiều vướng mắc cho các

doanh nghiệp xuất khẩu, ví dụ như: : “Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật nhằm

thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU của Công ty

Artex Hà Nội” (sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng- K44E2- trường đại học Thương

Mại) hay “Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công

mỹ nghệ sang thị trường châu Âu của công ty cổ phần thương mại và đầu tư

Barotex Việt Nam.” (sinh viên Bùi Minh Đức- K44E3). Hiện chưa có đề tài nào tập

trung tìm ra giải pháp đáp ứng tiểu chuẩn môi trường cho sản xuất và xuất khẩu mặt

hàng mây tre đan sang thị trường EU cho doanh nghiệp xuất khẩu, do đó công ty

còn gặp rất nhiều vướng mắc trong quá trình đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong

xuất khẩu hàng mây tre đan vào thị trường này.

Đề tài: “Đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất và xuất khẩu mặt

hàng mây tre đan sang thị trường EU của công ty TNHH sản xuất và xuất nhập

khẩu Đông Nam”, lần đầu tiên được tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp

đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất và xuất khẩu sang thị trường EU đối

với mặt hàng mây tre đan của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

1.3.

-



Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chính như:

Đánh giá thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất và xuất

khẩu mặt hàng mây tre đan vào thị trường EU của công ty SIMEXCO;



3



Trường Đại học Thương Mại

-



Khoa Thương Mại Quốc Tế



Đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản

xuất và xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty SIMEXCO vào thị



1.4.



trường EU.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tiêu chuẩn môi trường của EU đối với mặt hàng



mây tre đan nhập khẩu củaViệt Nam nói chung và của SIMEXCO nói riêng.

1.5.

-



Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi sản xuất và xuất khẩu

sản phẩm mây tre đan sang thị trường EU tại công ty TNHH sản xuất và xuất



-



nhập khẩu Đông Nam.

Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu kinh doanh của công ty



-



trong ba năm 2010, 2011, 2012.

Phạm vi nội dung: phân tích các tiêu chuẩn môi trường mà công ty cần thực

hiện trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng mây tre đan sang thị trường EU và



công tác đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường đó tại công ty SIMEXCO.

1.6. Phương pháp nghiên cứu

1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

-



Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường

của EU đặt ra cho mặt hàng mây tre đan nhập khẩu, các quy định về tiêu

chuẩn môi trườngquốc tế…trong các tài liệu tham khảo như sách, báo,

internet…



-



Thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động đáp ứng tiêu chuẩn môi

trườngmà công ty đang áp dụng trong sản xuất và xuất khẩu đối với mặt

hàng mây tre đan sang thị trường EU…trong các tài liệu từ văn phòng

chuyên môn của Công ty SIMEXCO.



-



Thu thập thông tin liên quan đến tiêu chuẩn môi trường và việc đáp ứng tiêu

chuẩn môi trường trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng mây tre đan từ các

công trình nghiên cứu năm trước.



1.6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: chương trình phỏng vấn được tiến hành

với các trưởng phòng và nhân viên phòng xuất nhập khẩu tại công ty trong khoảng

thời gian 30 phút với mục đích thu thập thông tin liên quan đến thực trạng đáp ứng

tiêu chuẩn môi trường tại công ty, và các định hướng về giải pháp đáp ứng tiêu



4



Trường Đại học Thương Mại



Khoa Thương Mại Quốc Tế



chuẩn môi trường cho sản xuất và xuất khẩu mặt hàng mây tre sang EU những năm

tới.

1.6.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Từ các dữ liệu thu thập được qua các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp,

thu thập dữ liệu thứ cấp, phương pháp phân tích dữ liệu sẽ tiến hành phân tích các

dữ liệu đó, kết hợp với các kỹ năng phân tích để đưa ra được các hướng giải quyết

cho đề tài

1.7.



Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, từ viết tắt và các tài liệu



tham khảo, căn cứ vào yêu cầu thực hiện đề tài, nội dung của đề tài và mục tiêu mà

đề tài hướng đến, kết cấu của khóa luận bao gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Một số lý luận cơ bản về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng mây tre đan

Chương 3: Phân tích thực trạng của vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản

xuất và xuất khẩu mặt hàng mây tre đan sang thị trường EU của công ty TNHH sản

xuất và xuất nhập khẩu Đông Nam.

Chương 4: Một số giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất và xuất

khẩu mặt hàng mây tre đan sang thị trường EU của SIMEXCO.



Chương 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU

MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN

2.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1. Khái niệm mây tre đan

Mây tre từ bao đời nay đã gắn bó mật thiết với cuộc sống người dân Việt

Nam. Từ mây tre với bàn tay khéo léo, nhân dân ta đã làm ra những sản phẩm phục

vụ cho cuộc sống của chính mình- đó chính là mây tre đan. Ngày nay, cùng với sự

5



Trường Đại học Thương Mại



Khoa Thương Mại Quốc Tế



phát triển của công nghệ hiện đại, các sản phẩm mây tre đan cũng có những bước

tiến đáng kể, khẳng định được vị trí của mình.

Những sản phẩm từ mây tre đan không chỉ đơn giản là những chiếc rổ, giá,

mâm mây…mà còn có những sản phẩm được xử lý theo công nghệ hiện đại như

bàn ghế tre, tủ mây… Những sản phẩm mây tre đan đem lại không khí ấm áp trong

gia đình, sự thanh nhã và phù hợp với thẩm mĩ trong con mắt của người tiêu dùng.

2.1.2. Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng

tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động

mua bán trao đổi hàng hóa (bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình)

trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi,

hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của quốc gia hoặc thị trường nội

địa và khu chế xuất ở trong nước.

2.1.3. Khái niệm xuất khẩu mây tre đan

Từ việc tổng hợp các “khái niệm mây tre đan” và “khái niệm xuất khẩu” thì

chúng ta có thể đưa ra được khái niệm xuất khẩu mây tre đan như sau: xuất khẩu

mây tre đan là việc bán các sản phẩm từ tre cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng

tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc

gia hay đối với cả hai quốc gia.

2.1.4. Tiêu chuẩn môi trường và rào cản môi trường

*Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:

Theo luật bảo vệ môi trường của EU: Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho

phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của

chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định

làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.

Tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của

mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn là một công trình khoa học liên ngành, nó phản

ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế- xã hội có

tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các

nhóm chỉ tiêu:



6



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

×